Rèn luyện sự tự tin cho trẻ từ sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống sau này. Không những hỗ trợ các bé trong việc học tập mà còn ngay cả trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Rèn luyện sự tự tin cũng là một trong những cách giúp trẻ được phát triển toàn diện. Phụ huynh hãy cùng Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) tìm hiểu về cách rèn luyện sự tự tin cho trẻ qua những cách dưới đây.
Sự tự tin là gì?
Sự tự tin (trong tiếng Anh là “self-confidence“) là khả năng tin tưởng vào giá trị và hành động của bản thân và không bị tác động bởi sự nghi ngờ/nghi vấn của người khác.
Nói một cách dễ hiểu về sự tự tin là gì, “tự” là chính bản thân mình, còn “tin” chính là niềm tin, sự tin tưởng. Tự tin là một tính cách, đức tính tốt mà mỗi đứa trẻ cần được nuôi dưỡng và phát huy. Nhờ có sự tự tin, trẻ có thể suy nghĩ, nói và hành động một cách quyết đoán, chắc chắn hơn.
> Xem thêm:
- Phát triển trí tuệ cảm xúc trẻ hòa đồng, tự tin giao tiếp
- 11 Bí quyết giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nói chuyện trước đám đông
Biểu hiện của sự tự tin như thế nào?
Một đứa trẻ có sự tự tin thường được biểu hiện bởi những điều sau:
- Sẵn sàng khám phá những điều mới mẻ: Nếu cha mẹ thường xuyên khuyến khích và động viên con thử trải nghiệm những điều mới, trẻ sẽ tự tin hơn vào khả năng của bản thân và phát triển tư duy không ngừng học hỏi mỗi ngày. Ngược lại, nếu cha mẹ luôn bảo bọc con thì sau này trẻ sẽ thiếu đi sự tự tin và cảm thấy ngại trước những thử thách mới mẻ đến với trẻ.
- Không che dấu khuyết điểm: Những đứa trẻ được rèn luyện sự tự tin từ nhỏ thường không sợ hãi khi phải đối diện với những khuyết điểm của mình. Thay vào đó, trẻ chấp nhận và sẵn sàng tìm cách khắc phục những yếu điểm đó của mình.
- Kiên trì với mục tiêu: Trẻ tự tin thường sẽ quyết tâm thực hiện những điều mình muốn tới cùng. Dù cho có nhiều khó khăn những trẻ sẽ không bỏ cuộc, không ngại thất bại và cố gắng cho tới khi đạt được mục tiêu.
> Xem thêm: Cách phát triển trí thông minh tương tác giúp trẻ tự tin
Thế nào là thiếu tự tin và tự tin thái quá?
Quá tự tin:
- Tự đánh giá không thực tế: Người quá tự tin có xu hướng đánh giá khả năng của mình cao hơn thực tế. Họ có thể tự tin mà không có đủ kiến thức, kỹ năng hoặc kinh nghiệm để đạt được mục tiêu.
- Thiếu sự nhạy bén và tự phê phán: Người quá tự tin có thể thiếu khả năng nhận ra và sửa chữa những sai lầm của mình. Họ có thể không nhạy bén đối với phản hồi và ý kiến của người khác và không chấp nhận sự phê phán xây dựng.
Thiếu tự tin:
- Tự hạn chế: Những đứa trẻ ít được rèn luyện sự tự tin thường có xu hướng tự hạn chế và không tin tưởng vào khả năng của mình. Bé có thể tỏ ra e ngại và sợ hãi khi đối mặt với những tình huống mới hay khó khăn.
- Giao tiếp kém: Trẻ thiếu tự tin có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp và tương tác xã hội. Bé có thể tỏ ra nhút nhát, không tự tin trong việc thể hiện ý kiến và có thể tránh xa các tình huống xã hội.
- Phụ thuộc: Trẻ có thể cần sự hỗ trợ và định hướng từ người khác để làm việc và ra quyết định. Bé dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến và đánh giá từ người khác.
Cần lưu ý rằng quá tự tin và thiếu tự tin đều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Quá tự tin có thể dẫn đến sự kiêu ngạo và không tôn trọng người khác, trong khi thiếu tự tin có thể làm giảm khả năng phát triển và tạo ra cảm giác bất an trong trẻ. Mục tiêu của cách rèn luyện sự tự tin là tạo ra một sự cân bằng, giúp trẻ phát triển lòng tự tin và sự tự tin xã hội mà không bị lệ thuộc quá mức hoặc tự cao.
Tầm quan trọng của sự tự tin đối với trẻ em
Tự tin là tin tưởng vào chính mình, đặt niềm tin vào khả năng và những giá trị mà trẻ có thể làm được. Thiếu đi sự tự tin, trẻ có thể mất đi nhiều cơ hội tốt trong hành trình trưởng thành. Trẻ sẽ phát triển theo từng ngày, những trải nghiệm mới luôn đang chờ đợi các bé khám phá. Sẽ có rất nhiều thử thách xuất hiện trong những lần trải nghiệm ấy. Vì vậy, sự tự tin sẽ luôn là người bạn đồng hành cùng bé trong những trải nghiệm tuyệt vời.
Dưới đây là những lợi ích của sự tự tin trong hành trình phát triển toàn diện của trẻ:
1 – Xây dựng khả năng tự lập: Rèn luyện sự tự tin giúp trẻ tin tưởng vào bản thân, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Trẻ học cách tự giải quyết vấn đề, tự sắp quản lý và sắp xếp thời gian học tập, cá nhân hiệu quả.
Xem thêm:
- 5 bước dạy trẻ kỹ năng sống tự lập đơn giản cho cha mẹ
- Dạy 10 kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi tự lập từ nhỏ
2 – Trẻ học tập tốt hơn: Rèn luyện sự tự tin ngay từ nhỏ giúp trẻ đặt ra những mục tiêu học tập lớn hơn. Trẻ dám thử thách bản thân trước những cuộc thi, trẻ tự tin và có động lực để đạt được kết quả tốt nhất trong khả năng.
3 – Phát triển kỹ năng giao tiếp: Rèn luyện sự tự tin giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với bạn bè và những người xung quanh. Trẻ tự tin đưa ra quan điểm cá nhân của bản thân và trẻ cởi mở hơn trong việc trò chuyện và trao đổi với người khác. Quá trình này còn giúp trẻ xây dựng và gắn kết những mối quan hệ tích cực trong cuộc sống.
>> Xem thêm:
- 12 phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
- TOP 12+ kỹ năng ứng xử cho trẻ tiểu học: Bố mẹ nên dạy bé
- 8 Cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép với người lớn
11 cách rèn luyện sự tự tin
1. Cha mẹ làm gương cho con trẻ noi theo
Cha mẹ là những người gần gũi và đồng hành trong suốt chặng đường lớn khôn của con trẻ. Do đó, muốn những đứa trẻ học được cách tự tin, cha mẹ hãy làm gương cho con noi theo. Cha mẹ hãy thể hiện cho con mình thấy rằng họ cũng là người tự tin và có chính kiến trong cuộc sống. Trẻ có thói quen sẽ học tập và bắt chước theo hành động, thái độ và thói quen của những người xung quanh. Vì vậy, đây là cách rèn luyện sự tự tin cho trẻ được nhiều quý phụ huynh áp dụng.
2. Lắng nghe ý kiến của trẻ
Hiện nay, nhiều phụ huynh bận rộn với cuộc sống mưu sinh, ít quan tâm đến cảm nhận của trẻ. Những tâm hồn bé nhỏ cũng cần được nói lên những quan điểm, ý kiến của mình. Hãy để trẻ được nêu lên quan điểm. Đó cũng là cách để kiểm tra xem trẻ có đang hiểu đúng vấn đề, nếu có sai lệch cha mẹ sẽ đồng cảm và giải thích cho bé hiểu rõ hơn.
Từ những điều đơn giản như vậy, dù ở trường học hay trong giao tiếp với mọi người, trẻ đều có thể tự tin nói lên ý kiến của mình, năng nổ trong học tập. Vì thế, cần lắng nghe ý kiến của trẻ nhiều hơn và tạo điều kiện để bé được quyền nói lên suy nghĩ của mình.
>> Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng lắng nghe cho trẻ tích cực và hiệu quả
3. Chăm chuốt ngoại hình cho trẻ
Chăm chút ngoại hình là cách rèn luyện sự tự tin cho trẻ hiệu quả mà nhiều phụ huynh thường không nghĩ tới. Nhiều trẻ dễ bị tự ti và mặc cảm bởi ngoại hình và sợ bị người khác trêu chọc và hay bị nhút nhát, ngại ngùng. Chính vì vậy, trẻ sẽ tự tin thể hiện cá tính của bản thân hơn nếu được sở hữu vẻ bề ngoài xinh xắn, điển trai và gọn gàng.
4. Đặt mục tiêu thực tế và khuyến khích trẻ thực hiện
Bé cảm thấy mình chưa học tốt môn toán? Cha mẹ hãy cùng bé đặt mục tiêu cải thiện và tìm ra những chỗ bé chưa hiểu rõ. Dựa vào đó, tìm các phương pháp học tốt hơn và khuyến khích trẻ khi mục tiêu được hoàn thành. Đây cũng là một trong những cách cụ thể hướng dẫn bé đặt đặc mục tiêu. Mỗi khi hoàn thành một mục tiêu, sự tin tưởng vào bản thân sẽ nhiều hơn. Việc này cũng là tiền đề để giúp trẻ rèn luyện sự tự tin.
5. Giúp trẻ tìm ra sở thích cá nhân
Mỗi người đều có sở thích riêng và trẻ cũng thế! Phụ huynh và thầy cô cùng tìm ra sở thích cá nhân và ủng hộ sở thích của bé. Từ đó, những sở thích bình dị ấy lại có thể trở thành kim chỉ nam cho bé khi lớn. Cách rèn luyện sự tự tin này rất quan trọng trong tương lai. Bởi trẻ sẽ biết được thế mạnh của mình ở đâu và phát huy chúng.
6. Dạy trẻ cách tự lập
Cách rèn luyện sự tự tin của trẻ ngay từ sớm chính là dạy trẻ cách tự lập. Có như vậy, trẻ sẽ dễ dàng đưa ra quyết định, dũng cảm khi phải đối mặt với những khó khăn. Trẻ sẽ thoát khỏi vùng an toàn mỗi khi gặp sợ hãi, rèn luyện tự tin trước đám đông. Cha mẹ hãy cho trẻ tự đưa ra sự lựa chọn màu sắc quần áo mỗi lần đi mua sắm. Cho phép trẻ tự vệ sinh cá nhân mỗi sáng hay tự chuẩn bị sách vở đến trường,… Đó cũng là những cách đơn giản để bắt đầu dạy cho trẻ khả năng tự lập.
>> Xem thêm:
- 5 cách dạy con thông minh kiểu Mỹ giúp trẻ tự lập, tự tin
- 8 kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non 4 – 5 – 6 tuổi
7. Dạy trẻ tính kiên nhẫn
Cùng trẻ chơi những trò chơi mang tính logic, cần nhiều thời gian để thực hiện như giải câu đố, truy tìm kho báu,… Những trò này cũng sẽ là cách dạy cho trẻ khả năng kiên nhẫn. Bởi khi có tính kiên nhẫn trẻ sẽ bình tĩnh giải quyết vấn đề. Trẻ sẽ không nóng vội và đưa ra những quyết định sai lầm. Từ đó, rèn luyện sự tự tin ở trẻ thông qua việc luyện tập khả năng kiên nhẫn.
8. Giúp trẻ xây dựng những mối quan hệ
Rèn luyện sự tự tin trong giao tiếp cũng là điều vô cùng cần thiết khi bé có những mối quan hệ ngoài gia đình. Do đó, dạy trẻ cách xây dựng mối quan hệ giúp tự tin hơn trong giao tiếp. Mối quan hệ quan trọng nhất chính là giữa các thành viên gia đình với nhau. Hãy cho trẻ trò chuyện giao tiếp cùng ông bà hay người thân trong gia đình nhiều hơn. Dạy bé cách chủ động trong giao tiếp, trò chuyện với nhiều người. Đó sẽ là tiền đề tạo sự tin tưởng ở bé, khi giao tiếp ngoài xã hội bé cũng sẽ cởi mở và tự tin hơn.
9. Dạy trẻ làm quen với việc chịu trách nghiệm
Ai cũng phải từng mắc phải sai lầm và đối với trẻ cũng thế, việc đó là điều không tránh khỏi. Dạy trẻ nhận thức được trách nhiệm của bản thân. Dạy trẻ thừa nhận trách nhiệm thuộc về mình. Điều này sẽ giúp bé nhận ra được điều nên làm và khắc phục những lỗi lầm do mình gây ra. Đồng thời, trẻ sẽ sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình. Trong tương lai, cách rèn luyện sự tự tin này giúp trẻ trở thành một người có ích cho xã hội .
10. Khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến cá nhân
Phụ huynh, thầy cô không chỉ lắng nghe ý kiến mà còn phải khuyến khích làm những việc mà trẻ thích. Trẻ rất thích được khen ngợi và có thói quen khoe những điều tự hào mong được người lớn khích lệ. Do đó, khuyến khích trẻ khi bé bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân sẽ giúp bé tự tin hơn và tin vào khả năng của chính mình. Từ đó, cách rèn luyện sự tự tin cho trẻ sẽ đạt được hiệu quả cao từ những điều đơn giản như thế.
11. Khuyến khích các hoạt động thể chất
Ngoài những kỹ năng mềm cần thiết cũng cần phải có những hoạt động tập luyện về thể chất. Chẳng hạn như cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời nhằm trau dồi rèn luyện sức khỏe. Cho phép trẻ tham gia các môn thể thao đồng đội. Điều này sẽ giúp trẻ rèn luyện thể chất, tăng sức đề kháng,… Đồng thời, trong quá trình chơi trẻ còn được tương tác với nhiều bạn khác. Trẻ không ngại va chạm trong quá trình chơi, vượt qua những nỗi sợ. Thông qua những tình huống trên, sự tự tin của trẻ sẽ dần được tăng lên qua từng ngày. Giúp cha mẹ yên tâm hơn khi bé không có mình bên cạnh.
>> Xem thêm:
- Vai trò quan trọng của giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
- 15 trò chơi vận động cho trẻ mầm non hấp dẫn và thú vị
Trường Quốc Tế Saigon Pearl giúp trẻ xây dựng sự tự tin
Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là trường quốc tế tại TPHCM dành cho học sinh bậc mầm non và tiểu học. ISSP trực thuộc tập đoàn giáo dục quốc tế Cognita. Trường được chứng nhận bởi 2 tổ chức kiểm định giáo dục uy tín là CIS (Council of International School) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges). Hiện nay, ISSP còn tự hào được biết đến là trường giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học (IB PYP).
Thấu hiểu tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng mềm ngay từ sớm, ngoài việc có các chương trình giảng dạy quốc tế, ISSP còn tạo nhiều điều kiện để các bé có những trải nghiệm thực tế. Việc này nhằm trau dồi thêm các kỹ năng mềm cho bé thông qua các hoạt động. Đặc biệt là kỹ năng rèn luyện sự tự tin cho trẻ bằng cách tổ chức nhiều cuộc thi thể thao, các chương trình học ngoài trời, hoạt động ngoại khóa,…
Để biết thêm thông tin chi tiết phụ huynh vui lòng liên hệ qua:
- Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788.
- Email: admissions@issp.edu.vn
Hướng dẫn các kỹ năng mềm ngay từ sớm nói chung và rèn luyện sự tự tin cho trẻ ngay từ sớm là điều rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện cho trẻ. Phụ huynh nhận thức được điều này là điều vô cùng tốt trong quá trình giáo dục cho trẻ. Bài viết trên đã tổng hợp 11+ cách rèn luyện sự tự tin cho trẻ. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp cho quý phụ huynh nhiều thông tin hữu ích góp phần vào sự giáo dục cho trẻ.
Tags: tư duy tích cực, tư duy logic cho trẻ, tư duy ngược, tư duy phản biện cho trẻ, tư duy sáng tạo