Contents
- Xâm hại trẻ em nghĩa là gì?
- Dấu hiệu trẻ bị xâm hại
- Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em
- Áp dụng quy tắc bàn tay khi giao tiếp
- Dạy trẻ về giới tính và các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể
- Dạy trẻ không cho người khác chạm vào các vùng nhạy cảm
- Dạy trẻ không giữ bí mật, báo cho bố mẹ thầy cô khi bị đe dọa
- Phản kháng khi người lạ có ý đồ xấu
- Tránh xa người lạ
- Hạn chế đi thang máy chung với người lạ
- Không cho người lạ vào nhà
- Các quy tắc trong phòng chống xâm hại trẻ em
- Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)
Trang bị kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ em luôn là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ. Tuy nhiên cha mẹ nên giáo dục những kỹ năng này cho trẻ như thế nào? Cùng Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) tìm hiểu một số các kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ em qua bài viết sau.
>> Chương Trình Tiểu Học tại Trường Quốc Tế ISSP
Xâm hại trẻ em nghĩa là gì?
Bất kỳ hành vi, hành động nào có chủ đích làm tổn thương hoặc nguy hại đến trẻ đều được xem là xâm hại trẻ em. Hiện nay có 4 hình thức xâm hại trẻ em:
- Xâm hại về thể chất: Bao gồm các hành vi liên quan đến bạo lực (đánh, đá, đấm, tát,…), hành vi mua bán, bóc lột trẻ em.
- Xâm hại tinh thần: Là những lời nói chửi mắng, xúc phạm, chỉ trích quá đà đối với trẻ. Những lời nói thiếu yêu thương và không thể hiện sự quan tâm đến trẻ.
- Xâm hại tình dục: Là các hành vi mại dâm, hiếp dâm, sử dụng trẻ em nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của đối tượng thực hiện hành vi xâm hại. Các hành vi sờ mó, động chạm vào những vùng nhạy cảm của trẻ.
- Xâm hại xao nhãng: Liên quan đến các hành vi bỏ mặc, không chăm sóc trẻ: không cho ăn uống, mặc đồ, tắm rửa,…không chăm sóc khi trẻ ốm đau.
Đối tượng xâm hại trẻ em có thể ở bất kỳ đâu và bất kỳ ai:
- Người quen, người thân: anh, chị, em, chú, bác, hàng xóm,…
- Người lạ mà trẻ không quen biết.
- Đối tượng: nam, nữ, mọi giới tính ở mọi lứa tuổi.
Xâm hại trẻ em diễn ra ngày càng nhiều và gây ra những tổn thất nghiêm trọng và lâu dài về thể xác lẫn tinh thần đối với trẻ. Những hậu quả này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Do đó, gia đình và cộng đồng cần nắm rõ kiến thức liên quan đến kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em, để có thể bảo vệ con em mình cũng như bảo vệ những mầm non tương lai của đất nước.
Xem thêm:
- Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non như thế nào?
- Top 10 cách dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước mọi tình huống
Dấu hiệu trẻ bị xâm hại
Thông thường, trẻ em bị xâm hại sẽ không biết mình bị xâm hại và không dám nói cho bố mẹ, gia đình biết mình đã gặp phải chuyện gì. Do đó, cha mẹ có thể nhận biết con trẻ bị xâm hại qua những biểu hiện sau đây:
- Trẻ có thái độ rụt rè, sợ sệt và ngượng ngùng khi gặp đối tượng xâm hại.
- Trẻ hay bị giật mình, dễ khóc, lúc vui lúc buồn lẫn lộn, thường gặp ác mộng và tỉnh giấc giữa đêm.
- Trẻ trở nên khép kín, không muốn ra khỏi nhà, không muốn nói chuyện hay tiếp xúc với bất kỳ ai.
- Trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục nghiêm trọng, trẻ có thể bị sốc tâm lý rõ rệt, xuất hiện những vết thương, vết cào, bầm tím trên cơ thể, vùng kín bị sưng, chảy máu và tiết ra dịch nhầy.
Xem thêm: Giáo dục 9 kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non cần thiết | ISSP
Trẻ bị xâm hại trở nên rụt rè, sợ hãi và không muốn tiếp xúc với người khác (Nguồn: Internet)
Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em
Áp dụng quy tắc bàn tay khi giao tiếp
Bố mẹ cần dạy quy tắc bàn tay khi giao tiếp cho trẻ nhằm hạn chế và phòng chống xâm hại trẻ em. Cụ thể như sau:
- Ngón cái – Ôm hôn: Hành động này chỉ dùng với người thân trong nhà như bố mẹ, anh chị em ruột, ông bà.
- Ngón trỏ – Nắm tay, khoác tay với họ hàng, bạn bè, thầy cô.
- Ngón giữa – Hành động bắt tay khi trẻ gặp người quen biết.
- Ngón áp út – Vẫy tay nếu gặp người lạ.
- Ngón út – Xua tay: Hãy dạy trẻ biết cách xua tay, không tiếp xúc khi không cần thiết để phòng tránh xâm hại trẻ em.
Xem thêm: Dạy trẻ 9 kỹ năng phòng tránh bị bắt cóc cơ bản
Dạy trẻ về giới tính và các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể
Một trong những kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ em quan trọng mà bố mẹ nên dạy cho trẻ đó là kiến thức về giới tính và các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể như ngực, miệng, mông, vùng giữa hai đùi. Bố mẹ cần giáo dục cho bé nhận biết rằng các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể là của riêng bé và không nên cho bất kỳ ai đụng chạm hoặc sờ mó. Bởi vì nhiều trường hợp là bé không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng của vấn đề do thiếu hiểu biết.
Xem thêm: Top 17+ Kỹ năng sống cho trẻ mầm non 3-5 tuổi Cần Thiết
Dạy trẻ về giới tính và các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể (Nguồn: Internet)
Dạy trẻ không cho người khác chạm vào các vùng nhạy cảm
Bố mẹ nên dạy trẻ cách bảo vệ cơ thể, không nên cho bất kỳ ai có những hành động vuốt ve, ôm ấp hay đụng chạm vào vùng nhạy cảm. Ngoài ra, hãy dạy cho trẻ cách phản ứng lại hoặc hành động từ chối nếu có người cố tình động chạm khiến bé khó chịu. Đồng thời bố mẹ cũng giáo dục trẻ không nên tự ý động chạm vào vùng nhạy cảm của người khác vì đó là phép lịch sự tối thiểu.
Xem thêm: Hướng dẫn trẻ sử dụng Internet an toàn, hiệu quả
Dạy trẻ không cho người khác chạm vào các vùng nhạy cảm (Nguồn: Internet)
Dạy trẻ không giữ bí mật, báo cho bố mẹ thầy cô khi bị đe dọa
Trong nhiều trường hợp, kẻ xấu thường đe dọa trẻ với nhiều lý do, khiến bé sợ và giữ im lặng về chuyện này. Vì vậy, bố mẹ nên thường xuyên tâm sự, làm công tác tư tưởng và hỏi thăm trẻ về các hoạt động hằng ngày để tạo niềm tin cho bé.
Bên cạnh đó, bố mẹ nên tâm sự nhiều với con cái và nhắn nhủ rằng bố mẹ luôn ở bên và bảo vệ bé, nên con có thể kể bố mẹ nghe bất cứ điều mà con gặp phải. Đặc biệt, nếu trẻ bị người xấu đe dọa thì không nên sợ hãi mà hãy nói chuyện với bố mẹ để có thể bảo vệ con tốt hơn.
Xem thêm: 10+ Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Dạy trẻ một số kỹ năng xử lý đối với người lạ (Nguồn: Internet)
Phản kháng khi người lạ có ý đồ xấu
Một trong những kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ em mà các bậc phụ huynh cần dạy đó là khi bị người lạ có ý đồ xấu thì trẻ có thể làm những hành động phản kháng lại như chạy trốn, đá, cào, cắn, la lên thật to… để thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh. Ngoài ra, bé cũng có thể nhờ sự giúp đỡ của những người đáng tin cậy xung quan như chú bảo vệ, chú cảnh sát, hàng xóm xung quanh…
Tránh xa người lạ
Không nên nói chuyện với người lạ là một trong những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em quan trọng mà bố mẹ cần phải dạy cho trẻ. Trong mọi trường khi có người lạ cố tình bắt chuyện, bé có thể không cần bắt buộc phải trả lời, tốt hơn hết là đi đến chỗ an toàn có đông người. Khi nói chuyện với người lạ thì bé nên đứng cách xa từ 2 – 2.5 m. Nếu có thể bố mẹ nên thực hành cùng trẻ để giúp bé hình dung khoảng cách 2.5m là như thế nào, nhấn mạnh rằng cho dù có chuyện gì thì luôn giữ khoảng cách đó.
Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn (có cháy) như thế nào?
Hạn chế đi thang máy chung với người lạ
Khi có người lạ bước vào thang máy chung với bé, hãy dạy trẻ cách tìm cớ để không phải đi chung với họ. Nếu người lạ vẫn kiên trì mời bé vào thang máy thì dạy trẻ cách đáp lại một cách lịch sự là “bố mẹ dạy cháu chỉ đi thang máy cùng với hàng xóm hoặc đi một mình”. Trong trường hợp bắt buộc phải đi cùng thì dạy bé chờ thang máy trong tư thế dựa lưng vào tường để có thể quan sát mọi thứ xung quanh.
Không cho người lạ vào nhà
Một kỹ năng quan trọng khác trong phòng chống xâm hại trẻ em mà bố mẹ cần biết đó là dạy trẻ không nên cho người lạ vào nhà nếu bố mẹ không có ở nhà, cho dù người đó có bảo là bạn bè của bố mẹ hay là người sửa điện. Đồng thời, cha mẹ cũng nên dạy trẻ ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ, hàng xóm, người thân để gọi điện nhờ giúp đỡ khi ở nhà một mình. Trong trường hợp có người đến gõ cửa nhưng không nhìn thấy rõ ai bên ngoài qua ống nhìn trên cửa thì cha mẹ dạy bé hãy hỏi rằng “cho con/cháu hỏi ai ở ngoài đấy ạ?” và không được phép mở cửa, ở yên trong nhà. Nếu người lạ vẫn kiên trì gõ cửa và tìm cách vào nhà thì dạy bé cách liên hệ với bố mẹ, hàng xóm, hoặc người thân bằng điện thoại để nhờ giúp đỡ.
Các quy tắc trong phòng chống xâm hại trẻ em
Dưới đây là những quy tắc quan trọng mà bố mẹ cần thực hiện và dạy trẻ cùng biết để phòng chống xâm hại trẻ em một cách tốt nhất.
- Dặn trẻ không nói chuyện, không đi cùng xe với người lạ, không nhận tiền, đồ ăn, nước uống của người lạ.
- Dạy trẻ không được để người lạ đứng gần tới mức có thể chạm vào người trẻ, đồng thời, dặn trẻ luôn luôn giữ khoảng cách với những người trẻ không quen biết.
- Khóa cửa cẩn thận khi trẻ ở nhà một mình, dặn trẻ không nói chuyện với người lạ khi ở nhà một mình. Nếu trẻ thấy nguy hiểm cần gọi điện ngay cho bố mẹ trở về nhà.
- Tuyệt đối không để trẻ đi mình mình ở những nơi vắng vẻ, tối tăm.
- Luôn đón trẻ đi học về đúng giờ. Trong trường hợp bố mẹ đi đón muộn, hãy dặn trẻ chờ bố mẹ tới đón, dù là người quen hay hàng xóm cũng không được đi nhờ để về nhà.
- Luôn cho trẻ mặc quần áo kín đáo, dặn trẻ không gần gũi quá mức với người lạ hay kể cả người thân (trừ ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột thịt).
- Khi trẻ chơi trong phòng một mình hoặc với ai đó, luôn mở cửa phòng để có thể quan sát trẻ từ xa.
Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc giúp giữ trẻ được an toàn
Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)
Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là trường mầm non và tiểu học quốc tế duy nhất tại TP.HCM dành cho học sinh từ 18 tháng đến 11 tuổi nhận được sự chứng nhận toàn diện từ 2 tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới là CIS và NEASC. Trong năm 2021, trường ISSP – một trong những trường tiểu học quốc tế tại TPHCM uy tín và chất lượng, đã trở thành trường giảng dạy chương trình Tú tài Quốc tế Bậc Tiểu học (IB PYP) được công nhận trên toàn cầu.
Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)
Tại Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP), các bé ở độ tuổi mầm non, tiểu học sẽ học được nhiều bài học về an toàn và cách bảo vệ bản thân trước những hành vi xâm hại đối với trẻ. Ngoài ra, trẻ còn được thầy cô cung cấp thông tin và đưa ra các xử lý khi có tình huống nguy cấp xảy ra. Những bài học thực tế cùng những hoạt động diễn tập giúp trẻ rèn luyện thêm nhiều kỹ năng khác trong cuộc sống.
Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) khuyến khích phụ huynh cùng học sinh đến tham quan trường để có những quan sát và cảm nhận chân thực về môi trường giáo dục tại ISSP. Quý phụ huynh có thể liên hệ đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ với Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP bằng cách truy cập vào 2 đường dẫn bên dưới:
- Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788.
- Email: admissions@issp.edu.vn.
Việc dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ em là điều vô cùng cần thiết, đòi hỏi bố mẹ phải cùng đồng hành với con trong chặn đường học tập này. Cũng như người lớn, trẻ em cũng thường sẽ hoảng loạn, mất bình tĩnh khi các tình huống xấu xảy ra. Tuy nhiên nếu được trang bị đầy đủ kiến thức về các loại kỹ năng cơ bản trong phòng chống xâm hại trẻ em thì trẻ sẽ có cơ hội đảm bảo sự an toàn cho bản thân cao hơn.