Fraud Blocker Phương pháp dạy học trực quan là gì? Áp dụng thực tế bậc mầm non & tiểu học
Phương pháp dạy học trực quan
January 9, 2025

Phương pháp dạy học trực quan là gì? Áp dụng thực tế bậc mầm non & tiểu học

Phương pháp trực quan mở ra cơ hội cho trẻ khám phá thế giới tri thức một cách sinh động và thú vị. Đặc biệt ở bậc mầm non và tiểu học – nơi mọi thứ xung quanh đều là “bài học đầu đời”, cách tiếp cận này không chỉ giúp các em nắm bắt kiến thức mà còn góp phần nuôi dưỡng tư duy sáng tạo và khả năng quan sát tinh tế. Hãy cùng Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) khám phá phương pháp dạy học trực quan là gì và quy trình triển khai cụ thể.

>> Xem thêm:

Khái niệm phương pháp dạy học trực quan là gì?

Phương pháp dạy học trực quan đem đến một cách tiếp cận sinh động và cuốn hút, đưa các bạn nhỏ vào thế giới của hình ảnh, âm thanh, màu sắc để hiểu rõ hơn các hiện tượng, sự vật xung quanh. Cụ thể, thay vì chỉ lắng nghe lý thuyết một cách thụ động, phương pháp trực quan giúp trẻ thấy, chạm và cảm nhận thông qua các công cụ như hình ảnh, video, bản đồ hay đồ họa trực quan,… 

Nhờ vậy, các bạn nhỏ sẽ tự mình khám phá và ghi nhớ kiến thức một cách tự nhiên. Không chỉ là cách học hiệu quả, phương pháp trực quan còn có thể ví von như một hành trình khám phá – nơi mỗi bài học trở thành một trải nghiệm đáng nhớ.

Phương pháp dạy học trực quan
Phương pháp dạy học trực quan giúp trẻ thấy, chạm và cảm nhận thông qua các công cụ như hình ảnh, video, bản đồ hay đồ họa trực quan,… (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

>> Xem thêm: 

Ưu – nhược điểm của phương pháp dạy học trực quan

Ưu điểm của dạy học trực quan  

1 – Đối với giáo viên

Giáo viên áp dụng mô hình phương pháp trực quan, cần truyền tải kiến thức thông qua sự hỗ trợ từ các công cụ trực quan như hình ảnh, sơ đồ và video một cách rõ ràng, dễ hiểu ở những chủ đề khó hoặc mang tính trừu tượng. Nhờ đó, nội dung bài học không chỉ trở nên sinh động hơn mà còn khơi gợi nên nhiều hoạt động tương tác, khuyến khích học sinh tham gia tích cực.

Giáo viên ISSP áp dụng mô hình phương pháp trực quan
Giáo viên ISSP áp dụng mô hình phương pháp trực quan, thông qua sự hỗ trợ từ các công cụ trực quan một cách rõ ràng

2 – Đối với học sinh bậc mầm non & tiểu học

Tiếp cận thông tin qua nhiều giác quan là “chìa khóa” giúp cho các em bậc mầm non và tiểu học dễ dàng hình dung, hiểu sâu sắc nội dung bài học. Hơn nữa, học sinh còn có xu hướng ghi nhớ kiến thức lâu dài hơn. Từ đó, giảng viên/nhà trường xây dựng nền tảng học tập vững chắc hơn so với các phương pháp truyền thống chỉ tập trung vào lý thuyết.

Phương pháp trực quan cũng tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em phát triển những kỹ năng mềm cần thiết như: giao tiếp, làm việc nhóm và xử lý vấn đề – những yếu tố quan trọng giúp các em tự tin bước vào giai đoạn học tập kế tiếp.

Phương pháp trực quan giúp phát triển những kỹ năng mềm cần thiết
Phương pháp trực quan cũng tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em phát triển những kỹ năng mềm cần thiết

Nhược điểm của mô hình dạy học trực quan

Bên cạnh những lợi ích vượt trội phương pháp trực quan mang lại, mô hình này cũng tiềm ẩn những thách thức và hạn chế đáng lưu tâm như:

  • Đòi hỏi các giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn: Giáo viên cần tìm kiếm tài liệu phù hợp, thiết kế các nội dung giảng dạy sao cho thu hút và thật dễ hiểu. Điều này đã vô tình làm gia tăng thêm gánh nặng cho giáo viên bên cạnh những nhiệm vụ khác trong công việc hàng ngày. 
  • Dễ gây phân tán sự chú ý: Nếu “lạm dụng” quá nhiều công cụ hỗ trợ giảng dạy, khiến trẻ em sẽ bị cuốn vào hình ảnh, video,… và không tập trung nội dung chính của bài học. Kết quả là học sinh không thể nắm vững kiến thức cốt lõi, làm suy giảm hiệu quả học tập.

>> Xem thêm: 8 Phương pháp rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ | ISSP

Quy trình triển khai phương pháp trực quan

Triển khai phương pháp dạy học trực quan là một công việc đòi hỏi sự tổ chức và kế hoạch chi tiết. Điều này không chỉ giúp giáo viên thực hiện bài giảng một cách mạch lạc mà còn đảm bảo rằng mục tiêu giảng dạy được thiết lập sẽ đạt được hiệu quả cao nhất.

Bước 1: Xác định mục tiêu bài giảng hướng đến

Trong giai đoạn đầu tiên của quy trình triển khai phương pháp dạy học trực quan, giáo viên cần phải xác định rõ ràng và cụ thể những gì mình muốn học sinh đạt được sau mỗi bài học hoặc hoạt động học tập. Đây là nền tảng thiết yếu nhằm thành công tạo ra môi trường học tập thú vị cho các em.

Bước 2: Lựa chọn phương pháp và công cụ trực quan tương xứng

Sau khi đã vạch rõ mục tiêu giảng dạy, bước tiếp theo giáo viên cần tìm kiếm các phương pháp và công cụ liên quan chặt chẽ đến bài học cũng như khả năng tiếp thu của học sinh.

Sử dụng ông cụ liên quan chặt chẽ đến bài học
Giáo viên cần tìm kiếm các phương pháp và công cụ liên quan chặt chẽ đến bài học

Bước 3: Chuẩn bị tài liệu/ nội dung bài giảng trực quan

Căn cứ vào phương pháp và công cụ đã chọn được, giáo viên sẽ tiến đến công đoạn tạo dựng hoặc điều chỉnh các tài liệu sao cho logic, phù hợp với bài giảng. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy sẽ giúp thầy cô tự tin hơn trong quá trình giảng dạy và còn tận dụng tốt các công cụ trực quan sẵn có.

Bước 4: Xây dựng cấu trúc rõ ràng cho bài giảng/hoạt động học tập

Cấu trúc này bao gồm các hoạt động sắp xếp, phân bổ nội dung trực quan vào các phần khác nhau của bài học. Quan trọng nhất là đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, giúp học sinh thuận tiện theo dõi và nắm bắt thông tin một cách mạch lạc. Đặc biệt, cấu trúc bài giảng khoa học sẽ làm tăng cường khả năng ghi nhớ và tiếp thu kiến thức của học sinh.

Cây dựng cấu trúc rõ ràng cho bài giảng/hoạt động học tập
Giáo viên cần xây dựng cấu trúc rõ ràng cho bài giảng/hoạt động học tập

Bước 5: Vận dụng công cụ trực quan để tạo hoạt động tương tác

Sự tương tác hội tụ những ưu điểm không thể bỏ qua như hỗ trợ học sinh hiểu bài sâu hơn, khuyến khích sự tham gia tích cực và phát triển kỹ năng làm việc nhóm của các em. Vì vậy, giáo viên có thể phát triển điểm mạnh này theo cách đặt câu hỏi kích thích tư duy, tổ chức các buổi thảo luận hoặc sử dụng các hoạt động tương tác liên quan đến các công cụ trực quan. 

>> Xem thêmPhương pháp học tập tích cực hiệu quả dành cho trẻ – ISSP

Bước 6: Đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học trực quan

Giảng viên có thể đánh giá tính hiệu quả của phương pháp giảng dạy thông qua sự kết hợp nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức bài kiểm tra, quan sát trong lớp học hoặc thu thập phản hồi từ học sinh. Từ đó, giáo viên sẽ tìm ra cách thức cải thiện các bài giảng trong tương lai, gia tăng chất lượng giảng dạy và hỗ trợ học sinh tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.

Kết hợp nhiều hình thức công cụ trực quan
Giảng viên có thể đánh giá tính hiệu quả của phương pháp giảng dạy thông qua sự kết hợp nhiều hình thức khác nhau

Công cụ hỗ trợ triển khai phương pháp trực quan phổ biến

  • Đồ họa và hình ảnh: Một số phần mềm giúp trực quan hóa thông tin, làm cho trẻ em dễ dàng hình dung các khái niệm và quy trình bao gồm Adobe Illustrator, Canva và PowerPoint.
  • Video giảng dạy: Hỗ trợ việc truyền đạt kiến thức trở nên sinh động hơn thông qua kết hợp hình ảnh, âm thanh và đồ họa. Các công cụ hỗ trợ tạo và chỉnh sửa video như Camtasia và Adobe Premiere Pro
  • Biểu đồ và sơ đồ: Nhằm minh họa các mô hình và mối liên hệ giữa các khái niệm, chúng ta có thể sử dụng các phần mềm gồm Microsoft Excel, Lucidchart và Draw.io

Ngoài ra, còn một số công cụ kỹ thuật số và phần mềm đồ họa tiêu biểu có thể kể đến:

  • Prezi
  • Powtoon
Đồ họa và hình ảnh là công cụ hỗ trợ
Đồ họa và hình ảnh là công cụ hỗ trợ triển khai phương pháp trực quan phổ biến

>> Xem thêm: Dạy kỹ năng thuyết trình cho trẻ tiểu học như thế nào?

Áp dụng phương pháp dạy học trực quan trong mầm non – tiểu học

Chương trình mầm non

Phương pháp dạy học trực quan tác động tích cực trong lĩnh vực giáo dục mầm non. Việc sử dụng hình ảnh, video, đồ chơi hay các chuyến tham quan thực tế không chỉ kích thích sự tò mò mà còn phát triển kỹ năng vận động và tư duy sáng tạo của trẻ. Thêm vào đó, những hoạt động này cũng hỗ trợ các em ghi nhớ thông tin tốt hơn và xây dựng kỹ năng xã hội thông qua hoạt động nhóm.

>> Xem thêm: 7 phương pháp giáo dục mầm non tiên tiến năm 2024

Chương trình tiểu học

Tương tự, đối với chương trình bậc tiểu học, phương pháp dạy học trực quan được nhiều giáo viên đã đưa vào sử dụng bảng tương tác, thí nghiệm thực hành và công nghệ thông tin để tạo ra môi trường học tập sinh động và thú vị. Nhờ vậy, học sinh dần dần hình thành thói quen chủ động hơn trong việc khám phá kiến thức mới và xây dựng nền tảng vững chắc cho cả hành trình tri thức sau này.

Phương pháp trực quan tạo môi trường học tập sinh động
Phương pháp dạy học trực quan tạo ra môi trường học tập sinh động và thú vị

Nhận thấy những lợi thế tuyệt vời kể trên, Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) luôn sẵn sàng cung cấp các nguồn lực và công cụ cần thiết để giáo viên có thể triển khai phương pháp dạy học trực quan một cách hiệu quả. Bằng chứng là các em từ 18 tháng đến 11 tuổi khi theo học tại đây đều được khuyến khích học thông qua chơiphương pháp học tập kiểu truy vấn và có nhiều cơ hội trải nghiệm, tương tác với những hoạt động ở ngoài trời, phòng đa năng, sân thể thao, lớp học nghệ thuật,…

Kết hợp chương trình học IB PYP theo khung tú tài Quốc Tế bậc Tiểu học ISSP với tiêu chuẩn chất lượng cao, ISSP còn đặc biệt chú trọng đến bốn khía cạnh quan trọng: trí tuệ, cá nhân, cảm xúc và các kỹ năng mềm. Nhờ đó, học sinh tại trường sẽ có cơ hội phát huy tối đa khả năng học tập và còn rèn luyện khả năng thích ứng với môi trường làm việc toàn cầu một cách hiệu quả.

Nếu phụ huynh có bất kỳ câu hỏi nào về chương trình học tại ISSP, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Hotline +84 (0) 28 2222 7788 để được tư vấn chi tiết.

>> Xem thêmGiáo dục tiểu học cho học sinh có nhu cầu đặc biệt – ISSP

Một số lưu ý khi vận dụng phương pháp dạy học trực quan

Trong quá trình áp dụng dạy học trực quan, giáo viên cần lưu ý:

  • Lựa chọn nội dung phù hợp: Đảm bảo rằng nội dung được truyền tải phù hợp với lứa tuổi và khả năng tiếp thu của trẻ.
  • Khuyến khích sự tham gia: Tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào các hoạt động học tập và thảo luận nhóm.
  • Đánh giá thường xuyên: Theo dõi và đánh giá sự tiến bộ của trẻ để điều chỉnh phương pháp dạy học khi cần thiết.
  • Tích hợp công nghệ: Sử dụng các công nghệ mới nhất để nâng cao trải nghiệm học tập cho học sinh.
Nội dung truyền tải phù hợp với lứa tuổi và khả năng tiếp thu của trẻ
Trong quá trình áp dụng dạy học trực quan, giáo viên cần đảm bảo nội dung truyền tải phù hợp với lứa tuổi và khả năng tiếp thu của trẻ

Trong thời đại giáo dục hiện đại, việc áp dụng các phương pháp trực quan ngày càng trở nên quan trọng, không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng mà còn khơi dậy sự sáng tạo và tư duy độc lập. Vì vậy, bài viết này đã tổng hợp những thông tin hữu ích về phương pháp dạy học trực quan, nhằm hỗ trợ cả giáo viên và phụ huynh trong việc tìm hiểu, áp dụng mô hình này vào thực tiễn. Mong rằng những kiến thức này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát huy tài năng và sở trường của bản thân mình.

Tags: Phương pháp Reggio Emilia, phương pháp Steiner, phương pháp STEAM, phương pháp Montessori, phương pháp Shichida, phương pháp Glenn Doman, phương pháp thực hành trải nghiệm cho trẻ mầm non, phương pháp dạy Toán ở tiểu học, phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non, phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi từ sớm, phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non