Fraud Blocker Những tính cách khả năng của trẻ 5 tuổi bố mẹ cần biết
Zalo OA icon
aHR0cHM6Ly93d3cuaXNzcC5lZHUudm4vZmlsZXMvdHJlLXRodW9jLW5ob20tdGluaC1jYWNoLWRlLWNoaXUuanBnP2R3ajNvYjlmamtyU3ltLmFPRnp3ZmVmZXBaMFVReG5t
July 8, 2024

Những tính cách khả năng của trẻ 5 tuổi ba mẹ nên biết

Phụ huynh có biết, trẻ em có đến 5 nhóm tính cách khác nhau. Những tính cách này được hình thành từ lúc trẻ được sinh ra. Khi cha mẹ hiểu được tính cách của trẻ thì có thể lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp giúp trẻ phát triển và thành công trong cuộc sống. Mời quý phụ huynh tham khảo 5 nhóm tính cách của trẻ và cách giúp trẻ phát triển cho từng nhóm tính cách qua bài viết sau từ Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP).

Đặt lịch tham quan Trường Tiểu Học Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) tại TPHCM ngay hôm nay để trải nghiệm hoạt động thú vị cho học sinh tại trường.

Những tính cách khả năng của trẻ được hiểu là gì?

Tính cách của trẻ được thể hiện bởi các đặc điểm tâm lý và bản chất, điều đó sẽ chi phối cách trẻ tư duy, bộc lộ tình cảm đối với môi trường xung quanh cũng như cách thức giao tiếp xã hội thông qua ngôn ngữ, hành vi văn hóa, thái độ, cảm xúc của trẻ khi tương tác. 

Thay vì chỉ chú trọng vào một số ít nét tính cách nhất định, việc khích lệ và tạo điều kiện giúp trẻ có môi trường thuận lợi để phát triển tính cách đa chiều sẽ giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và có thể gặt hái thêm thành quả trong tương lai. Những yếu tố đóng góp vào sự phát triển tính cách bao gồm kỹ năng giao tiếp với bạn bè và gia đình, kỹ năng kiềm chế cảm xúc, sự đồng cảm và lòng trắc ẩn với người khác,…

những tính cách khả năng của trẻ là gì
Những tính cách khả năng của trẻ được thể hiện thông qua hành vi văn hóa, thái độ của trẻ khi tương tác (Nguồn: Sưu tầm)

Tìm hiểu các nhóm tính cách của trẻ

Trẻ thuộc nhóm hướng ngoại

Đặc trưng của trẻ có tính cách hướng ngoại là hòa đồng, nói nhiều, quyết đoán và luôn biểu hiện cảm xúc. Trẻ luôn là người có nhiều năng lượng để có thể tham gia nhiều các hoạt động thường ngày. Nguồn năng lượng này của trẻ lan tỏa mạnh mẽ đến mọi người xung quanh, giúp cho mọi người vui vẻ và phấn khích theo trẻ.

Để giúp trẻ thuộc nhóm tính cách này phát triển, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động được tổ chức theo hình thức nhóm hoặc mang tính cộng đồng như các hoạt động câu lạc bộ, các cuộc thi theo nhóm,… để tạo môi trường cho trẻ có thể phát triển trí thông minh tương tác, tự tin giao tiếp với những người xung quanh, cổ vũ và động viên trẻ tạo ra những giá trị tích cực cho bản thân và cộng đồng. Điều này giúp trẻ ngày càng phát triển, khai thác được lợi thế của bản thân mình.

những tính cách khả năng của trẻ hướng ngoại
Trẻ thuộc nhóm tính cách hướng ngoại

Trẻ thuộc nhóm tâm lý nhạy cảm

Trẻ thuộc nhóm tâm lý nhạy cảm thường sống với cảm xúc nhiều hơn. Trước một tình huống nhất định, trẻ sẽ vừa nghĩ cho bản thân vừa lo nghĩ cho người khác. Trẻ là người giàu tình cảm với tinh thần tương thân tương ái đáng quý. Tuy nhiên, tính cách này của trẻ cũng có hạn chế nhất định. Nếu không kiểm soát tốt cảm xúc, trẻ dễ bị rơi vào tình trạng đa sầu, đa cảm, dễ trải qua những cảm xúc tiêu cực như lo âu, buồn chán, tự ti… Từ đó, trẻ có xu hướng nản chí, không kiên trì với những mục tiêu đặt ra ban đầu.

Cách giúp trẻ thuộc nhóm tính cách này phát triển là hướng dẫn trẻ đối diện với những cảm xúc tiêu cực trẻ thường gặp phải. Nếu trẻ cảm thấy buồn, cha mẹ nên khuyên trẻ nói ra những điều buồn phiền để cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Đồng thời cha mẹ hãy giúp trẻ cải thiện tâm trạng bằng cách chơi cùng trẻ, cho trẻ đọc truyện tranh hoặc xem những bộ phim hoạt hình vui nhộn… Sau đó, cha mẹ hãy giải thích với trẻ là ai cũng sẽ trải qua những cảm xúc này, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi. Cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ cách đạt được mục tiêu ban đầu đề ra bằng nhiều cách khác nhau như chia nhỏ mục tiêu ra và từng bước hoàn thành các mục tiêu nhỏ. Khi trẻ gặp thất bại, cha mẹ hãy khuyến khích, động viên trẻ thử lại và gợi ý, hướng dẫn trẻ những giải pháp khả thi. Qua đó, trẻ sẽ tự tin hơn vào bản thân.

Trẻ thuộc nhóm tận tâm

Đặc điểm của những trẻ có tính cách tận tâm là có sự chu đáo, tỉ mỉ trong các hoạt động hàng ngày. Trẻ thuộc nhóm tận tâm biết cách tổ chức và thường có chú ý đến đến các chi tiết xung quanh. Đặc biệt, trẻ luôn kỷ luật nghiêm túc với bản thân. Bên cạnh đó, trẻ có nhóm tính cách này cũng rất biết quan tâm mọi người xung quanh, thường xuyên giúp đỡ, chia sẻ và an ủi người khác.

Môi trường xã hội xung quanh sẽ giúp trẻ nhóm tận tâm phát triển toàn diện. Do đó, cha mẹ nên khuyến khích con tham gia những hoạt động xã hội. Các hoạt động này có tác dụng khơi nguồn cho tình yêu thương, sự sẻ chia, sự quan tâm bên trong trẻ. Đồng thời, thông qua các hoạt động này trẻ cũng học thêm được nhiều kiến thức mới và phát triển các kỹ năng mềm thiết yếu như kỹ năng quan sát, kỹ năng vấn đề, kỹ năng hoạt động đội nhóm…

Những tính cách khả năng của trẻ là tận tâm
Đặc điểm của trẻ có tính cách tận tâm là biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh (Nguồn: Sưu tầm)

Trẻ thuộc nhóm dễ chịu

Trẻ có tính cách dễ chịu thuộc nhóm trẻ an toàn, thường có xu hướng dễ thỏa hiệp và chấp nhận yêu cầu của người khác mà ít khi lăn tăn, đắn đo. Trẻ có tính cách này dễ dàng kết nối và xây dựng được cho mình những mối quan hệ, sự tương tác với mọi người xung quanh một cách nhanh chóng. Nhưng, điểm bất lợi cho trẻ cũng là dễ bị lợi dụng, dễ bị người khác chi phối.

Với trẻ thuộc nhóm tính cách này, cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ làm quen với các hoạt động mà trẻ được tự mình quyết định và khuyến khích trẻ giải thích về lựa chọn của mình. Cụ thể, cha mẹ có thể thường xuyên đặt ra cho trẻ những vấn đề như đi đâu, mua gì, tô màu gì, chơi như thế nào… để trẻ ra quyết định và hỏi trẻ tại sao lại quyết định như vậy. Đồng thời, cha mẹ nên dạy trẻ phân tích, đánh giá và đặt câu hỏi tại sao đối với những yêu cầu từ người khác. Việc này sẽ giúp trẻ rèn luyện tư duy phản biện và biết cách cân nhắc các điều kiện trước khi đưa ra quyết định. Dần dần, trẻ sẽ cải thiện được việc dễ chấp nhận, dễ thỏa hiệp trong tính cách của bản thân.

Trẻ thuộc nhóm sẵn sàng trải nghiệm

Trẻ thuộc nhóm sẵn sàng trải nghiệm luôn có tâm thế thích thú, sẵn sàng khám phá và tìm hiểu những điều mới lạ. Trẻ không ngại khó khăn, luôn có ý chí xung phong đi đầu. Tuy nhiên, tính cách của trẻ sẽ khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng “cả thèm chóng chán”. Trẻ có thể dễ dàng từ bỏ chuyện cũ để chuyển hướng sang chuyện khác vui hơn, lạ hơn, hấp dẫn hơn.

Nhóm trẻ này cần được cha mẹ, thầy cô quan tâm nhiều về chất lượng các hoạt động hàng ngày. Bởi một khi trẻ đã nắm bắt được bản chất của hoạt động thì sẽ có xu hướng từ bỏ, không còn hứng thú, không còn đam mê. Vì vậy, cha mẹ và thầy cô có thể tăng mức độ cũng như sáng tạo thêm nhiều tình huống khác nhau cho trẻ. Qua đó, trẻ sẽ có cơ hội chậm lại để nhìn nhận và quan sát trải nghiệm tốt hơn.

Những tính cách khả năng của trẻ 5 tuổi

Giai đoạn lên 5 là thời điểm trẻ phát triển vượt bậc về thể chất lẫn tinh thần. Trẻ ở độ tuổi này thường bắt đầu phát huy các khả năng vận động, khả năng nghe nhìn cũng như phân tích các vấn đề xung quanh. Vì vậy, việc cha mẹ tạo cơ hội để con phát triển những kỹ năng này là điều vô cùng quan trọng. 

Khả năng vận động tinh/vận động thô

Trẻ em đa số thường rất hiếu động, đặc biệt là trẻ lên 5, độ tuổi đã phát triển đầy đủ về trí lực và khả năng ngôn ngữ. Vì vậy, các bé sẽ rất hào hứng khi được tham gia các hoạt động ngoài trời như chạy nhảy hay leo trèo. Tuy nhiên các kỹ năng vận động đòi hỏi sự khéo léo hơn như cầm đũa tự gắp đồ ăn, cắt giấy và tô màu… sẽ cần thời gian rèn luyện lâu hơn cho đến khi thành thạo. 

Do đó, phụ huynh có thể hỗ trợ bằng cách hướng dẫn con dùng các dụng cụ ăn uống đúng cách cũng như chơi các trò chơi đơn giản để tăng cường vận động và khuyến khích con phụ giúp công việc nhà đơn giản.

Khả năng phân tích và tổng hợp

Sau khi lên 5 tuổi, trẻ bắt đầu cải thiện tư duy và hình hành khả năng phân tích, tổng hợp thông tin. Chúng có thể tự nhận ra sự khác biệt của đồ vật, con vật  và sắp xếp hoạt động trước -sau (ví dụ, trẻ sẽ biết cần đánh răng trước khi đi ngủ). Ở thời điểm này, để giúp kích thích sự sáng tạo và tăng cường trí nhớ cho con, cha mẹ có thể mua và tạo những trò chơi trí tuệ phù hợp lứa tuổi cũng như cùng con luyện tập.

Khả năng nghe nhìn, phát triển trí tưởng tượng

Trẻ 5 tuổi đã bắt đầu có khả năng nhìn nhận điều tốt, xấu cũng như thu nạp kiến thức mới thông qua quá trình nghe, nhìn và phát triển trí tưởng tượng riêng. Vì vậy, những mẩu truyện các em được nghe hay các thước phim trên tivi cũng sẽ tác động rất lớn vào khả năng nghe nói và tưởng tượng của trẻ. Cha mẹ cũng cần lưu ý việc cho con tiếp nhận những nội dung gì, tránh vấn đề gì khi nói trước mặt trẻ để chúng không có những suy nghĩ tiêu cực.

Những tính cách khả năng của trẻ là khả năng nghe nhìn, phát triển trí tưởng tượng
Trẻ 5 tuổi trở lên cần được rèn luyện khả năng nghe nhìn, phát triển trí tưởng tượng (Nguồn: Sưu tầm)

Một số vấn đề về những tính cách khả năng của trẻ 5 tuổi bố mẹ nên biết

Giai đoạn lên 5 là thời điểm trẻ phát triển tâm lý toàn diện hơn, là nền tảng cho những giá trị cốt lõi trong tính cách khả năng của trẻ trong tương lai. Do đó, cha mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để giúp trẻ định hình hành vi chuẩn mực và vạch ra những phương pháp giáo dục cảm xúc của trẻ một đúng hướng. 

Trẻ 5 tuổi rất hiếu động

Ở độ tuổi lên 5, cơ thể trẻ phát triển từng ngày và các con có rất nhiều năng lượng và chúng giải phóng bằng những hành vi nghịch ngợm, đôi khi còn khiến người lớn đau đầu như la hét, nghịch ngợm xung quanh, leo trèo,..Đó là điều dễ hiểu ở trẻ em, tuy nhiên cha mẹ cần chú ý phân biệt nếu hành vi đang của con đang bất thường, “vượt tầm kiểm soát” và có những biện pháp điều chỉnh sớm. 

Trẻ năng động

Là những trẻ hướng ngoại, tích cực vui chơi, hòa mình vào các hoạt động ngoại khóa, thích nô đùa cùng bạn bè nhưng vẫn có thể giao tiếp tốt với người khác. Đồng thời, trẻ vẫn có khả năng tập trung trong khoảng 15 hoặc hơn vào hoạt động bé thấy thú vị, tò mò.

Đối với những trẻ năng động như vậy, cha mẹ nên giúp con phát huy bởi trẻ sẽ cải thiện được các kỹ năng một cách tích cực thông qua các trò chơi vận động. Ngoài chơi cùng con, phụ huynh nên gợi ý các hoạt động “xả năng lượng” hữu ích khác như tưới cây và gấp quần áo giúp mẹ, dẫn thú cưng đi dạo, rửa xe cùng bố,..

Trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD)

Nếu mắc hội chứng tăng động – giảm chú ý  (Attention-deficit hyperactivity disorder – ADHD), trẻ có xu hướng không thể ngồi yên một chỗ hay tập trung vào một bất cứ điều gì dù trong thời gian ngắn, ngoài ra trẻ còn gặp vấn đề như giao tiếp kém hay chậm nói.

Cha mẹ nhận biết qua các dấu hiệu cơ bản trên, nếu nghi ngờ con mình mắc hội chứng AHDH, cần đưa trẻ đến gặp các chuyên gia tư vấn tâm lý để có những chẩn đoán khách quan nhất cũng như các biện pháp can thiệp. Lý do vì đây là tình trạng rối loạn tâm lý dễ dẫn đến những nhận định nhầm lẫn với chứng tự kỷ hay chậm phát triển trí tuệ.

Trẻ xuất hiện tính cách lười biếng

Mặc dù trẻ 5 tuổi thường khá thích nô đùa nghịch ngợm, tuy nhiên cũng có một số không ít trẻ tỏ ra không hứng thú, lười biếng hay thậm chí từ chối tham gia các hoạt động vui chơi cùng các bạn. 

Đầu tiên, nguyên nhân chủ quan do sức khỏe của trẻ kém như mắc các bệnh về hen suyễn không thể vận động mạnh, lâu dần dẫn đến thói quen lười vận động. Vì vậy, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và hướng dẫn con các hoạt động phù hợp, thể thao nhẹ nhàng, có thể rèn luyện cùng để trẻ có động lực quen dần.

Nguyên nhân phổ biến không kém là sự nuông chiều có phần hơi thái quá từ người thân khiến trẻ không cần và cũng không biết làm bất cứ công việc gì dù đơn giản. Điều này có tác động tiêu cực, khiến trẻ trì trệ, ích kỷ, không biết cách ứng xử. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là cha mẹ nên khuyến khích con mình, có thể bằng những món quà nhỏ tạo động lực để trẻ rèn luyện kỹ năng tự lập như tự vệ sinh cá nhân, dọn đồ chơi,…và tham gia các hoạt động bên ngoài cùng bạn bè. 

Trẻ 5 tuổi tính cách ích kỷ

Trong độ tuổi từ 1-3 tuổi, việc trẻ dành đồ chơi với bạn và giữ cho riêng mình là điều dễ hiểu, bởi lúc này trẻ chưa phân biệt được những thứ nào thuộc về mình, Tuy nhiên, nếu trẻ đã được 5 tuổi và đủ nhận thức về “tài sản riêng” và quyền sở hữu, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra, đó là dấu hiệu không tốt khi trẻ có thể đã hình thành tính cách ích kỷ.

Để khắc phục, phụ huynh chính là tấm gương tốt nhất cho con, hãy dần dần giúp con hiểu giá trị và sự tốt đẹp của việc chia sẻ thông qua các hành động thực tế và dạy con tôn trọng quyền sở hữu của người khác.

Trẻ hay mè nheo, nhõng nhẽo

Trẻ 5 tuổi mè nheo, nhút nhát có thể do các nhân tố bên ngoài tác động hình thành nên. Ở một mức độ chừng mực, nét tính cách này tạo nên sự dễ thương đúng với lứa tuổi. Nhưng nếu trẻ nhận được sự nuông chiều và bảo vệ thái quá thì lâu dần có thể trẻ sẽ ỷ lại, xem đó là đặc quyền đương nhiên và có những đòi hỏi vô lý.

Ở độ tuổi mới lớn này, đương nhiên trẻ sẽ có sự mè nheo nhất định tuy nhiên kỷ luật tích cực sẽ là giải pháp giúp hạn chế sự nhõng nhẽo của con mình ngoài tầm kiểm soát. Bởi khi không được đáp ứng hay thỏa hiệp, trong trường hợp xấu trẻ sẽ bất chấp đạt được mong muốn bất chấp hậu quả. Vì vậy, người lớn phải thiết lập những giới hạn để trẻ hiểu  nhưng đồng thời vẫn tôn trọng ý kiến và quyết định của con.

Trẻ nhút nhát

Giai đoạn 5 tuổi, trẻ thường thích khám phá, học hỏi về môi trường xung quanh. Tuy nhiên, vì có nhiều mối nguy hiểm rình rập như sợ con tiếp xúc với người lạ có ý đồ xấu, nhiều cha mẹ có khuynh hướng bao bọc con quá mức cần thiết. Điều này trong thời gian dài có thể gây tác dụng ngược, khiến trẻ nhút nhát, sợ hãi khi bắt gặp điều mới mẻ hay ngại giao tiếp.

Cách xử lý trong trường hợp này là chính phụ huynh phải chủ động biết cách che chở con ở mức độ vừa phải, khích lệ và cỗ vũ con tự tin. Thay vì cuối tuần bắt buộc trẻ ở nhà, cha mẹ có thể cho con tham gia lớp học năng khiếu như nhảy, tập làm MC nói chuyện trước đám đông,..hay chỉ đơn giản là về quê thăm ông bà và trải nghiệm những hoạt động không có trên thành phố.

Trẻ 5 tuổi tính cách hung hăng

Hung hăng cũng là một trong những đặc điểm tính cách thường thấy những đứa trẻ 5 tuổi – độ tuổi “nổi loạn” và nhận thức về các chuẩn mực còn khá thiếu sót. Chúng luôn tìm cách làm trái lời dặn của người lớn và muốn “thống trị” bạn bè. Nếu không được như  , trẻ tỏ thái độ bất mãn.

Khi thấy trẻ bộc lộ tính cách hung hăng như cãi lại lời người lớn, thay vì đánh mắng lập tức dễ gây ra cảm giác ức chế, cha mẹ nên bình tĩnh và nghiêm khắc chỉ ra những lỗi sai của con, giải thích vì sao con không nên làm như vậy và hậu quả chúng có thể phải chịu nếu còn tái phạm. Qua thời gian, con trẻ sẽ tự nhận thức được và hung hăng nữa.

Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP) giúp trẻ có tính cách khác nhau phát triển toàn diện

Trực thuộc tập đoàn giáo dục quốc tế lâu đời Cognita với hơn 85 trường thành viên trên toàn thế giới, Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là trường quốc tế dành cho trẻ ở độ tuổi từ 18 tháng đến 11 tuổi ở khu vực Bình Thạnh, TP.HCM, Việt Nam. Trường ISSP là trường mầm non và tiểu học quốc tế duy nhất tại Việt Nam được chứng nhận toàn diện bởi 2 tổ chức kiểm định giáo dục uy tín quốc tế là CIS (Council of International School) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges). Hiện trường cũng đang giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học (IB PYP) được công nhận toàn cầu.

>>> Tìm hiểu thêm về Chương Trình Tiểu Học tại Trường Quốc Tế ISSP

Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl áp dụng những phương pháp giáo dục trẻ mầm non và tiểu học lấy trẻ là trung tâm, mang tính cá nhân hóa cao nhằm đảm bảo từng học sinh thuộc các nhóm tính cách khác nhau có cơ hội phát triển toàn diện. Mọi nhu cầu về học tập, rèn luyện kỹ năng và trải nghiệm của học sinh luôn được trường tạo điều kiện để hoàn thành.

Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP) luôn vui mừng chào đón quý phụ huynh cùng học sinh đến tham quan trường thực tế. Phụ huynh có thể liên hệ đến Phòng Tuyển Sinh của trường để được tư vấn cũng như đặt lịch tham quan trường ISSP qua 2 cách như bên dưới:

Cha mẹ và thầy cô, xã hội cần chấp nhận tính cách của trẻ như trẻ vốn có. Và điều quan trọng hơn hết là biết những gì cần để phát triển và hoàn thiện tính cách cho trẻ. Chính việc này sẽ góp phần tạo nên sự thành công cho trẻ trong cuộc sống tương lai.

Tags: Tăng cường trí thông minh cho trẻ, năng khiếu của trẻ, dạy trẻ kỹ năng hợp tác, phát triển toàn diện của trẻ em, trí thông minh logic toán học, trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh âm nhạc, phát triển não phải trẻ em