Fraud Blocker Phương pháp xây dựng nhân cách từ sớm cho trẻ mầm non
Zalo OA icon
Phương pháp xây dựng nhân cách từ sớm cho trẻ mầm non
January 10, 2023

Phương pháp xây dựng nhân cách từ sớm cho trẻ mầm non

Xây dựng nhân cách từ sớm cho trẻ luôn là tiêu chí được cha mẹ và thầy cô ưu tiên lựa chọn trong việc giáo dục trẻ nên người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tiên học lễ, hậu học văn”, do đó, xây dựng nhân cách từ sớm có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của con trẻ. Phải luôn được quan tâm và chú trọng hàng đầu ngay từ những giai đoạn đầu đời.

Nhân cách sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của trẻ trong nhiều lĩnh vực. Mời quý phụ huynh cùng Trường Quốc Tế Saigon Pearl khám phá tầm quan trọng của việc giáo dục nhân cách từ sớm cho trẻ ở bài viết dưới đây.

Ngoài ra, phụ huynh có thể đặt lịch tham quan Trường Quốc Tế Saigon Pearl để tìm hiểu chi tiết hơn về quá trình xây dựng nhân cách từ sớm cho trẻ tại ISSP:

Việc xây dựng nhân cách từ sớm cho trẻ mang lại những lợi ích gì?

Nhân cách của trẻ được hình thành dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố như khả năng giao tiếp, ứng xử, suy nghĩ và thái độ, tinh thần chịu trách nhiệm, trung thực và trí tuệ,… Việc xây dựng nhân cách từ sớm đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và thành công của một đứa trẻ trong tương lai. Vậy việc xây dựng nhân cách từ sớm cho trẻ mang lại những lợi ích gì?

Giúp bé biết yêu thương, đồng cảm và quan tâm hơn

Lúc còn nhỏ, lòng nhân ái trong trẻ đã được hình thành. Tuy nhiên, ở thời điểm nhạy cảm này, trẻ cần có sự trợ giúp của các thành viên trong gia đình. Để trẻ có thể nuôi dưỡng và rèn luyện loại tình cảm này một cách đúng đắn. Những đứa trẻ được cha mẹ chăm sóc và yêu thương thường là người cộng tác rất tốt. Là người có đạo đức, có tấm lòng vị tha và biết cách quan tâm đến cảm nhận và suy nghĩ của người khác.

Thông qua cách ứng xử của mọi người xung quanh, trẻ em thường quan sát, học và làm theo. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên yêu thương và quan tâm con trẻ dưới nhiều phương diện khác nhau để xây dựng nhân cách từ sớm cho trẻ. Chẳng hạn như quan tâm đến nhu cầu thể chất và tình cảm của bé. Xây dựng và duy trì một mái ấm gia đình ổn định và hạnh phúc, tôn trọng sở thích và quyết định của bé.

Xem thêm: Học sinh ISSP phát triển đa kỹ năng từ sân chơi học đường

Xây dựng nhân cách từ sớm giúp trẻ biết yêu thương, đồng cảm
Giúp bé biết yêu thương, đồng cảm và quan tâm (Nguồn: ISSP)

Giúp trẻ biết tôn trọng, lễ phép và được mọi người quý mến

Một đứa trẻ biết cách cúi chào, nói lời cảm ơn và xin lỗi sau những hành vi của mình thường gây được ấn tượng rất tốt đối với mọi người xung quanh. Làm thế nào để có thể rèn luyện cho trẻ những nhân cách này? Gia đình là nơi gắn bó mật thiết đối với sự lớn lên của trẻ. Do đó, mỗi một thành viên trong gia đình cần phải làm gương về sự tôn trọng, biết ơn và lễ phép với người lớn tuổi. Giúp con cháu có thể học tập và noi theo.

Giúp trẻ tự tin và phát triển tài năng, trí tuệ, thể chất

Nếu được phụ huynh, thầy cô và bạn bè rèn luyện, giáo dục tốt, trẻ không chỉ hoàn thiện về cách làm người. Trẻ còn biết cách để bộc lộ và phát huy khả năng, trí tuệ vốn có của mình. Trẻ sẽ biết cách khám phá bản thân. Luôn tìm tòi và học hỏi để khắc phục những yếu điểm. Đồng thời, việc xây dựng nhân cách từ sớm cho trẻ sẽ giúp bé tự tin về thể chất của mình hơn bằng cách thể hiện điểm mạnh thân hình, sức khỏe trong các hoạt động thể dục thể thao tại trường học, địa phương,…

Xây dựng nhân cách từ sớm giúp trẻ phát triển thể chất tốt
Giúp trẻ tự tin và phát triển tài năng, trí tuệ, thể chất (Nguồn: ISSP)

Các yếu tố hình thành nhân cách từ sớm của trẻ mẫu giáo

    • Yếu tố di truyền: Những yếu tố bao gồm đặc điểm hoạt động của thần kinh, cấu tạo não, hoạt động của các giác quan,… Tất cả đều có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính vì vậy, phẩm chất của trẻ có thể bị ảnh hưởng từ cha mẹ.
    • Yếu tố hoạt động cá nhân: Bằng cách tham gia các hoạt động khám phá và tìm tòi của bản thân như tham quan triển lãm, hoạt động ngoại khóa,… Trẻ sẽ lĩnh hội được nhiều trải nghiệm và chuyển hóa nhận thức thành phẩm chất của mình. Quý phụ huynh cần phải cho con thường xuyên tham gia vào nhiều dạng hoạt động khác nhau nhằm kích thích hoạt động cá nhân ở trẻ.
    • Yếu tố giáo dục: Môi trường giáo dục là nơi tiếp xúc và gắn bó nhiều thứ 2 đối với trẻ sau gia đình. Được sinh hoạt, học tập và vui chơi tại môi trường lành mạnh và an toàn như trường học sẽ giúp bé mau hoàn thiện nhân cách. Các phương pháp giảng dạy và những lời răn đe từ thầy cô sẽ giúp bé hạn chế được những tính xấu, biết nhận lỗi, khắc phục điểm sai. Bên cạnh đó, trẻ còn biết cách điều chỉnh thái độ, hành vi và lời nói để trở thành một đứa trẻ ngoan, một công dân tốt, có ích cho xã hội.
    • Yếu tố môi trường: Khả năng quan sát, học hỏi của trẻ ở những giai đoạn đầu đời rất tinh anh và nhạy cảm. Trẻ thường xuyên chăm chú theo dõi và quan sát những hoạt động ở môi trường xung quanh. Ví như chuyển động của chiếc lá rơi, cách mọi người trò chuyện với nhau, cách anh chị cư xử với bố mẹ, hàng xóm, người lớn tuổi,… Những tình huống này đều có tác động rất lớn đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Nếu sống trong môi trường thiếu văn hóa, người lớn ứng xử kém, trẻ sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tính xấu. Và dần xem đó là chuyện thường ngày, không cần điều chỉnh.
    • Yếu tố giao tiếp: Giao tiếp là nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Từ lúc mới chào đời cho đến khi trưởng thành, quá trình giao tiếp sẽ thúc đẩy trẻ được phát triển toàn diện từng ngày. Sự tiếp xúc và trao đổi thông tin hằng ngày sẽ giúp trẻ tự tin và mạnh dạn hơn trong việc phát biểu ý kiến.

Xem thêm: Những kỹ năng ứng xử cho trẻ cha mẹ nên dạy bé từ khi còn nhỏ

Môi trường giáo dục tốt sẽ giúp ích trong việc xây dựng nhân cách từ sớm cho trẻ
Môi trường giáo dục tốt sẽ giúp ích cho bé (Nguồn: ISSP)

Vai trò của gia đình và nhà trường trong việc xây dựng nhân cách từ sớm cho trẻ

Lúc còn nhỏ, trẻ đã được hình thành những nhân cách khác nhau cũng như bị ảnh hưởng bởi gia đình, môi trường giáo dục và xã hội, … Đặc biệt, gia đình được đánh giá là yếu tố có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với việc hình thành nhân cách của trẻ. Những hoạt động xung quanh sẽ tác động đến hệ thống phát triển cả tinh thần lẫn thể chất của trẻ. Vì vậy, giáo dục nhân cách cho trẻ ngay tại nhà là điều rất quan trọng và cực kỳ cần thiết.

Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của mỗi đứa trẻ

Thông qua những hành vi và lời nói của thành viên trong gia đình, con trẻ sẽ được học được cách ứng xử, giao tiếp. Nếu được sống trong gia đình đầy ắp sự yêu thương, được cha mẹ chăm sóc, răn đe, ông bà luôn quan tâm và thường xuyên chỉ bảo, đời sống tinh thần của con trẻ sẽ phát triển nhanh chóng. Do đó, gia đình sẽ là môi trường đầu tiên giáo dục trẻ. Giúp trẻ trở thành đứa con ngoan, lễ phép, biết kính trọng người lớn.

 

Xem thêm: Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non 4 – 6 tuổi

Gia đình chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào cuộc sống

Với sự bao bọc và che chở của cha mẹ, theo thời gian, trẻ sẽ lớn lên và hoàn thiện nhân cách. Chặng đường lớn khôn của trẻ sẽ đầy ắp những kỷ niệm vui, buồn, cảm xúc đan xen,… tất cả sẽ trở thành hành trang vững chắc giúp trẻ trưởng thành và là động lực giúp trẻ đạt được những mục đích trong cuộc sống.

Xem thêm: Kết quả học tập của trẻ tăng 11% khi phát triển cảm xúc xã hội

Gia đình chuẩn bị hành trang vững chắc cho trẻ từ khi còn bé
Gia đình chuẩn bị hành trang vững chắc cho trẻ từ khi còn bé (Nguồn: ISSP)

Môi trường học tập ảnh hưởng đến việc phát triển nhân cách từ sớm cho trẻ

Bất cứ đứa trẻ nào cũng cần được đến trường. Bởi lẽ trường là nơi mà trẻ được gặp gỡ những người bạn mới. Là nơi trẻ được học tập dưới sự chỉ bảo của thầy cô và được vui chơi cùng bạn bè đồng trang lứa. Đây là môi trường cực kỳ tốt đối với việc xây dựng và rèn luyện nhân cách từ sớm cho trẻ. Thông qua những bài giảng trên lớp, cách thầy cô giải quyết những vụ bất đồng của học sinh, trẻ sẽ phát hiện, thấu hiểu và biết phân biệt đúng sai. Từ đó, trẻ có thể chủ động hơn trong hành vi, ứng xử giao tiếp hằng ngày với mọi người xung quanh.

Xem thêm: Phát triển toàn diện cho trẻ mầm non rất quan trọng

Các phương pháp giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non tại trường Quốc tế Saigon Pearl

Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là trường quốc tế tại TPHCM dành cho học sinh bậc mầm non và tiểu học. ISSP trực thuộc tập đoàn giáo dục quốc tế Cognita. Là trường đầu tiên tại TP. HCM được chứng nhận bởi 2 tổ chức kiểm định giáo dục uy tín là CIS (Council of International School) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges). Hiện nay, ISSP còn tự hào được biết đến là trường giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học (IB PYP).

Giáo dục thông qua các hoạt động học tập

Tại trường Quốc Tế Saigon Pearl, trẻ được học tập và hoạt động dựa theo chương trình IB. Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được thể hiện sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và quan tâm đến nhu cầu và cảm xúc của người khác. Ngoài ra, ISSP còn tổ chức giảng dạy theo phương pháp vừa học vừa chơi. Giúp cho trẻ được phát triển toàn diện, cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ.

Phương pháp vừa học vừa chơi mang lại nhiều lợi ích
Phương pháp vừa học vừa chơi mang lại nhiều lợi ích (Nguồn: ISSP)

Giáo dục thông qua cuộc sống sinh hoạt

Đời sống học đường của các em học sinh cũng được nhà trường quan tâm và không ngừng nỗ lực, nâng cao chất lượng. Trẻ được rèn luyện và khám phá những điều mới mẻ trong một môi trường an toàn, văn minh và lành mạnh. Đây sẽ là cơ sở cho việc xây dựng và hình thành nhân cách tốt. Giúp trẻ có thể trở thành một người công dân có ích với xã hội mai này.

Thấu hiểu được tầm quan trọng, Trường Saigon Pearl luôn xem việc bảo vệ học sinh là ưu tiên hàng đầu. Khi có những lo ngại về vấn đề an toàn học đường, nhân viên của trường sẽ lập tức thông báo đến Trưởng Nhóm Bảo Vệ An Toàn (DSL). Mục đích của trường là đảm bảo rằng mỗi học sinh cảm thấy có thể trao đổi với một giáo viên đáng tin cậy về những mối quan tâm hoặc lo lắng của mình.

Mối quan hệ thân thiết giữa cô và trò ISSP
Mối quan hệ thân thiết giữa cô và trò ISSP (Nguồn: ISSP)

Giáo dục thông qua hoạt động vui chơi

Trường Quốc Tế Saigon Pearl khéo léo lồng ghép hướng dẫn trẻ hình thành nhân cách thông qua các hoạt động. Các mối quan hệ và tình bạn được vun đắp thông qua hoạt động ngoại khóa tại trường. Các cuộc thi thể thao sôi động, chuyến tham quan trường cấp hai cùng các chuyến đi dã ngoại,… Tất cả đều sẽ giúp ích cho việc xây dựng nhân cách từ sớm cho trẻ. Với phương châm “lấy trẻ làm trung tâm”, ISSP cam kết rằng hướng đến phát triển toàn diện trẻ. Đồng thời, đáp ứng các nhu cầu xã hội, thể chất, tình cảm và văn hóa của học sinh. Các yếu tố này quan trọng ngang bằng với nhu cầu học tập của các em.

Xem thêm: Chương trình giáo dục và hoạt động ngoài trời tại Trường Quốc Tế Saigon Pearl

Trẻ hình thành nhân cách thông qua các hoạt động vui chơi
Trẻ hình thành nhân cách thông qua các hoạt động vui chơi (Nguồn: ISSP)

Để tìm hiểu và trải nghiệm nhiều hơn về Trường Quốc Tế Saigon Pearl, quý phụ huynh và học sinh có thể tới tham quan trường. Để đăng ký tham quan trường, phụ huynh có thể bấm vào “Tour tham quan trường” hoặc liên hệ với chúng tôi qua

    • Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788.
    • Email: admissions@issp.edu.vn

Việc giáo dục này có ý nghĩa rất lớn đối với sự trưởng thành và thành công của con trẻ trong tương lai. Hi vọng thông qua bài viết trên, quý phụ huynh sẽ hiểu hơn về tầm quan trọng cũng như các phương pháp giáo dục được triển khai tại Trường Quốc Tế Saigon Pearl đối với việc xây dựng nhân cách từ sớm cho trẻ. Từ đó có thể đưa ra lựa chọn phương pháp giáo dục con em mình thật đúng đắn.