Fraud Blocker 8 Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm hiệu quả nhất | ISSP
Zalo OA icon
phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ mầm non
November 30, 2023

8 Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non tốt và hiệu quả nhất


Áp dụng đúng phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng việc xây dựng nền tảng ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn đầu. Vậy có bao nhiêu phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non đang được sử dụng hiện nay? Phụ huynh cần áp dụng những phương pháp đó như thế nào để trẻ có thể học tiếng Anh hiệu quả hơn? Để giải đáp những thắc mắc này, các bậc cha mẹ hãy cùng Trường Quốc Tế Saigon Pearl  tìm hiểu những thông tin chi tiết ở bài viết dưới đây.

Ngoài ra, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan để có cơ hội trải nghiệm Chương trình giáo dục chuẩn Tú tài Quốc tế IB PYP tại ISSP:

TOP 8 phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ mầm non tốt và hiệu quả nhất hiện nay

Dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non qua bài hát

Sử dụng âm nhạc là một phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non một cách hiệu quả. Việc cho con nghe những bài hát mang giai điệu vui nhộn sẽ giúp trẻ luyện nghe, luyện phát âm một cách tự nhiên và thú vị. Các bài hát tiếng Anh cho trẻ thường có giai điệu bắt tai, dễ ghi nhớ kích thích trẻ chủ động lắng nghe và lặp lại. Bên cạnh đó, nhiều bài hát còn theo video minh họa khá sinh động, giúp trẻ dễ dàng liên kết hình ảnh và ngôn ngữ với nhau. 

Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh âm nhạc còn có tác dụng tích cực đối với sự phát triển trí não và khả năng tập trung của trẻ. Khi nghe nhạc, trẻ sẽ phải tập trung vào âm thanh và nhịp điệu của bài hát, từ đó giúp cho não bộ của trẻ được rèn luyện và phát triển khả năng tập trung và chú ý. Điều này rất quan trọng đối với sự học tập và hoạt động hàng ngày của trẻ. Một số bài hát tiếng Anh dành cho trẻ mầm non phổ biến mà phụ huynh có thể tham khảo như: The Fingers Family, Head Shoulders Knees and Toes, Baby Shark, If you’re Happy…

>> Xem thêm: TOP 10 Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả

Dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non qua câu chuyện, sách,…

Việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non qua những câu chuyện và sách vốn là phương pháp phổ biến được nhiều phụ huynh biết đến. Việc đọc cho con nghe những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và rèn luyện tưởng tượng, sáng tạo. Phụ huynh có thể bắt đầu bằng việc đọc cho trẻ nghe các câu chuyện bằng tiếng Anh trước để trẻ được làm quen với ngữ điệu, phát âm. Từ đó,  trẻ có thể rèn luyện kỹ năng phát âm chuẩn và làm quen dần với cấu trúc câu.

Ngoài ra, nghe và đọc truyện tiếng Anh còn giúp trẻ hiểu và đón nhận văn hóa và thế giới xung quanh một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Các câu chuyện và sách thường mang tính giáo dục cao, giúp trẻ hiểu thêm về các giá trị và phong tục tập quán của các nước nói tiếng Anh. Điều này giúp trẻ mở rộng kiến thức và hiểu biết về thế giới, từ đó giúp trẻ trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai.

>> Xem thêm: Dạy trẻ phát triển đa ngôn ngữ có khó không? | ISSP

Trẻ tự học hỏi và tìm tòi kiến thức tại ISSP

Dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non qua câu chuyện, sách (Nguồn: ISSP)

Dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non – vừa học vừa chơi

Vừa học vừa chơi thông qua các trò chơi tiếng Anh bổ ích là một trong những cách giúp trẻ mầm non được giải trí mà còn rèn luyện ngôn ngữ hiệu quả. Khi con đã tiếp xúc và nắm được một số vốn từ nhất định, phụ huynh có thể tổ chức các trò chơi nhỏ ngay tại nhà để trẻ luyện phản xạ. Thông qua đó, trẻ sẽ có cơ hội được ôn bài một cách chủ động và nhẹ nhàng hơn nhiều khi phải ngồi vào bàn trước đống sách vở. 

Có rất nhiều trò chơi tiếng Anh thú vị mà cha mẹ có thể chơi cùng con như Word Masking, Bingo, Simon says, Remembering Pictures…

> Xem thêm:

Cho trẻ mầm non học nói nhiều hơn nghe viết

Việc học ngôn ngữ suy cho cùng là để trẻ có thể giao tiếp, vận dụng vào đời sống thường ngày, chứ không chỉ dừng lại ở những bài thi ngữ pháp gò bó. Để giúp trẻ mầm non có thể tự tin giao tiếp tiếng Anh, việc thực hành nói là một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình học tiếng Anh của trẻ mầm non. Thông qua việc nói, trẻ có thể tập luyện và rèn luyện các kỹ năng như giao tiếp, lắng nghe và diễn đạt ý tưởng của mình một cách logic. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp với người khác và phát triển khả năng tương tác xã hội. Kỹ năng nói và giao tiếp tiếng Anh bao gồm việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống khác nhau. Vì vậy, để trẻ nói tiếng Anh một cách tự tin, rõ ràng, phụ huynh cần tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với nhiều loại hình thức giao tiếp như từ giao tiếp 1-1, giao tiếp trong nhóm, thuyết trình trước đám đông…

Hơn hết, khi trẻ được khuyến khích và hỗ trợ để diễn đạt ý tưởng của mình bằng lời nói, các con sẽ phải suy nghĩ và sắp xếp các ý tưởng một cách có hệ thống để truyền đạt cho người khác hiểu. Nhờ đó, trẻ có cơ hội được rèn luyện khả năng tư duy và phát triển trí thông minh ngôn ngữ.

> >Xem thêm: 8 bí quyết dạy trẻ cách nói chuyện trước đám đông | ISSP

tre mam non 4 tuoi hoc nhung gi

Tạo môi trường cho trẻ được nói tiếng Anh (Nguồn: Internet)

Cho trẻ học tiếng Anh qua hình ảnh/ flashcard

Thẻ flashcard là một công cụ giáo dục rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non. Những thẻ flashcard thường có hình ảnh minh họa kèm theo từ vựng và nghĩa tiếng Việt, giúp trẻ dễ dàng hình dung và làm quen với mặt chữ. Điều này giúp trẻ học tiếng Anh một cách tự nhiên và thú vị hơn.

Việc sử dụng flashcard cũng giúp trẻ phát triển khả năng nhận biết và ghi nhớ từ vựng một cách nhanh chóng. Những hình ảnh sinh động và màu sắc tươi sáng sẽ kích thích trí não của trẻ, giúp chúng dễ dàng nhớ các từ vựng mới và áp dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày.

Với sự hỗ trợ của các bộ flashcard, phụ huynh có thể dễ dàng dạy con tiếng Anh tại nhà một cách hiệu quả. Cha mẹ có thể chuẩn bị các thẻ flashcard trong nhiều tình huống hoặc trong các hoạt động hàng ngày như khi đi dạo, khi ăn tối hoặc khi đi du lịch. Điều này giúp trẻ học tiếng Anh một cách tự nhiên và không gây áp lực cho chúng.

>> Xem thêm: 

Cho trẻ mầm non 2 tuổi tiếp xúc nhiều với môi trường tiếng Anh

Mầm non là giai đoạn quan trọng để trẻ hình thành nền tảng ngôn ngữ cho tương lai. Việc cho trẻ tiếp xúc với môi trường nối tiếng Anh từ sớm đặc biệt có ích, vì trẻ không chỉ phát âm chuẩn, tự tin giao tiếp bằng ngôn ngữ, mà còn cải thiện sự tập trung. Não bộ của trẻ cũng trở nên linh hoạt hơn nhờ việc sử dụng cả hai ngôn ngữ. 

Phụ huynh có thể tạo điều kiện và môi trường cho con tiếp xúc với tiếng Anh nhiều hơn bằng cách cho con tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh, thử sức với các cuộc thi, tổ chức những trò chơi tiếng Anh…

Ngoài ra, việc tạo môi trường tiếng Anh còn thông qua việc cha mẹ khuyến khích trẻ xem phim, chương trình giải trí, đọc truyện bằng tiếng Anh… Việc này không chỉ giúp các con nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, mà còn giúp chúng hiểu rõ hơn về văn hóa và lối sống của các nước sử dụng tiếng Anh như Mỹ, Anh, Úc…

>> Xem thêm: TOP 7 hoạt động giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Đọc sách cùng trẻ. (ISSP)

Cho trẻ mầm non tiếp xúc với môi trường tiếng Anh (Nguồn: ISSP)

Sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong tình huống thường nhật

Phụ huynh có thể bắt đầu giao tiếp với con bằng những câu tiếng Anh thông dụng thường ngày. Nhờ đó, trẻ sẽ có cơ hội áp dụng những kiến thức ngôn ngữ đã học vào cuộc sống thực tế. Điều này giúp trẻ hình thành phản xạ và tự tin khi sử dụng ngôn ngữ.

Cha mẹ có thể sử dụng các tình huống và đồ vật trong cuộc sống hàng ngày để thực hành ngôn ngữ cùng con một cách tự nhiên và phù hợp với ngữ cảnh.

Ví dụ, khi đang cùng trẻ dọn dẹp phòng ngủ, cha mẹ có thể dạy trẻ từ vựng về các đồ chơi và đồ nội thất bằng cách nói “Put the teddy bear on the bed” (Hãy đặt gấu bông lên giường) hoặc “Put your shirt on” (Hãy mặc áo vào đi con). Những hoạt câu nói đơn giản như vậy không chỉ giúp trẻ nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh mà còn giúp phụ huynh và con tương tác và gắn kết với nhau.

>> Xem thêm: Phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ

Cho trẻ xem phim hoạt hình/ chương trình bằng tiếng Anh 

Xem phim hoạt hình là một trong những hoạt động giải trí được nhiều trẻ em yêu thích. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc xem phim hoạt hình còn có tác dụng tích cực trong việc giúp trẻ cải thiện phát âm và xây dựng ngữ điệu tiếng Anh chuẩn. 

Việc xem phim hoạt hình cũng giúp trẻ em mở rộng vốn từ vựng và cụm từ tiếng Anh của mình. Thông qua các câu chuyện và tình huống trong phim, trẻ sẽ được tiếp thu và ghi nhớ những từ mới một cách tự nhiên và thú vị hơn. Điều này giúp cho việc học tiếng Anh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn đối với trẻ em.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, phụ huynh cần lựa chọn những bộ phim hoạt hình phù hợp với lứa tuổi và năng lực của con.

Một số phim hoạt hình mà phụ huynh có thể tham khảo: Peppa Pig (Heo Peppa), The Magic School Bus (Xe buýt trường học ma thuật), Finding Nemo (Đi tìm Nemo), Mickey Mouse Clubhouse (Ngôi nhà vui vẻ của chuột Mickey), Pica, Wolfoo…

> Xem thêm: Giúp trẻ tự tin giao tiếp bằng cách phát triển trí thông minh tương tác

Trường Mầm non Quốc tế Saigon Pearl dạy trẻ học tiếng Anh bằng phương pháp Early English Immersion

Với chương trình học sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, Trường Quốc Tế Saigon Pearl đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ các em học sinh phát triển và rèn luyện khả năng tiếng Anh. Đặc biệt, từ bậc mầm non ISSP, nhà trường đã nỗ lực tạo ra một môi trường giáo dục hiện đại nhất để giúp trẻ thấm nhuần và sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên và lưu loát thông qua phương pháp Early English Immersion. Mọi hoạt động giáo dục, vui chơi và sinh hoạt tại trường đều được thiết kế để giúp trẻ “tắm trong ngôn ngữ tiếng Anh từ sớm”, từ đó phát triển kỹ năng tiếng Anh như người bản xứ.

Không chỉ dành cho bậc mầm non, tại bậc Tiểu học, học sinh cũng được nhà trường tổ chức chương trình bổ trợ tiếng Anh (EAL) để giúp các em nhanh chóng hòa nhập và thích nghi với môi trường học tập mới, năng động tại trường ISSP. Chương trình này giúp các em vượt qua sự bỡ ngỡ với tiếng Anh và sẵn sàng để học tập và bắt kịp với chương trình học tiếng Anh tại trường.

>> Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng đọc sách từ sớm là điều cần thiết

Học tiếng Anh tại ISSP thông qua các hoạt động lễ hội truyền thống, giao lưu văn hóa, ngôn ngữ quốc tế

Dù vậy, sứ mệnh của Trường Quốc Tế Saigon Pearl không chỉ đơn thuần là khuyến khích tư duy của học sinh phù hợp với môi trường Anh ngữ. Mục tiêu của ISSP còn là đào tạo những thế hệ học sinh có thể thành thạo cả tiếng Anh và tiếng Việt, và khuyến khích các em mở rộng tầm nhìn ra thế giới, luôn tôn trọng ngôn ngữ và văn hóa địa phương.

Đối với các em học sinh là người Việt Nam, học sinh sẽ được tham gia các tiết học tiếng Việt nhằm mục đích giữ gìn và phát huy ngôn ngữ và bản sắc của dân tộc Việt Nam.  Bên cạnh việc dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính khi theo học tại trường, trẻ sẽ được các giáo viên hướng dẫn và tìm hiểu tiếng Việt thông qua bài học, các hoạt động, lễ hội truyền thống như lễ hội Trung Thu, lễ hội Tết. Qua đó, các em có dịp thêm thấu hiểu và tự hào về ngôn ngữ dân tộc.

trường quốc tế sài gòn Pearl

Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) – (Nguồn: ISSP)

Đối với học sinh mang quốc tịch nước ngoài, các em sẽ được học tiếng Hoa xen kẽ với các tiết học tiếng Việt trong chương trình chính khóa. Ngoài ra, tất cả học sinh bậc Tiểu học có thể đăng ký và lựa chọn học tập bổ sung ngôn ngữ tiếng Hoa thông qua các hoạt động sau giờ học (ASA).

Từ năm 2023, trường ISSP được tổ chức Tú tài quốc tế (IBO) chính thức cấp phép giảng dạy chương trình Tú tài quốc tế bậc tiểu học (IB PYP) – một trong những chương trình học thuật chất lượng cao được công nhận trên toàn thế giới. Để tìm hiểu và trải nghiệm nhiều hơn về Trường Quốc Tế Saigon Pearl, quý phụ huynh và học sinh có thể tới tham quan trường. Để đăng ký, phụ huynh có thể bấm vào “Tour tham quan trường” hoặc liên hệ với chúng tôi qua: 

  • Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788.
  • Email: admissions@issp.edu.vn 

Có thể thấy việc áp dụng phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non không chỉ là việc truyền đạt kiến thức ngôn ngữ mà còn là sự đầu tư cho tương lai và phát triển của trẻ. Bằng cách làm cho quá trình học trở nên thú vị và tích cực, Trường Quốc tế Saigon Pearl tin rằng quý phụ huynh có thể là khởi nguồn cho sự yêu thích của trẻ về ngôn ngữ này. Qua bài viết trên, ISSP mong rằng các bậc cha mẹ đã có thêm nhiều thông tin bổ ích để có thể áp dụng vào quá trình học tiếng Anh của trẻ mầm non.