Fraud Blocker Kỷ luật tích cực là gì? Cách giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ
Zalo OA icon
kỷ luật tích cực thumb
June 25, 2024

Kỷ luật tích cực là gì? Phương pháp áp dụng hiệu quả

Trong suốt 25 năm qua, kỷ luật tích cực đã và đang trở thành phương pháp giáo dục trẻ được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Thông qua việc hình thành và củng cố những hành vi tích cực, đây là cách tiếp cận hiệu quả giúp trẻ phát triển tốt về mặt tính cách ngay từ bé. Qua bài viết hôm nay, Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) sẽ giới thiệu những thông tin chi tiết về kỷ luật tích cực và phương pháp áp dụng hiệu quả. 

>> Xem thêm: Sức mạnh của việc dạy con tích cực, triết lý giáo dục của Trường Quốc Tế Saigon Pearl

Kỷ luật tích cực là gì?

Kỷ luật tích cực là phương thức giáo dục luôn đặt lợi ích tốt nhất cho trẻ lên hàng đầu. Nguyên tắc cốt lõi của phương pháp này chính là không gây tổn hại về thể xác lẫn tinh thần cho trẻ.

Kỷ luật tích cực là một giải pháp dài hạn giúp trẻ tự xây dựng kỷ luật và phát triển các kỹ năng xã hội, kỹ năng tự quản. Khác với cách tiếp cận truyền thống thường dùng hình phạt và kiểm soát, kỷ luật tích cực tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ tin tưởng và khuyến khích hành vi tốt thông qua việc hiểu và đáp ứng kỳ vọng của trẻ. Hình thức giáo dục này dựa trên sự thỏa thuận giữa giáo viên hoặc phụ huynh với trẻ, sao cho phù hợp với tâm sinh lý từng độ tuổi. Đây là cách tiếp cận hiệu quả, không gây tổn thương, mà mọi gia đình nên áp dụng trong việc giáo dục và rèn luyện cho trẻ tại thời điểm hiện tại và lâu dài về sau.

> Xem thêm: Phương pháp giáo dục Montessori là gì? Tổng quan và chi tiết

Kỷ luật tích cực là phương thức giáo dục không gây tổn hại về thể xác lẫn tinh thần cho trẻ

Kỷ luật tích cực là phương thức giáo dục không gây tổn hại về thể xác lẫn tinh thần cho trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Vì sao phụ huynh nên áp dụng kỷ luật tích cực ở trẻ?

Kỷ luật tích cực không phải là hình thức trừng phạt, mà tập trung vào việc dạy các kỹ năng xã hội và kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non. Trọng tâm của phương pháp này là rèn luyện tư duy logic, cách nói không, sự cảm nhận của trẻ về việc khám phá và theo đuổi các sự vật, hiện tượng, cũng như phạm vi giới hạn hành vi mà trẻ đã được dạy dỗ. Nhờ vào kỷ luật tích cực, phụ huynh có thể xây dựng mối quan hệ lâu dài với con, dựa trên nền tảng tình yêu thương và sự tôn trọng. Từ đó, cha mẹ và con cùng nhau dễ dàng hơn khi cần giải quyết các tình huống khó khăn trong cuộc sống.

Đặc biệt, trẻ được rèn luyện kỷ luật tích cực từ sớm sẽ học hỏi được rất nhiều kỹ năng quan trọng. Điều này giúp trẻ trở nên tự lập và ngoan ngoãn hơn so với những bạn nhỏ không được dạy dỗ kỷ luật đúng cách.

>> Xem thêm: 5 Phương Pháp Giáo Dục Trẻ Mầm Non Nổi Tiếng Thế Giới

Trẻ được rèn luyện kỷ luật tích cực trở nên tự lập và ngoan ngoãn hơn

Trẻ được rèn luyện kỷ luật tích cực trở nên tự lập và ngoan ngoãn hơn (Nguồn: ISSP)

Những nguyên tắc và phương pháp kỷ luật tích cực cho trẻ

Kỷ luật tích cực là một phương pháp giáo dục hiệu quả, giúp hình thành các hành vi và tính cách tích cực ở trẻ từ sớm. Để áp dụng thành công, cha mẹ cần nắm vững những nguyên tắc và phương pháp cốt lõi của kỷ luật tích cực, cụ thể như sau:

Hiểu ý nghĩa, căn nguyên hành vi của con

Như tác giả Naomi Aldort đã chia sẻ, trẻ luôn muốn ứng xử tốt, nhưng nếu trẻ hành xử sai, chắc chắn phải có lý do khiến trẻ làm như vậy. Do đó, nhiệm vụ quan trọng của cha mẹ là tìm hiểu và nắm rõ ý nghĩa đằng sau những hành vi của trẻ.

Khi đã nắm được nguyên nhân, cha mẹ có thể dễ dàng xử lý tình huống hiệu quả hơn. Ví dụ như khi trẻ gây sự, có thể là vì trẻ muốn được sự chú ý; hay khi trẻ tỏ ra bực tức, có thể là do những ức chế tâm lý không thể diễn tả thành lời.

>> Xem thêm: Phương pháp Shichida trong giáo dục trẻ phát triển tiềm năng

Nguyên tắc quan trọng là cha mẹ cần tìm hiểu lý do đằng sau hành vi của con (Nguồn: Sưu tầm)

Kiên nhẫn, tỉnh táo và kiểm soát bản thân khi dạy con

Trong quá trình áp dụng kỷ luật tích cực, bước quan trọng là cha mẹ cần học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân. Tiến sĩ Katharine C. Kersey – tác giả cuốn sách “The 101s: A Guide to Positive Discipline” – đã từng chia sẻ “Cha mẹ cần mô phỏng những hành vi mà họ muốn con mình làm theo. Nếu cứ mãi la hét, đánh mắng thì con cái cũng sẽ có các hành động tương tự”.

Theo Jim Fay, nhà sáng lập Love and Logic cho rằng “thái độ thất vọng và giận dữ của cha mẹ dẫn đến các hành vi sai trái của con”. Vì vậy, khi con làm điều sai trái, cha mẹ cần kiềm chế cơn giận, thay vì quát mắng. Có thể thử cách nhẹ nhàng nhắc nhở, chẳng hạn “Trời ơi, thật buồn con lại ném xe tải đi lần nữa. Mẹ nghĩ bạn xe tải sẽ đau đớn và cô đơn mất thôi!”

>> Xem thêm: Phương pháp học tập tích cực hiệu quả dành cho trẻ 

Giữ thái độ bình tĩnh và tỉnh táo khi dạy con (Nguồn: Sưu tầm)

Ngăn chặn những hành vi xấu của trẻ

Nhiều cha mẹ thường bỏ qua những hành vi xấu của con từ khi còn nhỏ, với suy nghĩ rằng lớn lên, trẻ sẽ tự khắc phục được. Tuy nhiên, sự thật là những thói quen xấu ấy có thể góp phần hình thành tính cách cho trẻ ngay lúc bé. Vì thế, ba mẹ cần phải dập tắt mọi hành vi không đúng mực của con, ngay khi mới bắt đầu xuất hiện. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được hành động nào là đúng, hành động nào là sai, từ đó biết cách kiểm soát hành vi của mình. Ví dụ như nếu con cắn bạn, cha mẹ có thể ôm vai con và nói rằng “Đây là hành vi xấu, không tốt”. Nếu con vẫn tiếp tục, hãy tách con ra khỏi tình huống đó.

Nên nói giảm nói tránh với trẻ

Thay vì luôn lạm dụng những từ như “Đừng”, “Không được”, “Không”… khi dạy bảo con, cha mẹ nên học cách “nói giảm, nói tránh” để truyền tải thông điệp một cách tích cực hơn. Việc liên tục ra lệnh như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy bị kiểm soát, thay vào đó, ba mẹ nên đưa ra những gợi ý về hành vi tích cực để thay đổi hành động sai trái của con.

>> Xem thêm: Phương pháp giúp trẻ vừa học vừa chơi HIỆU QUẢ

Sử dụng biện pháp “nói giảm, nói tránh” để truyền tải thông điệp cho bé (Nguồn: Sưu tầm)

Không phần thưởng

Khi con làm được điều tốt, nhiều bậc cha mẹ sẽ có xu hướng thưởng cho con một cái gì đó như kẹo, bánh… Tuy nhiên, đây không phải là cách tiếp cận tốt trong kỷ luật tích cực. Việc thưởng cho con khi làm được điều đúng đắn sẽ khiến trẻ cho rằng đó là nghĩa vụ, chỉ làm khi có được phần thưởng. Thay vào đó, ba mẹ nên thể hiện sự yêu thương, trân trọng con bằng cách thì thầm, nói chuyện với con.

Đây sẽ là cách “đầu tư” tốt hơn, giúp con hiểu rằng bất kể làm được điều gì, ba mẹ vẫn luôn yêu thương và tự hào về con. Điều này sẽ thúc đẩy trẻ tự giác hơn trong việc hoàn thành các hành vi tích cực, không chỉ đơn thuần vì mục đích nhận phần thưởng.

Một số lưu ý trước khi áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực cho trẻ

Để áp dụng giáo dục kỷ luật tích cực đúng cách và đạt hiệu quả tốt, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Không nên đe dọa con bằng các hình phạt nếu con phạm lỗi. Thay vào đó, hãy dành thời gian để lắng nghe, tâm sự và chia sẻ với trẻ nhiều hơn.
  • Tạo ra những quy tắc rõ ràng và nhất quán, giúp con hiểu được những hành vi nên và không nên thực hiện.
  • Luôn thể hiện sự kiên định, nhưng đồng thời cũng cần linh hoạt và cảm thông khi điều chỉnh các quy tắc cho phù hợp với từng độ tuổi và tính cách của trẻ.
  • Lưu ý đến cảm xúc và tâm trạng của trẻ, từ đó áp dụng các biện pháp kỷ luật một cách phù hợp.
  • Kiên trì trong quá trình áp dụng, hạn chế cảm giác nóng vội hoặc thay đổi liên tục các phương pháp vì như vậy sẽ khiến trẻ bối rối.

>> Xem thêm: Giáo dục sớm cho trẻ là gì? Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 0 – 6 tuổi

Kiên trì trong quá trình áp dụng kỷ luật tích cực cho trẻ (Nguồn: ISSP)

Áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực tại Trường Quốc Tế Saigon Pearl – ISSP

Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là một trong những cơ sở giáo dục quốc tế uy tín và chất lượng tại TP.HCM, dành cho trẻ từ 18 tháng tuổi đến 11 tuổi. Trường ISSP vinh dự trở thành trường quốc tế đầu tiên tại TP.HCM nhận được sự chứng nhận toàn diện từ những tổ chức kiểm định giáo dục uy tín hàng đầu toàn cầu như Hội đồng các trường quốc tế (CIS) và Hiệp hội các trường phổ thông và đại học New England (NEASC).

Ngoài ra, từ năm 2023, Trường ISSP cũng trở thành đơn vị giảng dạy chương trình Tú tài Quốc tế Bậc Tiểu học – IB PYP. Triết lý giáo dục của nhà trường hướng đến việc dạy trẻ một cách tích cực, lấy trẻ làm trung tâm và trao quyền cho trẻ. Triết lý này luôn theo sát khung chương trình IB PYP, giúp trẻ phát triển toàn diện về kiến thức, nhân cách, thể chất cũng như các kỹ năng sống thiết yếu, trở thành công dân toàn cầu gương mẫu và có trách nhiệm.

Nếu quan tâm, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ với Phòng Tuyển Sinh để được tư vấn chi tiết hơn về chương trình học, học phí cũng như môi trường học tập tại ISSP.

Triết lý giáo dục của trường Quốc Tế Saigon Pearl hướng đến việc dạy trẻ một cách tích cực

Triết lý giáo dục của trường Quốc Tế Saigon Pearl hướng đến việc dạy trẻ một cách tích cực (Nguồn: ISSP)

Kỷ luật tích cực đóng vai trò quan trọng giúp trẻ hình thành nên tính cách và hành vi chuẩn mực ngay từ khi còn bé. Thông qua bài viết, hy vọng phụ huynh có thể hiểu hơn về phương pháp này và biết cách áp dụng đúng chuẩn trong việc giảng dạy và uốn nắn con em mình.