Contents
- Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là gì?
- Phương pháp dạy 10 kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non
- 1. Kỹ năng bảo vệ bản thân trước người lạ
- 2. Kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non tránh bị xâm hại cơ thể
- 3. Dạy kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông
- 4. Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
- 5. Kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non khi gặp hỏa hoạn
- 6. Kỹ năng bảo vệ bản thân khi bị lạc
- 7. Kỹ năng an toàn khi vui chơi
- 8. Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
- 9. Kỹ năng ở nhà một mình
- 10. Ghi nhớ số điện thoại, địa chỉ gia đinh, số điện thoại khẩn cấp
- 5 nguyên tắc dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non
- 2 quy tắc giúp trẻ giúp rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân
- Trường quốc tế Saigon Pearl (ISSP) và các bài học giúp trẻ bảo vệ bản thân
Bên cạnh việc giáo dục kiến thức về khoa học và xã hội, phụ huynh cần trang bị cho trẻ các kỹ năng bảo vệ bản thân để con có thể thỏa sức khám phá thế giới xung quanh. Bài viết dưới đây từ Trường Mầm Non và Mẫu Giáo Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) sẽ cung cấp 10 kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non mà các bậc cha mẹ nên chú trọng khi nuôi dạy con.
>>> Tìm hiểu cách rèn luyện các kỹ năng cho trẻ tại Chương Trình Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là gì?
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là những hiểu biết của trẻ về đối tượng, sự việc diễn ra xung quanh và khả năng phán đoán, đưa ra các hành động phù hợp nhằm bảo vệ cho sự an toàn của bản thân. Do đó, phụ huynh cần chỉ dạy các kỹ năng phòng vệ cho con ngay khi còn nhỏ giúp trẻ biết cách tránh xa các mối nguy hiểm và học tập trong một môi trường an toàn, lành mạnh.
Tại sao cần dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân? Trang bị cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân từ sớm là cực kỳ quan trọng trong thời đại hiện nay. Có nhiều vấn đề phức tạp đang xảy ra và cha mẹ không thể bên cạnh con mọi lúc. Việc con gặp và tiếp xúc với những tình huống nguy hiểm, những cái xấu là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, cha mẹ phải sớm dạy trẻ nhận thức và hiểu được tầm quan trọng của việc tự bảo vệ bản thân. Hơn hết, điều này còn giúp trẻ hình thành kỹ năng tự lập từ nhỏ.
Tham khảo ngay: Giải pháp đảm bảo an toàn trường học tối đa tại Trường Mầm Non Quốc Tế Sài Gòn Pearl
Phương pháp dạy 10 kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non
1. Kỹ năng bảo vệ bản thân trước người lạ
Trẻ ở lứa tuổi này thường có tâm lý “mềm mỏng”, dễ bị các đối tượng lạ dụ dỗ bởi đồ chơi hay món ăn yêu thích. Do đó, các bậc cha mẹ hãy chỉ dạy cho con kỹ năng phòng vệ bản thân trước người lạ từ khi còn bé và căn dặn trẻ tuyệt đối không đi theo người lạ khi không có bố mẹ ở bên.
Để phát triển kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non trước người lạ, phụ huynh nên đưa ra các bài kiểm tra nhỏ thử thách khả năng ứng biến của trẻ. Chẳng hạn, khi gặp tình huống có một người lạ đến cho trẻ món ăn yêu thích và bảo trẻ đi cùng, phụ huynh nên dạy trẻ cách từ chối đối tượng và chạy đến nơi có đông người trong khi chờ bố mẹ đến. Bên cạnh đó, phụ huynh nên ngồi lại phân tích để con hiểu ra và ghi nhớ lời dạy lâu hơn.
Tham khảo ngay:
- Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả nhất | ISSP
- 8 bí quyết dạy trẻ cách nói chuyện trước đám đông | ISSP
2. Kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non tránh bị xâm hại cơ thể
Trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tình trạng về việc trẻ em bị xâm hại tình dục. đang có chiều hướng tăng cao. Do đó, việc trang bị sớm cho con kỹ năng bảo vệ bản thân, tránh các trường hợp bị xâm hại cơ thể là điều vô cùng cần thiết.
Để trẻ nắm vững kỹ năng này, phụ huynh có thể bắt đầu dạy trẻ các kiến thức về giáo dục giới tính bằng cách lồng ghép các bài học vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Như lúc tắm cho con, hãy hướng dẫn trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể và cách phản ứng để bảo vệ bản thân khi bị ai đó đụng chạm vùng nhạy cảm.
Tham khảo ngay:
- Năng lực toàn cầu cho trẻ Tiểu Học Quốc Tế Saigon Pearl – ISSP
- Phương pháp giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động hàng ngày
3. Dạy kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông
Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông là một trong những kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non vô cùng quan trọng mà quý phụ huynh nên quan tâm đến. Trẻ nắm rõ kỹ năng này sẽ giúp con hình thành các thói quen tốt và là nền tảng cho sự phát triển của con sau này.
Đối với kỹ năng này, các bậc cha mẹ có thể hướng dẫn con hiểu về các biển báo giao thông thông dụng, một số quy tắc cơ bản trên đường, cách sang đường an toàn… Hơn nữa, phụ huynh có thể tạo ra các tình huống giả định tại nhà để kiểm tra khả năng nắm bài và cách ứng biến của con.
Tham khảo ngay:
- Dạy kỹ năng thuyết trình cho trẻ tiểu học như thế nào?
- Trường tiểu học quốc tế tại TP. HCM tốt nhất 2023-2024
- Kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ em
4. Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
Trẻ ở lứa tuổi mầm non nên khả năng xử lý tình huống và tự bảo vệ bản thân còn chưa cao. Do đó, phụ huynh cần trang bị sẵn sàng kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh cho con khi gặp phải nguy hiểm mà không có bố mẹ ở bên.
Để bắt đầu, phụ huynh nên đề cập đến các tình huống nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải như đi lạc, bị kẻ xấu xâm hại, khi bị người lạ tiếp cận… và hướng dẫn trẻ cách tìm kiếm sự giúp đỡ bằng cách la lớn, kêu gọi sự chú ý từ những người trong phạm vi gần nhất… Khi bị người lạ dẫn đi, cha mẹ hãy dạy trẻ nói “con không biết cô này/chú này” và có hành vi chống cự lại đối tượng và nhờ sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy như các chú công an, chú bảo vệ…
Tham khảo ngay: Dạy trẻ cách tư duy tích cực: 9 bí quyết bố mẹ nên thử
5. Kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non khi gặp hỏa hoạn
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ còn khá nhỏ để biết cách xử lý tình huống khi gặp hỏa hoạn. Vì thế, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ cách xử lý khi gặp hỏa hoạn mà không có bố mẹ ở bên.
Phụ huynh có thể bắt đầu bằng việc tạo ra các tình huống giả định hoặc cùng xem video hướng dẫn kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi hỏa hoạn. Sau đó, cha mẹ cùng trẻ thực hành để trẻ có thể nắm bắt và ghi nhớ các kỹ năng tốt hơn. Hãy dạy cho trẻ một số mẹo nhỏ cần thiết khi gặp đám cháy như báo cho những người xung quanh, dùng khăn ẩm che mặt, tận dụng các lối đi gần nhất để thoát hiểm… Kỹ năng này sẽ là hành trang lý tưởng giúp bé lớn lên và phát triển về sau.
Hiện tại, nhiều ba mẹ thường chọn ở chung cư hoặc nhà trọ cùng với con để tiện cho việc di chuyển và giảm bớt chi phí. Tuy nhiên, việc này cũng đặt ra nhiều nguy hiểm trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra. Vì vậy, phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, ba mẹ nên tập cho những kỹ năng ứng phó khi có hỏa hoạn xảy ra dưới đây:
- Bình tĩnh và gọi số cấp cứu: Giữ bình tĩnh và gọi ngay số cấp cứu hoặc số điện thoại cứu hỏa. Hãy cung cấp địa chỉ chính xác và mô tả tình huống một cách rõ ràng.
- Thoát ra khỏi nguy hiểm: Nếu có thể, hãy cố gắng thoát ra khỏi khu vực đang cháy. Ba mẹ nên tập cho bé kỹ năng quan sát và đọc kỹ những thông báo về tuyến thoát hiểm, cửa sổ hoặc cách thoát khẩn cấp khi có nguy hiểm xảy ra.
- Khi không thể thoát ra: Trong trường hợp không thể thoát ra, hãy tìm một nơi an toàn để che chắn như phòng tắm có cửa kín. Sử dụng khăn ướt hoặc vật liệu không cháy để che mặt và hít thở qua khăn để tránh hít phải khói.
- Sử dụng thiết bị chữa cháy: Tập cho bé cách sử dụng bình chữa cháy mini và những tư thế khi cầm bình sao cho hiệu quả và giảm bớt sức nặng của bình chữa cháy lên người bé.
Tham khảo ngay:
Kỹ năng an toàn khi gặp hỏa hoạn cho trẻ mầm non (Nguồn: ISSP)
6. Kỹ năng bảo vệ bản thân khi bị lạc
Trẻ mầm non thường thích chơi đùa ở những nơi công cộng đông người, diện tích rộng như trung tâm thương mại, công viên,… nên đã không ít lần xảy ra các trường hợp trẻ bị lạc bố mẹ. Do vậy, giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân khi bị lạc là một trong những kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non quan trọng mà cha mẹ nên dạy cho trẻ từ sớm.
Để bắt đầu, phụ huynh nên dạy cho trẻ cách ghi nhớ số tên, số điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà. Song song đó, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ khi đi lạc, con nên nhờ sự trợ giúp của những người đáng tin cậy xung quanh như chú cảnh sát, chú bảo vệ, nhân viên siêu thị… và cung cấp thông tin cho họ để họ giúp con tìm được bố mẹ nhanh chóng. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên dạy cho trẻ cách ứng xử cần thiết với các trường hợp khác như có người lạ muốn đưa con về nhà thì con nên kiên quyết từ chối và giữ khoảng cách với họ để họ không làm hại con…
Tham khảo ngay: Phương Pháp Rèn Luyện Kỹ Năng Quan Sát cho Trẻ Mầm Non Hiệu Quả Nhất 2023 | ISSP
Kỹ năng bảo vệ bản thân khi bị lạc cho trẻ mầm non (Nguồn: ISSP)
Xem thêm:
7. Kỹ năng an toàn khi vui chơi
Kỹ năng an toàn khi vui chơi là những kỹ năng và kiến thức cần thiết để trẻ có thể tham gia vào các hoạt động vui chơi một cách an toàn và tránh nguy hiểm. Trẻ cần được hướng dẫn cách sử dụng đúng và an toàn các trang thiết bị chơi, như xe đạp, ván trượt, bập bênh, bóng và các đồ chơi khác. Họ cần biết cách kiểm tra trang thiết bị trước khi sử dụng và tuân thủ hướng dẫn về việc đội mũ bảo hiểm, sử dụng bảo hộ và áo phản quang khi cần thiết.
Xem thêm: Bí quyết dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép: Bố mẹ nên biết
8. Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
Kỹ năng tự tìm kiếm sự giúp đỡ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ. Bởi lẽ, thành viên trong gia đình không thể lúc nào cũng ở bên trẻ mọi lúc mọi nơi, do đó, trong những trường hợp nguy hiểm, cấp bách, trẻ có thể sử dụng kỹ năng này để nhờ đến sự hỗ trợ của mọi người xung quanh. Bố mẹ có thể rèn luyện cho trẻ kỹ năng này thông qua những tình huống nhỏ đời thường như sử dụng những từ ngữ nhẹ nhàng để ngỏ lời muốn con giúp đỡ làm việc nhà,…
9. Kỹ năng ở nhà một mình
Khi ở nhà một mình, trẻ nên được dạy không trả lời hoặc mở cửa khi có người lạ gọi cửa. Bé chỉ nên mở cửa khi nghe tiếng bố mẹ hoặc khi có câu hỏi bí mật mà chỉ trẻ và bố mẹ biết. Trong trường hợp có người cố tình đột nhập vào nhà, trẻ nên gọi điện thoại cầu cứu đến cha mẹ hoặc người thân. Cố gắng diễn tập những tình huống có thể xảy ra và tập cho bé phản xạ hoặc thói quen để hành động nhanh chóng trong trường hợp nguy hiểm,
10. Ghi nhớ số điện thoại, địa chỉ gia đinh, số điện thoại khẩn cấp
Phụ huynh cần giúp trẻ ghi nhớ số điện thoại và địa chỉ gia đình bằng cách nhắc đi nhắc lại thường xuyên. Đồng thời, trẻ cũng cần biết các số điện thoại khẩn cấp để có thể ứng phó trong trường hợp cần thiết hoặc khẩn cấp.
5 nguyên tắc dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non
Thường xuyên nói chuyện, chia sẻ với trẻ
Bằng cách tạo môi trường giao tiếp cởi mở và tin cậy, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ và cảm xúc của bản thân. Từ đó, phụ huynh có thể đồng cảm và đưa ra những lời khuyên phù hợp với trẻ. Bắt đầu, cha mẹ có thể dạy trẻ nói “không”. Nhiều trẻ còn nhút nhát không dám từ chối yêu cầu từ người khác dù trẻ không thích. Vậy nên, việc biets cách từ chối sẽ giúp trẻ tránh rơi vào những tình huống nguy hiểm.
Không nên quát mắng trẻ
Khi dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phụ huynh nên kiên nhẫn, không nên đổ lỗi hay quát mắng con. Điều quan trọng là cha mẹ cần thể hiện sự quan tâm và sẵn sàng lắng nghe để trẻ có thể chia sẻ. Khi việc giao tiếp giữa trẻ và cha mẹ thực sự thì việc giải quyết các vấn đề sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Dựng tình huống để giúp trẻ hiểu vấn đề
Một trong những phương pháp hiệu quả để rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ là dựng tình huống để trẻ hiểu hiểu vấn đề. Cách này sẽ giúp trẻ hiểu và ghi nhớ tốt hơn nếu gặp tình huống tương tự trong thực tế. Một số tình huống cha mẹ có thể diễn kịch như: người lạ cho kẹo, trẻ ở nhà một mình khi có chuông cửa reo, trẻ nhận cuộc gọi từ người lạ…
Đưa ra quy tắc an toàn cho trẻ
Cha mẹ có thể đưa ra những quy tắc rõ ràng về sự an toàn.Điều này cha mẹ sẽ liệt kê những hành vi an toàn và không an toàn, được phép và không được phép của người khác đổi với trẻ. Chẳng hạn, khi giáo dục cho trẻ để tránh tình trạng xâm hại cơ thể, phụ huynh nói về những hành vi đụng chạm an toàn và đụng chạm không an toàn.
Giải thích cho trẻ hiểu rõ bản chất vấn đề
Việc giải thích rõ ràng giúp trẻ nhận thức và ghi nhớ tốt hơn những lời dặn của cha mẹ. Để con hiểu rõ lý do cần phải bảo vệ bản thân: cha mẹ ghi nhớ những điều sau:
- Tìm hiểu những gì trẻ đã biết: Đầu tiên, cha mẹ cần hỏi thăm liệu trẻ đã từng biết hoặc nghe qua vấn đề chưa. Điều này giúp phụ huynh hiểu được mức độ hiểu biết của trẻ để có những lời khuyên phù hợp.
- Đưa ra bối cảnh và ví dụ cụ thể: Đối với trẻ nhỏ, một số vấn đề khiến trẻ bối rối khi tiếp cận, hay thật khó để hiểu được tường tận. Vậy nên, cha mẹ cần khéo léo đưa ra những ví dụ gần gũi, hoặc cụ thể để trẻ có thể nắm bắt.
- Giải quyết sự tò mò của trẻ: Khuyến khích trẻ đưa ra câu hỏi để trẻ có thể suy nghĩ sâu hơn về vấn đề. Cha mẹ cũng cần nhanh chóng giải đáp các thắc mắc để tránh việc trẻ tiếp xúc những thông tin sai lệch.
2 quy tắc giúp trẻ giúp rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Quy tắc PANTS
Quy tắc PANTS bao gồm 5 điều để giúp trẻ phát triển kỹ năng tự bảo vệ và biết cách đối mặt với tình huống có thể xảy ra:
- Riêng tư (Private): Trẻ được bảo vệ quyền riêng tư, và chỉ có bố mẹ hoặc người trong tình huống y tế cụ thể mới được phép chạm vào vùng kín của trẻ, khi cần thiết.
- Luôn luôn (Always): Trẻ cần nhớ rằng cơ thể là của con. Không ai có quyền ép buộc trẻ phải làm bất kỳ điều gì mà trẻ không muốn. Trẻ có quyền từ chối bất kỳ yêu cầu nào, bao gồm cả từ thầy cô và cả người thân nếu yêu cầu đó ảnh hưởng đến cơ của của trẻ.
- Không có nghĩa là Không (No means No): Trẻ có quyền nói không với bất kỳ hành vi nào liên quan đến việc chạm vào cơ thể mà trẻ không thoải mái. Ngay cả đối với những người thân quen, trẻ cũng có quyền từ chối.
- Nói (Talks): Cha mẹ giải thích cho con về sự khác biệt về những điều “tốt” và “xấu”. Khuyến khích trẻ những điều “xấu” làm con cảm thấy lo lắng, sợ hãi.
- Lên tiếng (Speak up): Trẻ nên được động viên để nêu ra những điều khiến họ lo sợ, kể cả với thầy cô và cha mẹ. Việc lên tiếng giúp trẻ cảm thấy được hỗ trợ và bảo vệ trong mọi tình huống.
Quy tắc này nhằm giúp trẻ mầm non nắm vững cách bảo vệ bản thân và biết cách thể hiện ý kiến và cảm xúc một cách an toàn. Thầy cô giáo có thể minh họa trực quan quy tắc này để đưa vào giáo án dạy trẻ kỹ năng tự bải vệ bản thân một cách hiệu quả hơn.
Quy tắc 5 ngón tay
Trên một bàn tay có 5 ngón, tương ứng với những hành động, quy tắc sau:
- Ngón cái: để chỉ hành động ôm, hôn. Những cử chỉ yêu thương này chỉ dành cho người mà trẻ tin tưởng như cha mẹ, ông bà, anh chị… trong gia đình
- Ngón trỏ: là hành động dành cho bạn bè, thầy cô, họ hàng như khoác vai, nắm tay
- Ngón giữa: với những người chỉ quen biết, bé chỉ có thể nói chuyện, bắt tay không nên có những hành động thân mật.
- Ngón áp út: với người lạ, bé nên giữ khoảng cách hoặc cúi chào.
- Ngón út: dạy bé xua tay, nói không với những hành vi khiến bé khó chịu, sợ hãi.
Quy tac 5 ngón tay giúp trẻ ý thức việc bảo vệ bản thân (Nguồn: Internet)
Trường quốc tế Saigon Pearl (ISSP) và các bài học giúp trẻ bảo vệ bản thân
Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) là trường quốc tế Việt Nam dành cho học sinh từ 18 tháng đến 11 tuổi tại khu vực Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Trường ISSP là trường mầm non và tiểu học quốc tế đầu tiên tại Tp. Hồ Chí Minh được chứng nhận toàn diện bởi 2 tổ chức uy tín quốc tế là CIS (Council of International School) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges). Hiện tại, trường cũng đang tổ chức giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học (IB PYP).
Xem thêm: Danh sách trường quốc tế tại TP. HCM tốt nhất 2023-2024
Khi đến với ISSP, trẻ sẽ được học tập và hỗ trợ tận tình bởi đội ngũ giảng viên thân thiện, nhiệt huyết và có chuyên môn cao. Song song đó, trẻ cũng sẽ được học các bài học về an toàn và cách bảo vệ bản thân và bài học về sơ tán khi gặp hỏa hoạn cả về phương diện lý thuyết lẫn thực hành để trẻ có thể ghi nhớ và áp dụng hiệu quả. Đối với bài học về an toàn và cách bảo vệ bản thân, trường ISSP lồng ghép các kiến thức về giới tính và kỹ năng xử lý những tình huống nguy hiểm như bị kẻ xấu xâm hại, bị dọa nạt… bằng cách tổ chức các tình huống giả định và cùng trẻ thảo luận hướng xử trí. Đối với bài học về sơ tán khi gặp hỏa hoạn, trường ISSP có tổ chức các buổi diễn tập tại trường, giúp trẻ trẻ sẽ nắm bắt được những điều cần làm khi hỏa hoạn xảy ra như thông báo cho người lớn, đến các lối thoát hiểm nhanh chóng… và các kỹ năng tránh hít phải khói độc bằng cách sử dụng khăn ẩm che kín mũi miệng, bò thấp người đến lối thoát hiểm…
Tham quan trường để tìm hiểu thêm quy định chặt chẽ về an toàn và bảo vệ trẻ nhỏ tại trường
Trường Quốc Tế Saigon Pearl khuyến khích các bậc phụ huynh đến tham quan tại trường để có những trải nghiệm thực tế, đánh giá khách quan về ISSP và hiểu thêm các quy định chặt chẽ về an toàn và bảo vệ trẻ nhỏ tại trường. Để đặt lịch tham quan tại trường hoặc được tư vấn cụ thể hơn, phụ huynh có thể liên lạc đến Phòng Tuyển Sinh của trường thông qua 2 cách sau:
- Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788
- Email: admissions@issp.edu.vn
Bài viết trên nêu rõ ràng và chi tiết về những kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non. Hy vọng sau khi đọc xong, phụ huynh sẽ có thêm được nhiều thông tin bổ ích để áp dụng vào cách giáo dục con em mình.
Xem thêm: kỹ năng sống cho trẻ, các trò chơi cho trẻ mầm non, phương pháp giáo dục sớm, mầm non montessori, lợi ích của việc học online, kỹ năng sống cho trẻ mầm non 5 tuổi, dạy trẻ kỹ năng sống
Khám phá thêm về ISSP tại:
Facebook | Instagram | Youtube | Zalo