Nuôi dạy con tuổi lên 2 không dễ dàng, đặc biệt vào thời điểm trẻ đang phát triển cả về não bộ lẫn thể chất. Ở độ tuổi này, con bắt đầu học, tiếp thu và muốn tự làm theo ý mình nhưng chưa nói rõ, chưa làm được nên ngay lập tức khóc, cáu giận, ăn vạ, chống đối. Đây được xem là khủng hoảng tuổi lên 2, lúc này cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý tốt và có cách xử trí hợp lý để cùng con vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng và vui vẻ.
>> Xem thêm: Cách cha mẹ giúp trẻ phát triển trí thông minh vận động
Ngoài ra, quý phụ huynh có thể liên hệ trực tiếp với Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) ngay hôm nay để có cơ hội trải nghiệm chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non tại ISSP:
Khủng hoảng tuổi lên 2 là gì?
Khủng hoảng tuổi lên 2 (terrible two) là giai đoạn thay đổi tâm lý của trẻ ở thời kỳ từ 18 tháng đến 3 tuổi. Giai đoạn này, bé háo hức khám phá xung quanh và muốn độc lập làm mọi thứ theo cách riêng của mình mà không phải tuân theo quy tắc do người lớn đặt ra. Một khi không đạt được những điều mình muốn, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, ăn vạ, la khóc, thất vọng, mất kiểm soát, nổi cơn thịnh nộ hoặc có những hành vi không phù hợp.
>> Xem thêm: Cách phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ giúp trẻ hòa đồng, tự tin giao tiếp
Khủng hoảng tuổi lên 2 là giai đoạn thay đổi tâm lý của trẻ ở thời kỳ từ 18 tháng đến 3 tuổi (Nguồn: Internet)
Dấu hiệu của khủng hoảng tuổi lên 2
Trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, trẻ thường xuyên nổi giận, bướng bỉnh hơn, dễ cáu gắt và có những hành vi mang tính thách thức muốn làm mọi thứ theo ý của mình. Chính vì thế, cha mẹ cần quan sát các dấu hiệu và tìm hiểu nguyên nhân gây ra khủng hoảng lên 2 để biết cách hỗ trợ con kịp thời.
Theo các chuyên gia tâm lý, các dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 2 ở trẻ không hoàn toàn như nhau, nhưng vẫn xuất hiện một vài biểu hiện chung sau:
1. Bộc lộ cảm xúc bằng cơn giận dữ
Theo một nghiên cứu vào năm 2003, ước tính có khoảng 75% các cơn giận dữ ở trẻ nhỏ từ 18 – 60 tháng tuổi kéo dài 5 phút trở xuống. Những cơn giận dữ có thể bao gồm từ than vãn nhẹ nhàng đến giận dỗi, la khóc, ăn vạ và thậm chí còn đánh, đá, cắn, ném đồ đạc,…
2. Bắt đầu nói “Không” nhiều hơn
Trong giai đoạn khủng hoảng lên 2, trẻ có thể sẽ nói “không” cả ngày với mọi lời đề nghị từ người lớn, chẳng hạn như “Đến giờ ăn rồi, con lại đây mẹ đút cơm nào” hay “Con chơi cái này nhé”. Lời nói “không” của trẻ không có nghĩa là trẻ không muốn làm các việc đó, mà chỉ đơn giản là muốn gây sự chú ý và muốn ba mẹ hoặc người lớn quan tâm tới mình nhiều hơn mà thôi.
3. Muốn độc lập làm theo ý thích
Trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, bé thích tự làm mọi thứ theo ý mình, không tuân theo cách ba mẹ thường làm. Mặc dù, khi bé mới 2 tuổi các kỹ năng vận động chưa khéo léo và linh hoạt nhưng trẻ lại rất thích được tự làm việc để chứng minh mình độc lập. Ví dụ, trẻ sẽ thích tự xúc cơm dù cách cầm thìa bị sai hoặc tự mang đôi dép dù có thể đi dép trái.
4. Tâm trạng bất thường
Các bậc phụ huynh có thể nhìn thấy tình huống một phút trước con đang vui vẻ, nhưng phút tiếp theo lại khóc lóc, la hét và đau khổ. Tất cả đều bắt nguồn từ cảm xúc thất vọng khi muốn tự mình tự làm mọi việc nhưng không đủ kỹ năng cần thiết để hiểu và trao đổi cùng đối phương.
5. Bảo vệ lãnh thổ
Trẻ trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 đang dần khám phá mọi thứ xung quanh và tìm hiểu khái niệm sở hữu. Do đó, trẻ sẽ trở nên nhạy cảm, có thể đánh nhau với ai đó nếu cảm thấy “lãnh thổ” của mình bị xâm phạm.
Xem thêm: Tâm lý trẻ mới đi nhà trẻ: Những khó khăn và cách giải quyết
Trẻ có thể đánh nhau với ai đó nếu cảm thấy “lãnh thổ” của mình bị xâm phạm (Nguồn: Internet)
Nguyên nhân gây ra khủng hoảng tuổi lên 2
Dưới góc độ phát triển tâm lý của trẻ, khủng hoảng tuổi lên 2 thực chất là biểu hiện của sự trưởng thành, trẻ có những thay đổi lớn về trí tuệ lẫn thể chất. Đây là lúc trẻ bắt đầu học các kỹ năng vận động, ngôn ngữ cũng như bắt đầu ý thức được sự tồn tại độc lập của mình và có những mong muốn riêng.
Trong giai đoạn này, trẻ sẽ tự nhiên muốn khám phá môi trường xung quanh và làm những gì chúng muốn theo cách riêng của mình. Nhưng vì các kỹ năng giao tiếp và vốn từ ngữ của chúng chưa phát triển tốt nên không có cách nào thể hiện được cảm xúc của mình. Khi chưa thực hiện được việc mà mình muốn làm, trẻ sẽ trở nên thất vọng, bực bội, la khóc, thậm chí là cắn, đá, bỏ chạy.
Hoặc khi trẻ háo hức làm mọi thứ theo ý mình nhưng lại phát hiện ra chúng phải tuân theo những quy tắc nhất định, điều này khiến trẻ không hề muốn tuân theo. Việc khó khăn trong sự bộc lộ nhu cầu của trẻ ở giai đoạn khủng hoảng lên 2 có thể dẫn đến hành vi không phù hợp, thất vọng, cảm xúc mất kiểm soát, la khóc, ăn vạ và nổi cơn giận dữ.
Xem thêm: TOP 10+ cách dạy con ngoan, thông minh đúng cách, biết nghe lời từ nhỏ
Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu?
Các chuyên gia tâm lý cho biết, khủng hoảng tuổi lên 2 có thể bắt đầu 12 – 30 tháng tuổi là kết thúc. Thời gian kéo dài khủng hoảng ở mỗi bé không giống nhau, có những trẻ chỉ biểu hiện khủng hoảng trong một khoảng thời gian ngắn, ngược lại có những bé lại dài hơn. Thông thường, khi trẻ phát triển tốt về kỹ năng ngôn ngữ, hiểu rõ hơn các quy tắc và cách thức truyền đạt mong muốn thì các dấu hiệu của sự khủng hoảng lên 2 sẽ giảm bớt.
Xem thêm: Phát triển giác quan cho trẻ mầm non như thế nào?
Giai đoạn khủng hoảng lên 2 ở trẻ thường kéo dài từ 12 – 30 tháng tuổi là kết thúc (Nguồn: ISSP)
Cách cha mẹ cùng con xử lý khủng hoảng tuổi lên 2
Khủng hoảng tuổi lên 2 là giai đoạn phát triển tâm sinh lý bình thường ở trẻ. Cha mẹ không thể lảng tránh hay đè ép các biểu hiện của trẻ trong giai đoạn này mà phải học cách chấp nhận, dành nhiều thời gian để tìm hiểu và chuẩn bị kiến thức để cùng con vượt qua giai đoạn này. Dưới đây là một số kinh nghiệm được các chuyên gia tâm lý chia sẻ để giúp các bậc phụ huynh cùng con xử lý khủng hoảng tuổi lên 2 một cách nhẹ nhàng.
- Đồng hành, hiểu tâm lý của con, đồng thời đặt mình vào vị trí của trẻ và trải nghiệm cùng con trong thời gian nhạy cảm này.
- Quan sát những hành động, lời nói của trẻ để thấu hiểu vấn đề con đang gặp phải. Hãy cho con những lời gợi mở sự chia sẻ để con trải lòng, điều này không chỉ giúp con nguôi ngoai, dễ chịu mà còn tạo dựng niềm tin giữa con cái và cha mẹ.
- Ở giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, cha mẹ nên cho phép trẻ tự do lựa chọn trong khuôn khổ cho phép hoặc có thể đưa ra một số lựa chọn phù hợp với con.
- Một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng lên 2 chính là trẻ chưa hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ và. Do đó, cha mẹ nên dạy trẻ phát triển kỹ năng bằng cách thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, chơi cùng trẻ, đọc sách cho trẻ nghe,… Điều này sẽ giúp trẻ trau dồi từ vựng, biết cách bày tỏ mong muốn và cảm xúc của mình.
- Thay vì cố gắng dỗ khi bé đang khóc, cha mẹ có thể chuyển sự chú ý của trẻ sang hướng khác. Nếu không thể làm cho trẻ nghĩ đến việc khác, cha mẹ hãy phớt lờ hành vi của trẻ. Điều này cho trẻ thấy rằng hành vi đó không đem lại phản ứng mà mình muốn.
- Khi trẻ đã bình tĩnh và cư xử tốt hơn, cha mẹ không nên nhắc lại những hành vi tiêu cực lúc trước. Thay vào đó, hãy dành cho con một vài lời khen ngợi những hành động tốt của trẻ.
>>Xem thêm: Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi từ sớm giúp trẻ thích nghi với thế giới xung quanh
Quan sát những hành động, lời nói của trẻ để thấu hiểu vấn đề con đang gặp phải (Nguồn: Internet)
Câu hỏi thường gặp về khủng hoảng tuổi lên 2
Khủng hoảng tuổi lên 2 là mốc phát triển tâm sinh lý bình thường của trẻ nhưng rất nhiều cha mẹ cảm thấy khá đau đầu về vấn đề này. Ngoài việc tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 2, các bậc phụ huynh còn quan tâm những vấn đề sau:
Khủng hoảng tuổi lên 2 khiến trẻ biếng ăn, nên làm gì
Trẻ biếng ăn cũng là một trong những dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do quá trình cai sữa đột ngột, thay đổi thực đơn hoặc khẩu phần ăn của trẻ. Tình trạng biếng ăn có thể ngắn hoặc kéo dài tùy theo mỗi trẻ. Khi đó, cha mẹ chỉ cần thay đổi thực đơn ăn uống hằng ngày sẽ khiến trẻ ngon miệng hơn, tình trạng biếng ăn có thể tự biến mất.
Xem thêm: Mục đích và phương pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Khủng hoảng tuổi lên 2 khiến trẻ khóc đêm, nên làm gì
Khóc đêm là một trong những dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 2 xảy ra rất thường xuyên ở trẻ. Điều này khiến cả trẻ lẫn cha mẹ đều mệt mỏi. Do đó, để hạn chế việc trẻ khóc đêm, cha mẹ hãy tạo không gian yên tĩnh trong phòng ngủ của trẻ, hạn chế tiếng ồn và ánh sáng từ các thiết bị điện tử. Cha mẹ có thể hát ru, kể chuyện hoặc mở nhạc nhẹ nhàng cho trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho con chơi nhiều hơn vào ban ngày và kiểm soát thời gian ngủ trưa vừa đủ để trẻ không thức giấc vào ban đêm.
Khủng hoảng tuổi lên 2 thường kéo dài bao lâu?
Khủng hoảng lên 2 không nhất thiết xuất hiện khi trẻ lên 2 tuổi mà có thể xảy ra sớm hơn, khoảng từ khi trẻ được 18 tháng tuổi. Thông thường, giai đoạn khủng hoảng này sẽ kết thúc khi trẻ được 30 tháng tuổi nhưng cũng có thể kéo dài đến khi bé 3 tuổi.
Không ít cha mẹ cảm thấy mệt mỏi trước những biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ, tuy nhiên đây lại là một quá trình phát triển tâm lý tự nhiên mà trẻ phải trải qua khi lớn lên. Cha mẹ hãy chấp nhận những thay đổi mà con đang trải qua và thể hiện sự tôn trọng đối với nhu cầu của chúng, đồng thời giữ vững giới hạn của mình để giúp con mình vượt qua giai đoạn khó khăn này và giúp xây dựng sự tự tin cho bé.
Nếu các bậc phụ huynh đang tìm hiểu một môi trường vui chơi lành mạnh, học tập tốt cho bé thì có thể tham khảo Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP). ISSP là ngôi trường chuẩn quốc tế được trang bị nhiều hệ đào tạo khác nhau phù hợp với từng độ tuổi và nhu cầu dành cho các bé. Bên cạnh đó, ISSP còn có đầy đủ các chuyên gia về tâm lý trẻ em, sẵn sàng đồng hành cùng trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2 nên các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm gửi gắm!
Nếu các bậc phụ huynh đang tìm kiếm một môi trường đáp ứng đầy đủ các nhu cầu học tập lẫn vui chơi, đồng thời có đội ngũ giáo viên tận tâm thì có thể tham khảo trường quốc tế Saigon Pearl (ISSP). Tọa lạc tại khu dân cư Saigon Pearl, quận Bình Thạnh, ISSP cung cấp chương trình Tú Tài Quốc Tế IB chất lượng dành cho trẻ mầm non và tiểu học (từ 18 tháng tuổi – 11 tuổi). Hơn nữa, bên cạnh việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng, giáo viên trường ISSP còn luôn quan tâm, chú trọng tới sức khỏe tâm lý của trẻ nên các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm gửi gắm!
Để có thể hiểu rõ hơn về trường Quốc tế Saigon Pearl, quý phụ huynh và học sinh có thể sắp xếp đến trực tiếp trải nghiệm môi trường tại ISSP. Đây là cơ hội để phụ huynh có thể gặp gỡ đội ngũ giáo viên của trường và hỗ trợ giải đáp các thắc mắc. Để đăng ký tham quan trường ISSP, phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ qua số điện thoại: +84 (028) 2222 7788.