Contents
Phương pháp Steiner là một trong những phương pháp giáo dục trẻ mầm non nổi tiếng trên thế giới giúp các bé phát triển khả năng tư duy độc lập và khả năng sáng tạo phù hợp với khả năng và tính cách của các em. Vậy phương pháp giáo dục Steiner là gì? Mời quý phụ huynh cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP).
>> Tìm hiểu thêm về chương trình mầm non tại Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl
Phương pháp Steiner là gì?
Phương pháp Steiner hay còn được gọi là phương pháp Waldorf là phương pháp giáo dục được phát triển bởi Rudolf Steiner Joseph Lorenz – nhà triết học, kiến trúc sư, nhà tư tưởng xã hội người Áo. Phương pháp giáo dục này phát triển khá sớm ở các nước trên thế giới và đang dần phổ biến tại Việt Nam.
Trong những năm đầu đời, phương pháp giáo dục Steiner giúp các bé có thể học tập và tiếp thu kiến thức bằng cách xây dựng một môi trường mà trẻ có thể khám phá thế giới thông qua các hoạt động thực tiễn một cách vô thức. Nghĩa là trẻ được học tập thông qua các ví dụ, trò chơi trí tuệ, tập trung vào trải nghiệm của chính bản thân mình.
Mục tiêu của phương pháp này là giúp bé có những cảm giác và trải nghiệm tốt đẹp với thế giới xung quanh.
>> Xem thêm:
- Phương pháp STEAM là gì? Lợi ích của phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non
- Phương pháp giáo dục Montessori là gì? Tổng quan và chi tiết
Ưu nhược điểm của phương pháp giáo dục Steiner
Phương pháp Steiner được xem là một trong những phương pháp giáo dục tiên tiến và phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng có lý do của nó. Bởi phương pháp này mang nhiều ưu điểm vượt trội trên hành trình phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng, Steiner vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Vậy ưu điểm của Steiner là gì? Nhược điểm còn tồn đọng của phương pháp này ra sao? Cùng ISSP tìm hiểu ngay dưới đây.
Ưu điểm của phương pháp giáo dục Steiner
Phương pháp Steiner được đánh giá cao vì sự chú trọng đến những trải nghiệm đầu đời tốt đẹp của trẻ. Phương pháp này tập trung phát triển trí não, khả năng tư duy và sáng tạo cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Đồng thời, Steiner giúp khám phá và nuôi dưỡng những sở thích bên trong trẻ.
Những trường mầm non áp dụng phương pháp Steiner vào quá trình giảng dạy thường quan tâm đến 3 yếu tố phát triển của trẻ, bao gồm: Suy nghĩ, Cảm xúc và Ý chí. Các trường luôn hướng đến một môi trường giáo dục thân thiện và an toàn, nhằm tạo cảm giác gần gũi để trẻ có thể khám phá một cách thoải mái nhất.
Bên cạnh đó, hình thức học tập kết hợp trải nghiệm thực tế giúp trẻ tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, nâng cao các kỹ năng xã hội qua quá trình học tập và vui chơi cùng bạn bè như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề,…Đồng thời, các lớp học Steiner cũng khuyến khích trẻ tư duy sáng tạo, kích thích trí tưởng tượng mộng mơ trong không gian ngập tràn màu sắc.
>> Xem thêm: Lòng Trắc Ẩn Là Gì? Ý Nghĩa Của Lòng Trắc Ẩn Trong Giáo Dục Trẻ
Nhược điểm của phương pháp giáo dục Steiner
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia giáo dục, phương pháp Steiner tạo môi trường học tập quá thoải mái mà ở đó trẻ được vui chơi hoàn toàn theo sở thích. Điều này có thể giúp trẻ nuôi dưỡng tình yêu thương và trách nhiệm nhưng sẽ khiến trẻ thiếu đi tính kỷ luật.
Ngoài ra, nhiều người cũng cho rằng Steiner là phương pháp giáo dục không dễ áp dụng một cách phổ biến tại nhiều trường. Do đó, phu huynh nên dành nhiều thời gian để thấu hiểu trẻ, hiểu tính cách và sở thích của trẻ, từ đó định hướng và lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp nhất cho con em mình.
>> Xem thêm: 31 trò chơi trí tuệ vận động cho trẻ mầm non Đơn giản, Vui nhộn
Đặc trưng cơ bản của phương pháp Steiner cho trẻ
Trẻ sẽ được vui chơi hoàn toàn
Theo nghiên cứu của nhà giáo dục Rudolf Steiner, trong 7 năm đầu đời là thời gian trẻ làm quen, thích nghi, phát triển cơ thể và tìm hiểu thế giới xung quanh cũng như khai phá khả năng tiềm ẩn của chính mình. Vì vậy, trong giai đoạn này bố mẹ nên cho trẻ được vui chơi hoàn toàn thay vì học tập.
Cha mẹ cần bảo vệ não bộ theo hướng tích cực bằng cách không cho con sử dụng các thiết bị điện tử như iPad, TV, điện thoại… để não bộ có thể phát triển hoàn chỉnh và thực hiện chức năng tư duy một cách tốt nhất.
Vì vậy, phương pháp Steiner chủ yếu cho trẻ tập trung vào các hoạt động phát triển trí tưởng tượng, vui chơi ngoài trời và hòa mình vào thiên nhiên. Trẻ sẽ được học tập các kiến thức mầm non cũng như các kỹ năng đọc viết cơ bản sau khi trải qua giai đoạn này.
Các hoạt động được lặp lại nhiều lần giúp trẻ hình thành thói quen
Hầu hết các hoạt động trong chương trình mầm non áp dụng phương pháp giáo dục Steiner đều được lặp đi lặp lại hàng ngày bao gồm các môn nghệ thuật hoặc trò chơi tự do như vui chơi ngoài trời, vẽ tranh, tưới cây, làm vườn… với nhiều hình thức đa dạng. Việc lặp đi lặp lại các hoạt động này giúp bé hình thành khả năng dự đoán những điều sắp xảy ra trong chuỗi hành động lặp lại.
Một điểm nổi bật khi áp dụng phương pháp Steiner chính là thông qua các hoạt động vui chơi ngoài trời sẽ giúp bé có thêm nhiều kiến thức và trải nghiệm với thiên nhiên, môi trường, thời tiết và 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông trong năm.
>> Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ môi trường cha mẹ nên bắt đầu từ đâu?
Giáo viên sẽ là người hướng dẫn cho trẻ
Trong quá trình học tập, trẻ sẽ được học hỏi và làm theo thông qua việc quan sát giáo viên làm mẫu. Khi lựa chọn áp dụng phương pháp Steiner vào giảng dạy, trường học được coi là ngôi nhà thứ 2 của các bé, giáo viên cũng sẽ tiến hành thực viện các công việc như bố mẹ các em tại nhà bao gồm may vá quần áo, đọc truyện cho bé, nấu cơm…
Từ đó, thông qua việc quan sát giáo viên, trẻ cũng sẽ học được cách làm những công việc đó. Trong phương pháp giáo dục này, giáo viên sẽ luôn là tấm gương cho trẻ noi theo, nên các thầy cô phải luôn bình tĩnh và giải quyết vấn đề tinh tế và thấu đáo mọi việc.
>> Xem thêm: Phương pháp giúp trẻ phát triển trí thông minh thiên nhiên
Có nhiều đồ chơi phát huy khả năng sáng tạo
Trong phương pháp Steiner, các học cụ và đồ chơi cho trẻ mầm non thường không khá đa dạng, đôi khi có thể là những đồ chơi bình thường hoặc một khối gỗ . Đồ chơi và học cụ thường khá đơn giản, tự nhiên nhằm phát triển tối đa trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của trẻ.
Các học cụ và đồ chơi cho trẻ mầm non trong phương pháp giáo dục này thường làm từ chất liệu có nguồn gốc tự nhiên, không sử dụng đồ chơi bằng nhựa nhân tạo. Rudolf Steiner cho rằng chất liệu tự nhiên sẽ giúp các giác quan của trẻ phát triển tốt hơn. Các chất liệu như nilon, nhựa, hay các chất liệu tổng hợp tuy có hình thù đẹp mắt nhưng không có sức sống với các bé.
>> Xem thêm: Top 10+ đồ chơi thông minh cho bé 5 tuổi phát triển trí tuệ và tư duy tốt nhất
Môi trường giáo dục thực tế
Nghiên cứu của Rudolf Steiner chỉ ra rằng khoảng thời gian 7 năm đầu đời của trẻ được gọi là “trạng thái mơ màng”. Trong giai đoạn này, đặc biệt là mốc thời gian trước 3 tuổi, trẻ mầm non thường chưa nhận thức rõ ràng về bản thân và mọi thứ xung quanh.
Sau 3 tuổi trạng thái này sẽ biến mất dần. Vì thế, nhà giáo dục Rudolf Steiner cho rằng trong 3 năm đầu tiên, các bậc phụ huynh không nên thúc ép trẻ phải hiểu biết nhiều về thế giới mà hãy để mọi chuyện diễn ra thật nhẹ nhàng và từ tốn. Điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển một cách tự nhiên là môi trường không có thiết bị điện tử, mà chỉ có hoạt động nhẹ nhàng, gần gũi do giáo viên và trẻ cùng thực hiện như nhảy múa, vẽ tranh, ca hát,…
>> Xem thêm: TOP 10 trường mầm non quốc tế tại TP. HCM uy tín và chất lượng 2023 – 2024
Dạy trẻ mầm non bằng phương pháp giáo dục Steiner
Đối với trẻ mầm non, ở từng giai sẽ có những cách áp dụng phương pháp Steiner vào giáo dục trẻ khác nhau. Dưới đây là những ví dụ mà phụ huynh có thể tham khảo:
- Giai đoạn 3 – 24 tháng: Ở giai đoạn này, trẻ chủ yếu bắt chước từ thế giới xung quanh để phát triển. Các đồ chơi học tập phù hợp cho trẻ thường là: những khúc gỗ, mảnh ghép hình, vỏ sò, vỏ ốc, gấu bông, trái cây khô,…Qua những giáo cụ này, trẻ sẽ học cách quan sát và nhận biết các đồ vật xung quanh trẻ.
- Giai đoạn 3 – 4 tuổi: Ba mẹ có thể cho trẻ chơi với những tấm vải cotton, vải lụa mềm mại và an toàn. Sau đó hãy khuyến khích trẻ biến tấu tấm vải theo trí tưởng tượng của mình, chẳng hạn như hôm nay trẻ dùng tấm vải làm khăn quàng cổ, nhưng ngày mai có thể dùng làm khăn đeo tay,..
- Giai đoạn 4 – 5 tuổi: Giai đoạn này trẻ đã có thể bắt đầu kết hợp các loại đồ chơi lại với nhau để tạo thành ngôi nhà, bức tường hay phòng ngủ trong mơ theo sở thích của trẻ. Trẻ sẽ thích đóng vai làm anh, chị, hay cha mẹ cùng bạn bè và thực hiện lại những hoạt động thường ngày của họ bằng đồ chơi.
- Giai đoạn 5 – 6 tuổi: Trẻ đã có suy nghĩ và nhận thức tốt hơn. Thông qua những câu chuyện từ thầy cô, cha mẹ, trẻ hòa mình vào không gian cổ tích với những tưởng tượng phong phú và huyền ảo. Cũng từ đây, trẻ bắt đầu hình thành và phát triển tư duy sáng tạo của riêng mình.
>> Xem thêm: Giáo dục 9 kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non cần thiết
So sánh phương pháp Steiner và Reggio Emilia
Ngoài Steiner, Reggio Emilia cũng là một phương pháp giáo dục trẻ mầm non nổi tiếng trên thế giới với nhiều ưu điểm riêng. Để hiểu rõ hơn về 2 phương pháp này, quý phụ huynh hãy cùng tìm hiểu những điểm giống và khác nhau giữa Steiner và Reggio Emilia dưới đây.
Điểm giống nhau
- Cả 2 phương pháp đều giúp trẻ mầm non phát triển tư duy, khả năng sáng tạo và các kỹ năng xã hội.
- Trẻ luôn là trung tâm của các hoạt động giáo dục của Steiner và Reggio Emilia.
- Trẻ được tiếp xúc nhiều hơn đối với môi trường tự nhiên thông qua các hoạt động khác nhau và học cụ có chất liệu tự nhiên
Điểm khác nhau
- Phương pháp Steiner không dạy trẻ kiến thức trước năm 7 tuổi. Phương pháp Reggio Emilia có dạy trẻ kiến thức ngay từ những năm đầu thông qua hình thức chơi mà học.
- Trong phương pháp giáo dục Steiner, trẻ làm theo các sự hướng dẫn của giáo viên. Các thầy cô là tấm gương tốt để trẻ noi theo. Ngược lại, đối với Reggio Emilia, trẻ tự quyết định và làm chủ quá trình học tập, tiếp thu kiến thức của bản thân. Các thầy cô có vai trò là người bạn đồng hành, gợi ý và định hướng cho trẻ khi cần thiết.
>> Xem thêm: Học thông qua chơi: Cách tiếp cận giáo dục mới cho trẻ mầm non
Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)
Cả Steiner và Reggio Emilia đều là các phương pháp giáo dục trẻ mầm non luôn chú trọng đến các hoạt động vui chơi, hòa mình vào thiên nhiên để trẻ mầm non có thể tự do sáng tạo và phát triển.
Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là một trong những trường quốc tế tại Việt Nam đang áp dụng triết lý Reggio Emilia vào chương trình giảng dạy bậc mầm non tại trường. Với Reggio Emilia, trường ISSP luôn lấy học sinh làm trung tâm của việc giáo dục, giúp trẻ phát triển trí tuệ, nhân cách, tình cảm và kỹ năng sống một cách toàn diện. Các hoạt động học tập, rèn luyện, vui chơi và giải trí tại trường đều hướng đến việc kích thích sự tò mò, sáng tạo ở trẻ.
Trường Quốc Tế Saigon Pearl là trường mầm non và tiểu học quốc tế tại quận Bình Thạnh, TP.HCM dành cho trẻ từ 18 tháng đến 11 tuổi. Trường Quốc Tế ISSP không chỉ là thành viên lâu năm của tập đoàn giáo dục Cognita mà trường ISSP còn là trường mầm non và tiểu học đầu tiên tại TP.HCM được CIS (The Council of International Schools) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges) công nhận toàn diện. Trường ISSP hiện cũng đang là một trong những trường giảng dạy chương trình Tú tài Quốc tế Bậc Tiểu học – Chương trình IB PYP được toàn thế giới công nhận.
Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) luôn khuyến khích phụ huynh đến tham quan trường để tìm hiểu kỹ hơn về trường và có những trải nghiệm thực tế, khách quan. Để được tư vấn thêm hoặc đặt lịch tham quan trường, quý phụ huynh hãy liên hệ đến Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP bằng 2 cách dưới đây:
- Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788.
- Email: admissions@issp.edu.vn.
Phương pháp Steiner là một trong phương pháp giáo dục trẻ trong những năm đầu đời tập trung vào việc phát triển cho trẻ khả năng sáng tạo và tình yêu thiên nhiên với các hoạt động vui chơi và sự tự do khám phá thế giới xung quanh. Mong rằng, bài viết trên từ Trường Mầm Non Quốc Tế ISSP sẽ giúp quý phụ huynh hiểu hơn về phương pháp giáo dục này và những ưu điểm mà phương pháp mang lại.
Tags: Dạy con theo phương pháp Montessori, giáo dục sớm cho trẻ, phương pháp học tập tích cực cho trẻ, so sánh phương pháp Montessori và Steam, phương pháp thực hành trải nghiệm cho trẻ mầm non, phương pháp Shichida, phương pháp Glenn Doman, phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ mầm non