Fraud Blocker 20 trò chơi vận động cho trẻ mầm non vui và thú vị nhất
Zalo OA icon
trò chơi vận động cho trẻ mầm non
July 18, 2024

20 trò chơi vận động cho trẻ mầm non vui và thú vị nhất


Trò chơi vận động cho trẻ mầm non là những hoạt động thể chất vui nhộn, phù hợp với độ tuổi và khả năng vận động của bé. Các trò chơi này giúp rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai, phối hợp động tác, đồng thời kích thích phát triển các giác quan, tư duy sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý TOP 20 trò chơi thú vị dành cho trẻ mầm non, hãy cùng Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) tìm hiểu ngay để biết thêm chi tiết!

Đặt lịch tham quan Trường Tiểu Học Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) tại TPHCM ngay hôm nay để trải nghiệm hoạt động thú vị cho học sinh tại trường.

Lợi ích của trò chơi vận động cho trẻ mầm non

Trò chơi vận động đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ mầm non. Bên cạnh việc mang lại niềm vui và tiếng cười, các hoạt động vận động còn mang đến rất nhiều lợi ích thiết thực cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

– Chúng giúp phát triển khả năng phối hợp giữa các bộ phận trong cơ thể, cải thiện chức năng và làm cho các chuyển động trở nên linh hoạt hơn.

– Bên cạnh việc phát triển thể chất, trò chơi vận động còn có tác động tích cực đến sự phát triển nhận thức của trẻ. Qua các trò chơi, trẻ được kích thích tư duy, rèn luyện trí nhớ, tăng cường khả năng quan sát và giải quyết vấn đề. Đồng thời, các trò chơi vận động cũng giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo và khám phá thế giới xung quanh.

– Các hoạt động này cũng giúp tiêu hao năng lượng, góp phần làm cho cơ thể trở nên khỏe mạnh và dẻo dai hơn.

– Trẻ sẽ cảm thấy hào hứng với các trò chơi vận động, từ đó kích thích trí tưởng tượng và mở ra một thế giới mới mẻ cho các bé.

– Tham gia vào các trò chơi vận động giúp trẻ tăng cường sự tự tin và bản lĩnh, khi chúng tự hoàn thành nhiệm vụ và chiến thắng chính mình. Ngoài ra, các hoạt động này còn phát triển kỹ năng cá nhân, khả năng làm việc nhóm và sự dũng cảm trong các tình huống tập thể.

Kỹ năng giao tiếp ứng xử cho trẻ mầm non

Rèn luyện các trò chơi vận động giúp trẻ mầm non phát triển toàn diện (Nguồn: ISSP)

Top các trò chơi vận động cho trẻ mầm non 3 – 4 tuổi vui nhộn, đơn giản

1. Bịt mắt bắt dê

Bịt mắt bắt dê là trò chơi dân gian quen thuộc, được yêu thích bởi sự đơn giản, vui nhộn và rất phù hợp với trẻ mầm non. Khi chơi, bé cần di chuyển linh hoạt, chạy nhảy, né tránh để không bị bắt. Điều này giúp tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai và khả năng phối hợp các bộ phận cơ thể của trẻ. Do đó, quý phụ huynh có thể tổ chức trò chơi này cho bé và các bạn trong thời gian nghỉ hè để giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần.

Chuẩn bị:

  • Khăn bịt mắt (có thể dùng vải hoặc khăn tay).

Cách tổ chức:

  • Cho tất cả các bé đứng thành vòng tròn.
  • Chọn ra 1 bé làm người bị bịt mắt, những bé còn lại sẽ là dê.
  • Người làm dê sẽ di chuyển xung quanh vòng tròn và kêu “be be” để đánh lạc hướng người bịt mắt.
  • Người chơi có thể di chuyển tự do, nhưng không được ra khỏi phạm vi chơi.
  • Người bịt mắt sẽ di chuyển và cố gắng bắt được người làm dê.
  • Khi người bịt mắt chạm vào người làm dê, họ sẽ phải đoán tên người đó.
  • Nếu đoán đúng, người bịt mắt và người làm dê sẽ đổi vai cho nhau.
  • Nếu đoán sai, người bịt mắt tiếp tục chơi và người làm dê được phép trốn tiếp.
  • Trò chơi tiếp tục cho đến khi tất cả người chơi đều có cơ hội làm dê.
trò chơi vận động cho trẻ mầm non
Trò chơi bịt mắt bắt dê (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm:

2. Bập bênh

Bập bênh là một trò chơi vận động cho trẻ mầm non vui nhộn và đơn giản, thích hợp với bé từ 3 tuổi trở lên. Trò chơi này giúp trẻ rèn luyện sự phối hợp giữa tay và chân, tăng cường sức mạnh cơ bắp và khả năng giữ thăng bằng. Ngoài ra, trò chơi bập bênh cũng giúp bé tăng kỹ năng giao tiếp, chia sẻ và hợp tác cùng bạn bè.

Chuẩn bị

  • Bập bênh
  • Nệm hoặc thảm chơi

Cách tổ chức

  • Mỗi người chơi ngồi ở một đầu của bập bênh.
  • Người chơi dùng chân dẫm xuống đất để đẩy bập bênh lên cao.
  • Hai người chơi cần phối hợp nhịp nhàng để bập bênh lên xuống đều đặn.
  • Trò chơi kết thúc khi một trong hai người chơi chạm chân xuống đất.
trò chơi cho trẻ mầm non
Trò chơi bập bênh (Nguồn: Internet)

>>> Đọc thêm:

3. Nhảy lò cò

Nhảy lò cò là một trò chơi dân gian quen thuộc với thế hệ trẻ em Việt Nam từ xa xưa. Trò chơi này không chỉ mang đến niềm vui mà còn giúp rèn luyện sự dẻo dai, nhanh nhẹn và khả năng tập trung cho trẻ. Đây là trò chơi khá đơn giản, phù hợp với nhiều độ tuổi, bố mẹ hoàn toàn có thể tổ chức cho bé chơi cùng anh chị em, bạn bè, giúp tăng kỹ năng tương tác của bé với mọi người xung quanh.

Chuẩn bị

  • 1 hòn đá phẳng
  • Bút vẽ
  • Nền đất bằng phẳng hoặc sân xi măng rộng rãi đủ để vẽ ô nhảy lò cò.

Cách tổ chức

  • Vẽ các ô vuông hoặc hình chữ nhật theo hàng, mỗi ô rộng khoảng 30cm – 50cm.
  • Đánh số thứ tự cho các ô từ 1 đến 7.
  • Vẽ thêm một ô “nhà” ở cuối dãy ô số.
  • Người chơi đứng ở vạch xuất phát, ném hòn đá vào ô số 1, nếu ném ra ngoài thì mất lượt.
  • Nhảy lò cò bằng một chân vào các ô theo thứ tự, bỏ qua ô có viên gạch và đặt chân vào ô tiếp theo.
  • Khi đến ô số 7, người chơi quay lại và nhặt hòn đá, nhảy lò cò về ô “nhà”.
  • Người chơi nào hoàn thành lượt chơi của mình trước và không phạm luật sẽ chiến thắng.
trò chơi vận động cho trẻ mầm non
Trò chơi nhảy lò cò (Nguồn: Internet)

>>> Đọc thêm:

4. Mèo đuổi chuột

Mèo đuổi chuột là trò chơi dân gian quen thuộc từ lâu đời, mang đến tiếng cười và niềm vui cho trẻ em ở mọi lứa tuổi. Trò chơi này không chỉ đơn thuần là rượt đuổi mà còn rèn luyện sự linh hoạt, dẻo dai và khả năng phối hợp đồng đội cho các bé. Ngoài ra, hoạt động chạy nhảy, di chuyển trong trò chơi cũng giúp tim đập nhanh hơn, tăng cường lưu thông máu và cải thiện sức khỏe tim mạch cho trẻ.

Cách tổ chức:

  • Cho trẻ tự chọn hoặc phân chia ngẫu nhiên các bé thành 3 phe: Mèo, Chuột và Hang.
  • Xác định khu vực chơi an toàn.
  • Mèo và Chuột đứng quay lưng vào nhau ở giữa khu vực chơi.
  • Khi có hiệu lệnh bắt đầu, Mèo sẽ đuổi bắt Chuột.
  • Chuột phải chạy trốn bằng cách chui qua các “hang”. Khi Chuột chui vào hang, 2 người chơi làm hang phải hạ tay xuống để nhốt Chuột lại. Mèo không được phép chui vào hang.
  • Khi Mèo vồ được Chuột, hai bạn sẽ đổi vai cho nhau.
  • Trò chơi tiếp tục cho đến khi hết người chơi.
trò chơi cho trẻ mầm non
Trò chơi mèo đuổi chuột (Nguồn: Internet)

>>> Tìm hiểu thêm:

5. Ếch ở dưới ao

Ếch ở dưới ao là một trò chơi vận động cho trẻ mầm non vui nhộn và bổ ích dành cho trẻ em. Trò chơi này giúp rèn luyện cho trẻ kỹ năng đi, nhảy, di chuyển, né tránh, phát triển nhanh nhẹn, sức bật, sự khéo léo và tinh thần đồng đội. Mẹ có thể tổ chức trò chơi này trong những buổi đi chơi, dã ngoại của bé cùng với bạn bè để giúp bé trở nên vui vẻ, hoạt bát và mạnh dạn hơn.

Chuẩn bị:

  • Một sợi dây hoặc một cành cây nhỏ làm cần câu.

Cách chơi:

  • Chọn 1 bé làm người đi câu ếch. Những bé còn lại đóng vai ếch.
  • Vẽ một vòng tròn lớn trên mặt đất để làm ao.
  • Khi có hiệu lệnh bắt đầu, các chú ếch (những bé đóng vai ếch) vừa hát vừa nhảy ra ngoài vòng tròn ao để lên bờ.
  • Người đi câu ếch sẽ vung cần câu và cố gắng chạm vào vai các chú ếch.
  • Ếch nào bị dây câu chạm vào vai sẽ phải thay thế vai người đi câu ếch.
  • Ếch nào kịp nhảy lại ao trước khi bị người đi câu bắt sẽ được an toàn.
  • Trò chơi tiếp tục cho đến khi tất cả các chú ếch đều bị bắt.
trò chơi vận động cho trẻ mầm non
Trò chơi ếch ở dưới ao (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm:

6. Chơi chuyền

Chơi thuyền cũng là một trong những trò chơi dân gian dành cho trẻ mầm non vô cùng hay và thú vị. Trò chơi đòi hỏi trẻ phải vận động nhiều bộ phận cơ thể như tay, chân, mắt,… giúp tăng cường sự linh hoạt, phối hợp nhịp nhàng, đồng thời rèn luyện sự khéo léo của các ngón tay và cổ tay. Trò chơi này không quy định về số người tham gia, vì vậy bố mẹ có thể cho bé chơi ở nhà hoặc chơi cùng bạn bè, anh em để giúp bé học cách ứng xử, giao tiếp với những người xung quanh.

Dụng cụ:

  • 10 que tre (que đũa)
  • 1 quả bóng nhỏ

Cách chơi:

  • Quản trò xác định thứ tự chơi cho trẻ trước khi bắt đầu.
  • Người chơi đầu tiên tung bó que xuống đất và tung quả bóng lên cao.
  • Trong khi bóng rơi, người chơi dùng một tay nhặt nhanh que theo số lượng quy định (1 que/lần, 2 que/lần, 3 que/lần,…) cho đến hết số que.
  • Đồng thời, người chơi cần đỡ bóng bằng tay còn lại.
  • Nếu nhặt nhầm số que hoặc không đỡ được bóng, người chơi thua cuộc và nhường lượt cho người tiếp theo..
  • Người chơi hoàn thành hết lượt chơi mà không mắc lỗi sẽ là người chiến thắng.
trò chơi vận động cho trẻ mầm non
Trò chơi chuyền (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: Trẻ 4 tuổi nên học gì? Cách dạy trẻ để phát triển toàn diện

7. Trồng nụ trồng hoa

Trồng nụ trồng hoa là một trò chơi dân gian vận động đơn giản, thú vị dành cho trẻ em, phù hợp chơi cả trong nhà và ngoài trời. Khi tham gia trò chơi, trẻ cần vận động nhiều bộ phận cơ thể như chân, tay, bụng để nhảy qua “nụ” và “hoa”. Điều này giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, sự dẻo dai và nhanh nhẹn của bé. Ngoài ra, trò chơi thường được chơi theo nhóm, đòi hỏi sự hợp tác và phối hợp giữa các thành viên. Việc này giúp trẻ phát triển tinh thần đồng đội, biết chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.

Cách chơi:

  • Chia các bé thành 2 đội, mỗi đội cử ra 2 bạn làm “cây”.

Vòng 1: Trồng nụ:

  • Hai bạn “cây” ngồi đối diện nhau, duỗi thẳng hai chân, lòng bàn chân chạm vào nhau tạo thành “nụ”.
  • Các bạn trong đội còn lại lần lượt nhảy qua “nụ” mà không được chạm vào.
  • Nếu ai nhảy chạm vào “nụ” thì sẽ bị loại và đổi chỗ cho một bạn “cây”.
  • Trò chơi tiếp tục cho đến khi tất cả các thành viên trong đội đã nhảy qua “nụ” thành công.

Vòng 2: Trồng hoa:

  • Hai bạn “cây” chồng thêm một bàn tay lên trên “nụ” để tạo thành “hoa”.
  • Các bạn trong đội tiếp tục nhảy qua “hoa” theo luật chơi tương tự như vòng 1.
  • Độ khó tăng dần bằng cách “cây” tiếp tục chồng thêm tay hoặc chân lên cao để tạo thành “cây hoa” cao hơn.
  • Trò chơi kết thúc khi tất cả các thành viên trong đội đã nhảy qua “cây hoa” thành công.
trò chơi vận động cho trẻ mầm non
Trò chơi trồng nụ trồng hoa (Nguồn: Internet)

>>> Đọc thêm: Hiểu đúng về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non

8. Bắt vịt

Bắt vịt là một trò chơi thú vị, tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với những chú vịt. Trò chơi này không chỉ giúp rèn luyện sự nhanh nhẹn và khéo léo mà còn mang đến không khí sôi nổi cho cả người chơi và khán giả.

Chuẩn bị:

– Vịt với kích thước phù hợp theo độ tuổi của trẻ tham gia.

– Một khu vực quây kín để chứa vịt.

– Không gian bằng phẳng, sạch sẽ và thoáng mát.

Cách tổ chức

Chia các trẻ thành hai đội và hướng dẫn các em cách dồn bắt vịt. Cần lưu ý để trẻ không làm tổn thương vịt con.

Thả vịt vào trong khu vực quây và cho các thành viên của hai đội tham gia vào.

Khi điều phối viên ra hiệu, trò chơi sẽ bắt đầu và trẻ sẽ bắt vịt.

Đội nào bắt được số lượng vịt theo yêu cầu sẽ được coi là đội chiến thắng.

Top các trò chơi vận động cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi hấp dẫn nhất

1. Trò chơi ném lon

Ném lon là một trong những trò chơi vận động cho trẻ mầm non vô cùng đơn giản, dễ chơi. Trò chơi này giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo, tập trung và khả năng ước lượng chính xác. Bên cạnh đó, trò chơi ném lon cũng giúp trẻ phát triển thị giác, khả năng phán đoán và phản xạ nhanh nhạy.

Chuẩn bị:

  • Lon nước ngọt hoặc bia đã sử dụng, rửa sạch và phơi khô (số lượng tùy theo số người chơi)
  • Bóng tennis hoặc bóng cao su nhỏ
  • Vạch kẻ hoặc dây để làm vạch xuất phát

Cách tổ chức:

  • Chia người chơi thành hai đội có số lượng tương đương nhau.
  • Xếp các lon theo hình tháp hoặc hàng ngang, cách vạch xuất phát khoảng 3 – 5 mét.
  • Mỗi đội cử một người ra ném bóng.
  • Người chơi đứng sau vạch xuất phát, ném bóng về phía các lon.
  • Mỗi lon bị đổ sẽ được tính 1 điểm.
  • Đội nào ném đổ được nhiều lon hơn trong lượt chơi của mình sẽ giành chiến thắng trong lượt đó.
trò chơi cho trẻ mầm non
Trò chơi ném lon (Nguồn: Internet)

>>> Đọc ngay: Hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non

2. Nhảy sạp

Trò chơi nhảy sạp đòi hỏi trẻ phải di chuyển linh hoạt, nhịp nhàng theo tiếng nhạc và nhịp sạp. Từ đó giúp bé rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận cơ thể, đặc biệt là tay, chân và mắt. Ngoài ra, để nhảy sạp đúng nhịp, trẻ cần tập trung cao độ vào tiếng nhạc và nhịp sạp. Điều này giúp phát triển khả năng tập trung của bé.

Chuẩn bị:

  • Hai cây tre dài, thẳng và chắc chắn làm sạp
  • Đặt hai cây tre song song cách nhau khoảng 1,5 – 2 m

Cách tổ chức:

  • Chia các bé thành hai đội, mỗi đội cử ra một người đội trưởng.
  • Âm nhạc vang lên, hai đội di chuyển theo vòng tròn quanh sạp theo nhịp điệu.
  • Khi đến lượt mình, người cầm đầu đội sẽ nhảy qua các thanh sạp, di chuyển từ đầu sạp đến cuối sạp và quay trở lại.
  • Các thành viên trong đội lần lượt nhảy theo người đội trưởng, đảm bảo không vấp ngã hoặc va chạm vào nhau.
  • Đội nào có thành viên nhảy qua sạp mà không mắc lỗi sẽ giành chiến thắng.
trò chơi vận động cho trẻ mầm non
Trò chơi nhảy sạp (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: 15+ thí nghiệm STEM cho trẻ mẫm non dễ làm và vui nhộn

3. Đua thuyền trên cạn

Đua thuyền trên cạn là một trò chơi dân gian độc đáo và thú vị, mang tính giải trí cao và giúp bé rèn luyện sức khỏe. Khi tham gia trò chơi, bé phải sử dụng nhiều nhóm cơ khác nhau như cơ tay, cơ chân, cơ bụng để di chuyển “chiếc thuyền” về phía trước. Điều này giúp tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai và khả năng phối hợp các bộ phận cơ thể của trẻ.

Cách tổ chức:

  • Vạch rõ ràng vạch xuất phát và đích trên sân chơi.
  • Chia người chơi thành các đội có số lượng bằng nhau. Các thành viên trong đội xếp hàng dọc, người sau luồn chân qua người trước, tạo thành hình ảnh con thuyền.
  • Khi có hiệu lệnh, các đội bắt đầu di chuyển “chiếc thuyền” của mình về phía vạch đích.
  • Khi tất cả các đội đã về đích, đội về đích trước sẽ là đội chiến thắng.
trò chơi vận động cho trẻ mầm non
Trò chơi đua thuyền trên cạn (Nguồn: Internet)

>>> Tìm hiểu ngay: 12 cách dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non hiệu quả nhất

4. Trò chơi đánh trống cướp cờ

Trò chơi đánh trống cướp cờ là một trò chơi vận động tập thể dành cho trẻ em, thường được tổ chức trong các hoạt động ngoại khóa hay những buổi dã ngoại của bé cùng gia đình, bạn bè. Trò chơi này đòi hỏi sự vận động liên tục, giúp trẻ phát triển hệ tim mạch, hệ hô hấp, tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của cơ bắp. 

Chuẩn bị:

  • 2 lá cờ: Mỗi đội một lá cờ có màu sắc khác nhau.
  • 2 chiếc trống
  • Dùi trống
  • Còi hoặc chuông báo hiệu

Cách tổ chức:

  • Chia các bé thành 2 đội có số lượng bằng nhau, mỗi đội xếp hàng ngang cách nhau một khoảng nhất định.
  • Đánh số thứ tự cho từng thành viên trong mỗi đội.
  • Đặt 2 lá cờ và 2 chiếc trống ở giữa sân chơi, cách mỗi hàng đội một khoảng bằng nhau.
  • Khi có hiệu lệnh, thành viên có số thứ tự 1 của mỗi đội sẽ chạy nhanh về phía cờ và trống của đội mình.
  • Sau khi lấy được cờ và đánh trống, người chơi đó sẽ chạy nhanh về vạch xuất phát và truyền cờ và dùi trống cho người chơi tiếp theo.
  • Cứ như vậy, các thành viên trong mỗi đội lần lượt chạy lấy cờ và đánh trống cho đến khi hết thành viên.
  • Đội nào có thành viên hoàn thành lượt chơi trước và đầy đủ theo thứ tự sẽ chiến thắng.

trò chơi vận động cho trẻ mầm non

Trò chơi đánh trống cướp cờ (Nguồn: Internet)

>>> Đọc thêm: Cho con đi học mẫu giáo lúc mấy tuổi là tốt nhất? Chuẩn bị cho con vào mẫu giáo

5. Đua xe chòi chân

Đua xe chòi chân là trò chơi vận động lý thú dành cho trẻ mầm non, giúp bé rèn luyện thể lực, sự khéo léo và tinh thần thể thao. Khi chơi đua xe chòi chân, bé cần sử dụng nhiều nhóm cơ khác nhau, đặc biệt là cơ ở chân, tay và bụng để di chuyển và điều khiển xe. Việc vận động thường xuyên giúp bé phát triển hệ cơ bắp, tăng cường sức khỏe tim mạch và hệ hô hấp.

Chuẩn bị:

  • Xe chòi chân: Số lượng xe bằng số lượng trẻ tham gia. 

Cách tổ chức:

  • Chia trẻ thành các đội có số lượng bằng nhau.
  • Mỗi đội xếp hàng dọc tại vạch xuất phát, mỗi bé đứng cạnh một chiếc xe chòi chân.
  • Khi có hiệu lệnh xuất phát, bé đầu tiên của mỗi đội dùng chân đẩy xe di chuyển về phía vạch đích. Bé nào về đích trước tiên sẽ ghi điểm cho đội mình.
  • Sau khi bé đầu tiên về đích, bé thứ hai của mỗi đội sẽ bắt đầu di chuyển và tiếp tục cho đến khi tất cả các bé trong đội hoàn thành lượt chơi.
  • Đội nào có tổng điểm cao nhất sẽ chiến thắng.
trò chơi cho trẻ mầm non
Trò chơi đua xe chòi chân (Nguồn: Internet)

>>> Đọc thêm: Phương Pháp Rèn Luyện Kỹ Năng Quan Sát cho Trẻ Mầm Non Hiệu Quả Nhất 2024

6. Ném trúng đích bằng 1 tay

Ném trúng đích bằng 1 tay cũng là một hoạt động vui chơi giải trí bổ ích phù hợp với trẻ mầm non. Khi ném bóng, trẻ cần tập trung quan sát vị trí của đích và điều chỉnh lực ném để bóng trúng đích, giúp phát triển thị giác và khả năng phối hợp tay – mắt. Trò chơi này cũng không yêu cầu quá nhiều về dụng cụ nên bé có thể chơi cùng bố mẹ, anh chị em ở nhà hoặc chơi cùng bạn bè để tăng tính gắn kết.

Chuẩn bị:

  • Bóng tennis hoặc các vật dụng mềm mại khác

Cách tổ chức:

  • Chia người chơi thành hai đội có số lượng bằng nhau.
  • Mỗi người chơi lần lượt ném bóng bằng 1 tay về phía đích.
  • Bóng phải ném trúng vào trong khu vực đích mới được tính điểm.
  • Mỗi lần ném trúng đích được 1 điểm.
  • Đội nào có tổng điểm cao hơn sau khi tất cả thành viên ném xong sẽ chiến thắng.
trò chơi vận động cho trẻ mầm non
Trò chơi ném trúng đích bằng 1 tay (Nguồn: Internet)

>>> Tìm hiểu thêm: TOP 10 cách dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non trong mọi tình huống

7. Bịt mắt đánh trống

Bịt mắt đánh trống là một trò chơi dân gian rất được yêu thích, phù hợp với lứa tuổi mầm non. Khi bịt mắt, bé buộc phải tập trung cao độ vào thính giác để cảm nhận âm thanh xung quanh, từ đó giúp trẻ rèn luyện khả năng phân biệt âm thanh, định hướng và phán đoán vị trí. Thêm vào đó, trò chơi cũng tạo cơ hội cho trẻ giao lưu, kết bạn và tăng cường tình đoàn kết, gắn bó với bạn bè xung quanh.

Chuẩn bị:

  • Trống
  • Khăn bịt mắt
  • Dùi trống 

Cách tổ chức:

  • Chia người chơi thành hai đội hoặc nhiều đội với số lượng thành viên bằng nhau.
  • Đặt trống ở một vị trí cố định, cách vạch xuất phát khoảng 5 – 7 mét.
  • Người chơi bịt mắt, cầm dùi trống và di chuyển về phía chiếc trống.
  • Khi đến vị trí trống, người chơi sẽ giơ dùi trống lên và đánh.
  • Nếu đánh trúng trống, người chơi ghi được điểm cho đội mình và tiếp tục thi đấu cho đến khi hết lượt.
  • Đội nào ghi được nhiều điểm nhất trong một thời gian nhất định sẽ chiến thắng.
trò chơi vận động cho trẻ mầm non
Trò chơi bịt mắt đánh trống (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: Ý nghĩa của phương pháp Steiner trong giáo dục trẻ mầm non

8. Rồng rắn lên mây

Rồng rắn lên mây là một trò chơi dân gian truyền thống được nhiều thế hệ yêu thích bởi sự đơn giản, vui nhộn và mang tính giáo dục cao. Trò chơi rồng rắn lên mây là hoạt động tập thể, đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong đội. Qua đó, bé sẽ học được cách hợp tác, chia sẻ và cùng nhau hoàn thành mục tiêu chung.

Cách tổ chức:

  • Một người sẽ đóng vai thầy thuốc, những người còn lại tạo thành “đoàn rồng rắn”.
  • “Đoàn rồng rắn” xếp hàng dọc, người sau nắm chặt áo người trước để giữ đội hình.
  • Thầy thuốc đứng một chỗ, “đoàn rồng rắn” đi vòng quanh sân và hát bài đồng dao:

“Rồng rắn lên mây Có cây lúc lắc Hỏi thăm thầy thuốc Có nhà hay không?”

  • Đọc đến câu cuối đoàn rồng rắn đứng trước mặt thầy thuốc chờ câu trả lời: 
  • Thầy thuốc: “Thầy thuốc đi vắng”
  • Đoàn rồng rắn đi vòng quanh sân, tiếp tục lặp lại câu hỏi đến khi thầy thuốc trả lời “có” 
  • Thầy thuốc: “Rồng rắn đi đâu?”
  • Người đứng trả lời: “Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con”
  • Thầy thuốc hỏi: “Con lên mấy?” 
  • Đoàn Rồng rắn đáp: “Con lên một”
  • Thầy thuốc hỏi: “Thuốc chẳng hay” 
  • Đoàn Rồng rắn trả lời: “Con lên hai”
  • Thầy thuốc đáp: “Thuốc chẳng hay.” 
  • Đoàn Rồng rắn: “Con lên mười.” 
  • Thầy thuốc đáp: “Thuốc hay vậy” – “Xin khúc đầu”
  • Đoàn Rồng rắn: “Những xương cùng xẩu”
  • Thầy thuốc: “Xin khúc giữa”
  • Đoàn Rồng rắn:  “Những máu cùng me”
  • Thầy thuốc: “Xin khúc đuôi”
  • Đoàn Rồng rắn: “Tha hồ mà đuổi”
  • Thầy thuốc đuổi bắt “đoàn rồng rắn” để bắt người cuối cùng (được gọi là “đuôi rồng”).
  • Người đứng đầu đoàn dang tay che chắn “đuôi rồng”, những người khác bảo vệ. “Đuôi rồng” phải né tránh để không bị bắt.
  • “Đoàn rồng rắn” phải giữ nguyên hàng, không được đứt đoạn.
  • Khi thầy thuốc bắt được “đuôi rồng”, người đó sẽ trở thành thầy thuốc mới và trò chơi tiếp tục.
trò chơi vận động cho trẻ mầm non
Trò chơi rồng rắn lên mây (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: Chuẩn bị cho con đi học mẫu giáo và những lưu ý ba mẹ cần biết

9. Các bộ môn thể thao phù hợp với trẻ mầm non, tiểu học

Bên cạnh các trò chơi vận động cho trẻ mầm non mang tính giải trí, thư giãn, bố mẹ cũng có thể tham khảo thêm các bộ môn thể thao phù hợp với lứa tuổi của bé để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn cả về tư duy và thể chất. Dưới đây là một số môn thể thao hiện đang được giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực tại các trường quốc tế:

  • Bơi lội: Bơi lội là bộ môn thể thao sử dụng hầu hết các nhóm cơ trong cơ thể, giúp trẻ phát triển cơ bắp một cách cân đối và khỏe mạnh. Ngoài ra, bơi lội còn là bài tập toàn thân, giúp tim hoạt động hiệu quả, từ đó tăng cường sức khỏe tim mạch cho bé.
  • Bóng rổ: Các động tác bật nhảy, vươn người trong bóng rổ giúp kích thích sản sinh hormone tăng trưởng, giúp bé phát triển chiều cao một cách tối ưu. Ngoài ra, bóng rổ giúp tăng nhịp tim, cải thiện lưu thông máu, tốt cho sức khỏe tim mạch và hệ hô hấp.
  • Bóng đá: Bóng đá giúp trẻ phát triển cơ bắp, tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai, giúp trẻ vận động linh hoạt hơn. Thêm vào đó, bóng đá cũng là một hoạt động đốt cháy calo hiệu quả, giúp trẻ kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh béo phì.
  • Võ thuật: Bộ môn võ thuật sẽ giúp trẻ vận động một cách toàn diện, tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai, linh hoạt và khả năng phối hợp các bộ phận cơ thể.
  • Leo núi nhân tạo: Leo núi là một hoạt động thể chất giúp trẻ phát triển các nhóm cơ và cơ bắp, từ đó cải thiện sự linh hoạt, sức mạnh và sức bền của cơ thể.

Hiện nay, chương trình giảng dạy của ISSP cũng được lồng ghép các bộ môn thể thao vô cùng thú vị, vừa giúp bé rèn luyện sức khỏe, vừa tạo sân chơi để trẻ được thoải mái vận động cùng bạn bè, năng tính đoàn kết và kỹ năng xã hội. Bố mẹ có thể tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo của trường được trình bày dưới đây.

>>> Đọc thêm:

Chương trình giáo dục tại trường Quốc Tế Saigon Pearl giúp trẻ phát triển tư duy, sức khỏe

Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) tự hào là ngôi trường mầm non và tiểu học quốc tế uy tín tại TP.HCM, dành cho trẻ em từ 18 tháng đến 11 tuổi. Nơi đây mang đến môi trường giáo dục tiên tiến, chất lượng cao, được kiểm định bởi các tổ chức giáo dục uy tín hàng đầu thế giới.

  • ISSP là thành viên của tập đoàn giáo dục quốc tế Cognita với hơn 100 trường thành viên trên toàn thế giới, đảm bảo chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Trường áp dụng chương trình Tú tài Quốc tế Bậc Tiểu học (IB PYP) lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách.
  • Ưu tiên hàng đầu của ISSP là sự phát triển toàn diện cho trẻ. Chính vì vậy, nhà trường luôn nỗ lực mang đến những điều tốt đẹp nhất cho các bé. Với hơn 65 câu lạc bộ ASA phong phú, bao gồm nấu ăn, karate, lãnh đạo học sinh, hợp xướng, bóng rổ, khiêu vũ và nhiều hoạt động khác, ISSP sẽ giúp khám phá tiềm năng, rèn luyện thể chất và thỏa sức đam mê sau giờ học. Ngoài ra, chương trình giảng dạy cho học sinh tiểu học tại ISSP cũng được lồng ghép bộ môn bơi lội, giúp bé tăng cường sự dẻo dai và nâng cao sức khỏe.
  • Trường áp dụng phương pháp giáo dục Reggio Emilia khơi dậy khả năng sáng tạo, tư duy độc lập và lòng ham học hỏi cho trẻ ngay từ những năm đầu đời.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, khang trang, tiện nghi với đầy đủ dụng cụ học tập, đồ chơi và không gian vui chơi an toàn cho trẻ.
  • Đội ngũ giáo viên tâm huyết, giàu kinh nghiệm, tận tâm và được đào tạo bài bản, luôn quan tâm và hỗ trợ trẻ trong quá trình học tập.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về các hoạt động của trường, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ với Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP qua 2 hình thức dưới đây:

Trò chơi vận động cho trẻ mầm non đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bé. Việc kết hợp những hoạt động này trong chương trình giáo dục sẽ giúp trẻ phát triển thể chất, rèn luyện kỹ năng vận động, phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tư duy, hình thành tính cách và phẩm chất đạo đức của mình.

Tag: Nên cho con học trường quốc tế hay song ngữ, phương pháp thực hành trải nghiệm cho trẻ mầm non, giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non, giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non, thơ cho trẻ mầm non, học thông qua chơi