Fraud Blocker Thực đơn cho trẻ mầm non đầy đủ dưỡng chất, giúp bé phát triển | ISSP
Zalo OA icon
xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non
July 18, 2024

Thực đơn cho trẻ mầm non đầy đủ dưỡng chất, giúp bé phát triển

Giai đoạn mầm non là thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là về mặt thể chất và trí tuệ. Việc xây dựng thực đơn hợp lý đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ, giúp bé phát triển khỏe mạnh và học tập hiệu quả. Để tìm hiểu kỹ hơn về cách xây dựng thực đơn mầm non sao cho khoa học và đầy đủ, hãy cùng Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) khám phá bài viết dưới đây.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể đặt lịch tham quan Trường Quốc tế Saigon Pearl để hiểu rõ hơn về chương trình học, cơ sở vật chất cũng như chế độ dinh dưỡng khoa học và an toàn dành cho học sinh tại ISSP qua đường dẫn sau:

Thành phần dưỡng chất cần có trong thực đơn trẻ mầm non

Giai đoạn mầm non là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ, đặt nền tảng cho sự phát triển thể chất, trí tuệ và tinh thần sau này. Do đó, việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ là vô cùng quan trọng. Khi lên kế hoạch xây dựng thực đơn, các bậc phụ huynh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Mỗi bữa ăn của trẻ phải cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết để trẻ thoải mái hơn trong những hoạt động học tập, vui chơi.
  • Khi xây dựng thực đơn, cần cân đối tỷ lệ giữa đạm, vitamin, khoáng chất và chất béo trong mỗi khẩu phần.
  • Thực đơn cho bé nên được thay đổi qua hàng ngày, hàng tuần, thậm chí theo mùa để bé không bị ngán cũng như giúp trẻ có cơ hội thử nhiều món ăn mới.
  • Đảm bảo sự cân bằng giữa thực phẩm giàu calo và ít calo, tránh tình trạng thừa cân hoặc thiếu dinh dưỡng.
  • Chế biến món ăn theo nhiều phương pháp khác nhau để tạo sự đa dạng, thu hút. Đồng thời sử dụng gia vị phù hợp để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng cần có.

Theo khuyến nghị của các chuyên gia, thực đơn mầm non hằng ngày nên đạt từ 1230 – 1320 calo. Trong đó, bột đường chiếm 52 – 60% calo, đạm chiếm 13 – 20% calo và chất béo chiến 25 – 35% calo. Đồng thời, thực đơn của trẻ nên bao gồm các thành phần dinh dưỡng sau:

  • Chất bột đường: Gạo, bún, bánh mì, ngũ cốc,… kết hợp thực phẩm từ nguồn gốc động vật và thực vật.
  • Chất đạm: Thịt, cá, tôm, cua, trứng, đậu hũ và các loại đậu.
  • Chất béo: Dầu thực vật, mỡ, bơ,…
  • Chất xơ: Rau củ, trái cây, táo, cam, chanh, chuối, bơ, dâu tây,… để tăng cường đề kháng.
  • Vitamin và khoáng chất: Các loại vitamin A, nhóm B, C, D, E, sắt, kẽm, canxi,…
thực đơn mầm non
Xây dựng thực đơn mầm non là yếu tố quan trọng cần được chú ý (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm:

Thực đơn của trường Quốc tế Saigon Pearl cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé

Không chỉ nổi bật về chất lượng giảng dạy và mang lại trải nghiệm học tập toàn diện cho trẻ, Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) còn cam kết mang đến những bữa ăn an toàn, đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng cho các bé. Chế độ ăn hàng ngày của học sinh luôn được chú trọng hàng đầu. Thực đơn của Trường Quốc tế Saigon Pearl được cam kết đảm bảo 100% dinh dưỡng, sử dụng nguyên liệu sạch, tạo nên những bữa ăn thơm ngon và bổ dưỡng cho trẻ.

Trường mầm non và tiểu học Quốc Tế Saigon Pearl hiểu rằng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Vì vậy, nhà trường luôn chú trọng, quan tâm và đầu tư kỹ lưỡng vào việc thiết kế thực đơn hàng ngày cho học sinh.

Nhằm khuyến khích lối sống lành mạnh, thực đơn luôn được xây dựng cân đối và phong phú, với các món ăn đa dạng Á, Âu, món mặn và món chay. Đối với học sinh có chế độ ăn uống hoặc ăn kiêng đặc biệt, căn tin sẽ theo dõi và điều chỉnh theo yêu cầu để đảm bảo sự phù hợp. Hơn thế nữa, giáo viên tại ISSP cũng luôn quan tâm đến chế độ ăn uống và sự phát triển toàn diện của học sinh. 

thực đơn mầm non
Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) luôn quan tâm đến chế độ ăn uống và sự phát triển toàn diện của học sinh (Nguồn: ISSP)

Dưới đây là một ví dụ cụ thể về thực đơn tại trường Quốc tế Saigon Pearl năm học 2022 – 2023:

Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu

Asian Option – Món Châu Á

Cơm cá kho tộ Cơm thịt heo kho trứng cút Cơm đùi gà nướng  Cơm bò Luk Lak

Cơm cá viên sốt cà chua

Western Option – Món Châu Âu

Mì spaghetti thịt viên với sốt Napoli truyền thống và rau củ xào  Cá lăn bột dùng với khoai tây nghiền Sườn heo sốt Gravy dùng với khoai tây nướng Thăn heo đút lò ăn kèm cơm chiên

Bánh nướng thịt bò bằm 

Vegetarian Option – Món Chay

Cơm trứng chiên nấm Cơm dùng với chả chay xào sả Cơm đậu hũ chiên sốt cà chua Cơm chiên đậu gà và rau củ

Mì trứng xào rau củ và đậu hủ chiên

Deli Options – Thực đơn tùy chọn

Bánh mì gà nướng và sốt Mayo Cuộn gà nướng xé với thịt xông khói và rau Bánh mì với cá tuna và sốt Mayonnaise Pizza xúc xích Pepperoni hoặc phô mai

Bánh mì sandwich ham và cheese 

Salad Bar – Món Rau Trộn

Salad kiểu Ý Salad kiểu Á với thịt nướng Salad kiểu Địa Trung Hải Salad kiểu Trung Đông

Salad kiểu Mexico

Fresh Juice – Nước Ép Tươi Dưa hấu ép Cam ép Thơm ép  Trái cây nhiệt đới

Chanh ép

>>> Đọc thêm: 

Gợi ý thực đơn cho trẻ mầm non trong 1 tuần theo từng độ tuổi

Đối với trẻ mầm non, thông thường thực đơn cần phải đủ 5 buổi một ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng cần có. Do đó, việc xây dựng thực đơn mầm non cũng yêu cầu phải thật kỹ. Dưới đây là gợi ý thực đơn cho trẻ trong 1 tuần theo từng độ tuổi mà bạn có thể tham khảo qua.

Thực đơn cho trẻ mầm non 2 tuổi

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7

Bữa sáng (8h – 8h30)

Phở gà Bún mọc Súp tôm Xôi gấc Súp gà

Cháo thịt bằm

Bữa phụ sáng (9h30 – 9h45)

Thanh long Sinh tố xoài Dưa hấu Chuối Nước cam

Sữa tươi

Bữa trưa (10h30 – 11h30)

Cháo thịt bò bí đỏ Cháu rau cải Cháo thịt gà Cháo thịt + cải bó xôi Cháo thịt bằm cà rốt

Cháo thịt khoai tây

Bữa chiều (14h30 – 15h)

Cháo ngao Cháo mực nấm rơm Bún riêu cua Cháo vịt Bánh bao đậu xanh + sữa tươi

Cháo gà hạt sen

Bữa phụ chiều (16h – 16h15) Sữa hạt Sữa bột Sữa ngũ cốc Sữa bột Sữa chua

Sữa bột

>>> Bố mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Thực đơn cho trẻ mầm non 3 tuổi

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6

Bữa sáng (7h30 – 8h30)

Cháo thịt bò bông cải Súp gà ngô + Sữa tươi Phở Bún thịt

Cháo sườn rau củ

Bữa trưa (10h30 – 11h30)

– Thịt bò om rau củ

– Cháo thịt bò rau củ

– Canh đậu hà lan

– Cơm trắng

– Trà hoa quả

– Thịt rán

– Cháo thịt bằm bí đỏ

– Canh bắp cải thịt nạc

– Cơm trắng

– Sinh tố chanh leo

– Tàu hũ trứng sốt thịt

– Cháo thịt tàu hũ

– Canh su hào

 Cơm trắng

– Sinh tố trái cây

– Cá kho riềng sả

– Cháo cá rau cải

– Canh rau cải thịt nạc

– Cơm trắng

– Trà hoa quả

– Thịt gà om nấm

– Cháo thịt gà củ quả

– Canh củ quả

– Cơm trắng

– Sinh tố chanh dây

Bữa chiều (14h30 – 15h)

Bún thang + hoa quả Xôi gấc cốt dừa + Chuối Cháo chim bồ câu + hoa quả Bánh bông lan + Cháo sườn rau củ

Bánh đa cá thì là + hoa quả

Bữa phụ chiều (16h) Sữa tươi Sữa tươi Sữa chua Sữa tươi

Sữa tươi

>>> Bài viết liên quan:

Thực đơn cho trẻ mầm non 4 – 5 tuổi

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6

Bữa sáng (8h – 8h45)

Súp thịt bò hoặc bánh mỳ gối + Nước cam Cháo cá hồi hoặc phở nạc + Nước chanh Cháo bồ câu đậu xanh + Nước chanh leo Cháo thịt nạc hoặc xôi gấc + Nước cam

Cháo gà nấu nấm hoặc phở gà ta + Nước chanh

Bữa trưa (10h45 – 11h30)

– Cháo gà khoai tây

– Gà nấu cà ri

– Canh mồng tơi

– Súp lơ xào

– Cơm trắng

– Cháo tôm cà rốt

– Nem tôm thịt

– Canh bắp cải thịt nạc

– Cơm trắng

– Su su luộc

– Cháo trứng gà phô mai

– Trứng thịt kho

– Canh bầu nấu ngao

– Cơm trắng

– Rau muống xào

– Cháo cá thì là

– Cá chiên xù

– Canh bí đỏ nấu sườn

– Cơm trắng

– Rau cải ngọt xào

– Cháo thịt bò bí đỏ

– Bò hầm khoai tây

– Canh cải xanh nấu ngao

– Cơm trắng

– Bí xanh luộc 

Bữa chiều (14h30 – 15h)

Cháo sườn ruốc (hoặc bún sườn) + Hoa quả Cháo vịt hạt sen (hoặc miến nấu vịt) + Hoa quả Cháo thịt đậu hà lan + Hoa quả Cháo ngao (hoặc mỳ ý thịt bằm cà chua) + Hoa quả

Cháo cua rau cải (hoặc bánh đa cua rau cải) + Hoa quả

Sữa chiều (16h – 16h45) Sữa dừa hạnh nhân Cháo sữa Sữa gạo lứt hạnh nhân Pudding

Sữa hạt óc chó

>>> Tìm hiểu thêm:

Gợi ý thực đơn cho trẻ mầm non theo mùa

Việc xây dựng thực đơn mầm non cho trẻ theo mùa là rất quan trọng. Chẳng hạn, vào mùa hè thời tiết nắng nóng, trẻ cần được bổ sung những thực phẩm giàu nước. Vào mùa đông, nên ưu tiên cho bé thưởng thức những món ăn nóng để cơ thể điều hoà thân nhiệt tốt hơn. Điều này cũng giúp đảm bảo cho trẻ luôn cảm thấy thoải mái và hứng thú với bữa ăn.

Thực đơn cho trẻ mầm non vào mùa hè

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6

Bữa sáng

Uống sữa bột Uống sữa bột Uống sữa bột Uống sữa bột

Uống sữa bột

Bữa trưa

– Cơm tẻ

– Thịt gà sốt gia vị

– Canh bí xanh nấu thịt lợn

– Rau bắp cải xào

– Cơm tẻ

– Thịt lợn đậu phụ sốt cà

– Canh cá nấu cải

– Bí đỏ xào

– Cơm tẻ

– Tôm nõn rim thịt lợn

– Canh tôm nấu bầu

– Cải ngọt xào

– Cơm tẻ

– Thịt bò hầm khoai tây

– Canh thịt lợn nấu cà chua

– Cơm tẻ

– Trứng rán

– Canh rau mồng tơi nấu thịt

– Đậu cove xào

Bữa chiều 

Bún riêu cua Phở thịt bò Cháo thịt bí đỏ Mỳ thịt lợn

Cháo gà ta hầm hạt sen nấm hương

Bữa phụ Chuối tiêu Sữa chua Dưa hấu Bánh cá

Sữa chua

>>> Xem thêm:

Thực đơn cho trẻ mầm non vào mùa đông

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5

Thứ 6

Bữa trưa

– Cơm tẻ

– Trứng đúc thịt

– Cải bắp xào thịt lợn

– Canh khoai tây cà rốt nấu thịt

– Cơm tẻ

– Thịt sốt cà chua

– Đỗ xào thịt bò

– Canh rau cải nấu ngao

– Cơm tẻ

– Thịt gà rang gừng nghệ

– Bí đỏ xào thịt lợn

– Canh rau cải ngọt nấu thịt nạc

– Cơm tẻ

– Thịt rim tôm

– Su hào xào thịt bò

– Canh bầu nấu tôm

– Cơm tẻ

– Thịt cá sốt cà chua

– Bầu xào thịt lớn

– Canh cải cúc thịt nạc

Bữa phụ

Sữa Chuối Sữa Dưa hấu

Sữa

Bữa phụ chiều  Phở bò Cháo trứng thịt Mì gà Xôi thịt bằm

Bánh bao

>>> Xem thêm:

Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến thực đơn mầm non và cách xây dựng thực đơn hiệu quả. Một bữa ăn dinh dưỡng sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của trẻ một cách tốt nhất. Thông qua bài viết, ISSP hy vọng có thể mang đến những thông tin hữu ích để giúp các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việc sáng tạo thực đơn cho trẻ. 

>>> Bài viết khác: