Fraud Blocker Well-being là gì? Giáo dục Well-being tạo nên đứa trẻ hạnh phúc
Zalo OA icon
Well-being là gì? Chìa khóa ngôn ngữ dẫn đến sự hạnh phúc cho trẻ
October 21, 2024

Well-being là gì? Giáo dục Well-being tạo nên đứa trẻ hạnh phúc

Well-being là gì? Đây là yếu tố nền tảng giúp nhà trường tạo ra hệ thống giáo dục hoàn hảo về thể chất, tinh thần và cảm xúc. Khi đó, trẻ sẽ phát huy tối đa tiềm năng và đạt được sự cân bằng tuyệt đối. Vậy làm thế nào để xây dựng một môi trường well-being đúng nghĩa?

Hãy cùng  Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Well-being là gì? 

Well-being là khái niệm toàn diện, liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe tinh thần, sức khỏe tổng thể về thể chất, cảm xúc. Một người có well-being sẽ sống có mục đích và duy trì được sử kết nối với cộng đồng, từ đó đạt trạng thái cân bằng và hạnh phúc với mọi thứ trong cuộc sống.

Vậy giáo dục well-being là gì? Khác với ý nghĩa thông thường, giáo dục well-being tạo ra môi trường học tập tích cực với mục tiêu đề cao tình yêu thương và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của từng cá nhân. Do đó, các em học sinh sẽ được tự do học hỏi những kỹ năng mà mình mong muốn, được tôn trọng và giúp đỡ khi cần để tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc.

>> Xem thêm: Dạy trẻ chúc Tết người thân với những câu chúc ý nghĩa

giáo dục well-being
giáo dục well-being tạo ra môi trường học tập tích cực với mục tiêu đề cao tình yêu thương và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển

Những lợi ích Well-being mang lại cho trẻ

Nếu đã hiểu rõ well-being là gì thì chắc hẳn bạn sẽ dễ dàng nhận ra được những đứa trẻ có biểu hiện về lối sống này, đó là:

  • Cảm thấy an toàn trong môi trường giáo dục về thể chất lẫn tinh thần, nhận thức rõ giá trị của bản thân và có được sự tôn trọng từ mọi người xung quanh.
  • Chủ động tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, nhóm học tập, hoặc các dự án cộng đồng và tương tác tích cực với bạn bè.
  • Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu và duy trì lòng tin đối với khả năng của bản thân, đồng thời luôn đưa ra quyết định một cách độc lập và chịu trách nhiệm với những gì mình làm.
  • Kết nối tích cực với giáo viên và chia sẻ những khó khăn trong học tập với bạn bè, từ đó tạo nền tảng vững chắc để phát triển các mối quan hệ tốt đẹp.
  • Luôn được hòa nhập và không bị cô lập hay loại bỏ, từ đó nhận thấy mình là một phần quan trọng trong tập thể đó.
  • Hạnh phúc khi được đến trường, không chỉ vì các hoạt động giáo dục mà còn vì sự gắn kết sâu sắc với bạn bè vào giáo viên.

>>Xem thêm: Tự lập là gì? Biểu hiện và Cách rèn luyện tính tự lập cho trẻ

well-being là gì
Trẻ cảm thấy an toàn trong môi trường giáo dục về thể chất lẫn tinh thần, nhận thức rõ giá trị của bản thân

Các khía cạnh cốt lõi của giáo dục well-being

Để tạo ra môi trường giáo dục well-being đúng nghĩa thì nhà trường cần khai thác những khía cạnh cốt lõi sau đây.

Xây dựng nền tảng sức khỏe

Một cơ thể khỏe mạnh sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển tốt nhất về trí tuệ lẫn hiệu suất học tập. Vậy nên, nhà trường cần cung cấp một không gian học tập an toàn và thân thiện với môi trường. Khi đó, trẻ mới cảm thấy thoải mái và tự do thể hiện cá tính.

Việc khuyến khích trẻ vận động cũng là điều cần thiết để xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc. Nhà trường có thể thúc đẩy bằng cách tổ chức các hoạt động thể thao và các chương trình giáo dục cảm xúc xã hội. Đồng thời, chế độ ăn uống và thời gian ngủ nghỉ cũng cần được sắp xếp hợp, đặc biệt đối với những em học bán trú tại trường để duy trì năng lượng tốt nhất.

>> Xem thêm: Vai trò quan trọng của giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

well being giúp xây dựng nền tảng sức khỏe
Xây dựng nền tảng sức khỏe tạo tiền đề cho sự phát triển tốt nhất về trí tuệ lẫn hiệu suất học tập

Nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức

Ngoài cung cấp một môi trường học tập lý tưởng, nhà trường cũng cần linh hoạt trong các phương pháp giảng dạy, có thể lồng ghép lý thuyết luân phiên với bài học thực hành và dự án thực tế. Điều này vừa kích thích tư duy sáng tạo vừa tăng thêm hứng thú học hỏi cho trẻ. 

Bên cạnh đó, cách tương tác của giáo viên với học sinh cũng phải có sự đổi mới. Thay vì trình bày kiến thức đơn giản theo kiểu truyền thống, giáo viên hãy khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và tự do nêu lên suy nghĩ, từ đó hình thành tư duy phản biện và khả năng tự học.

Khơi dậy sự tự tin

Việc xây dựng sự tự tin trong trẻ là bước quan trọng để chạm đến thành công dễ dàng trong tương lai. Giáo viên có thể đồng hành và hướng dẫn trẻ đặt ra các mục tiêu học tập và cá nhân. Nếu có định hướng rõ ràng, trẻ sẽ có động lực phấn đấu và củng cố sự tự tin.

Ngoài ra, nhà trường cần phải tạo cơ hội cho trẻ thử sức với nhiều hoạt động khác nhau. Trong quá trình đó, trẻ sẽ học được cách đối mặt với những khó khăn và ngày càng kiên cường hơn nữa. Đồng thời, giáo viên nên khen thưởng và ghi nhận những nỗ lực của trẻ để thúc đẩy chúng tiếp tục phát triển.

>> Xem thêm:

Khơi dậy sự tự tin
Nếu có định hướng rõ ràng, trẻ sẽ có động lực phấn đấu và củng cố sự tự tin

Quản lý cảm xúc hiệu quả

Không chỉ tập trung phát triển trí não, nhà trường cũng phải quan tâm đến tinh thần của trẻ, đặc biệt là giáo dục cảm xúc cho trẻ. Thông qua các chương trình giáo dục chuyên môn, trẻ sẽ học được cách kiểm soát cơn giận dữ, nỗi lo âu và giải quyết xung đột một cách hòa bình nhất.

Hoạt động phổ biến thường được áp dụng là các trò chơi liên quan đến âm nhạc và xây dựng tình huống thực tế để trẻ trải nghiệm và học hỏi. Ngoài ra, một số trường còn cung cấp thêm các phương pháp giáo dục thú vị như mindfulness hoặc thiền.

Vai trò của gia đình trong việc nâng cao well-being cho trẻ

Không phải môi trường học đường, gia đình chính là nơi giúp trẻ cảm nhận được một cuộc sống well-being trọn vẹn. Vai trò cụ thể là: 

Thường xuyên thể hiện sự quan tâm

Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ luôn cần có sự quan tâm và chăm sóc từ bố mẹ. Những hành động như dành thời gian trò chuyện và chơi đùa cùng con cũng tác động tích cực đến cảm xúc của trẻ. Điều này không chỉ giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc mà còn thúc đẩy sự cởi mở, giúp trẻ sẵn sàng chia sẻ những khó khăn với người lớn.

Mối quan hệ tốt đẹp giữa bố mẹ và con cái sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển cảm xúc của trẻ, đặc biệt giúp nuôi dưỡng lòng yêu thương giữa người với người vô cùng sâu sắc. Đồng thời, nếu biết được bố mẹ luôn đồng hành và hỗ trợ mình bất cứ lúc nào, trẻ sẽ có động lực phát triển và học hỏi.

Thường xuyên thể hiện sự quan tâm
Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ luôn cần có sự quan tâm và chăm sóc từ bố mẹ

Sử dụng phương pháp giáo dục tích cực

Hành trình trưởng thành của trẻ chắc chắn sẽ trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách. Do đó, bố mẹ nên áp dụng phương pháp học tập tích cực để củng cố và khuyến khích trẻ không ngừng nỗ lực. Sự tích cực có thể đến tự những lời khen ngợi khi con làm tốt và lời động viên, an ủi khi con mắc sai lầm. 

Ngoài ra, bố mẹ có thể hình thành thói quen tự lập cho trẻ ngay từ nhỏ như tự ăn uống, tự vệ sinh cá nhân hoặc tự giác hoàn thành các bài tập. Đây là đức tính quý báu, giúp trẻ phát triển sự tự tin và mạnh mẽ đối mặt với mọi vấn đề.

>> Xem thêm:

Tạo nên những khoảnh khắc ý nghĩa với trẻ

Well-being là gì? Đó chính là định nghĩa hoàn hảo về môi trường sống hạnh phúc. Do đó, bố mẹ cần phải tạo ra nhiều khoảnh khắc đáng nhớ cùng trẻ chẳng hạn như cùng dạy con học và cùng tham gia các hoạt động vui chơi thường ngày.

Trong suốt quá trình học hỏi và lớn lên, trẻ có thể trải qua nhiều cảm xúc khác nhau. Do đó, bố mẹ nên dành thời gian để trò chuyện và tâm sự cùng con trước khi đi ngủ, giúp trẻ có thêm động lực để đối diện mạnh mẽ hơn.

>> Xem thêm:

Bố mẹ cần phải tạo ra nhiều khoảnh khắc đáng nhớ cùng trẻ
Bố mẹ cần phải tạo ra nhiều khoảnh khắc đáng nhớ cùng trẻ

Động viên trẻ tham gia hoạt động giáo dục và xã hội

Tham gia nhiều hoạt động giáo dục và xã hội là giải pháp lý tưởng để rèn luyện trẻ trở nên năng động và tự lập. Bố mẹ có thể tạo điều kiện bằng cách cho con học các môn thể thao và dẫn theo các chương trình tình nguyện. Thông qua đó, trẻ sẽ phát triển được những kỹ năng xã hội và ngày càng cởi mở giao tiếp.

Trường mầm non quốc tế Saigon Pearl – Bước đệm vững nuôi dưỡng những mầm non hạnh phúc!

Chương trình IB dựa trên những kiến ​​thức mới nhất Tiêu chuẩn Hoa Kỳ và Tú tài Quốc tế kết hợp 6 môn học chính: Ngôn ngữ (Anh, Trung), Toán, khoa học, khoa học xã hội, giáo dục thể chất, nghệ thuật (vẽ, âm nhạc). Do đó, trẻ có cơ hội phát triển tư duy, khả năng sáng tạo và hiểu biết về thế giới xung quanh một cách tích cực. 

Ngoài cung cấp chương trình giảng dạy đạt chuẩn quốc tế, ISSP còn tạo ra môi trường học tập năng động, hoạt động ngoại khóa với nhiều câu lạc bộ như bóng rổ, bóng đá, bơi lội và một số môn thể thao khác. Việc linh hoạt giữa học tập và rèn luyện thể chất vừa giúp trẻ giảm bớt căng thẳng vừa tăng cường sức khỏe vô cùng hiệu quả.

Chương trình dạy IB dựa trên những kiến ​​thức mới nhất Tiêu chuẩn Hoa Kỳ và Tú tài Quốc tế kết hợp 6 môn học chính
ISSP còn tạo ra môi trường học tập năng động với nhiều câu lạc bộ như bóng rổ, bóng đá, bơi lội và một số môn thể thao khác

Trong suốt quá trình học tập, giáo viên cũng sẽ tạo điều kiện cho trẻ thể hiện bản thân bằng cách tổ chức nhiều hoạt động nhóm, biểu diễn và thuyết trình. Khi nhận ra giá trị của mình, trẻ sẽ ngày càng tự tin và không ngừng phấn đấu. Đồng thời, ISSP cũng xây dựng mối quan hệ tích cực giữa trẻ với giáo viên và bạn để các em cảm thấy bản thân thuộc về cộng đồng và cởi mở giao tiếp.

ISSP có tích hợp giáo dục cảm xúc trong các bài dạy, giúp trẻ học được cách kiểm soát tâm lý
ISSP có tích hợp giáo dục cảm xúc trong các bài dạy, giúp trẻ học được cách kiểm soát tâm lý

Đặc biệt, ISSP có tích hợp giáo dục cảm xúc trong các bài dạy, giúp trẻ học được cách kiểm soát, phát triển tâm lý trẻ em trong nhiều tình huống khác nhau. Cuối cùng và quan trọng nhất, ISSP cam kết tạo ra môi trường học tập an toàn với đầy tình yêu thương, nơi trẻ cảm thấy được trân trọng và tự do bày tỏ cảm xúc.

Bài viết trên đã phân tích chi tiết well-being là gì và những khía cạnh liên quan để tạo nên một môi trường well-being đúng nghĩa. Thông qua sự quan tâm và phương pháp giáo dục tích cực, ISSP hứa hẹn sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ về trí tuệ, cảm xúc và các mối quan hệ xã hội.

Tags: Trí Thông Minh Nội Tâm, lòng trắc ẩn là gì, giáo dục toàn diện cho trẻ, tự lập là gì, tư duy ngược, kỷ luật tích cực, Reggio Emilia là gì

Khám phá thêm về ISSP tại:

Facebook | Instagram | Youtube | Zalo