Fraud Blocker Phương Thức Nuôi Dạy Một Đứa Trẻ Đa Ngôn Ngữ - ISSP
Zalo OA icon
aHR0cHM6Ly93d3cuaXNzcC5lZHUudm4vZmlsZXMvcGh1b25nLXRodWMtbnVvaS1kYXktbW90LWR1YS10cmUtZGEtbmdvbi1uZ3UuanBnP0VEWXhfYWFiaXJJczVSTG1RNW5lZVQ2ZE8zd0tvQmtM
November 26, 2021

Phương Thức Nuôi Dạy Một Đứa Trẻ Đa Ngôn Ngữ

Việc thông thạo nhiều hơn một ngôn ngữ thật sự có những giá trị tuyệt vời cho trẻ. Tuy nhiên, khi nói đến việc nuôi dạy thành công trẻ đa ngữ, chúng ta cũng nên nhìn đến các hạn chế và chủ yếu trong số đó là công sức và cách chăm sóc cần đầu tư từ khi trẻ còn nhỏ.

Trên khắp thế giới, phụ huynh của trẻ nhỏ, thường thắc mắc về cách tốt nhất để giáo dục cả trong và ngoài trường để con họ trở thành trẻ đa ngôn ngữ. Họ sẽ gặp trở ngại đáng kể nếu bản thân họ không nói những thứ tiếng mà trẻ đang học.

Do đó, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn một vài ưu và nhược điểm trong việc nuôi dạy một đứa trẻ đa ngôn ngữ, cùng với một số giải pháp để giúp bạn tận dụng tốt nhất những nhược điểm đó.

Những ưu điểm của việc nuôi dạy một đứa trẻ đa ngôn ngữ như sau:

  • Việc học ngôn ngữ thật sự đơn giản hơn trong những năm đầu đời
  • Nếu sau này trẻ có phải học một ngôn ngữ mới trong trường, những đứa trẻ đa ngữ sẽ có lợi thế nhiều hơn so với các bạn đồng trang lứa. Các điểm khác biệt trong âm thanh, cú pháp, trọng âm, âm điệu và cấu trúc ngữ pháp sẽ đơn giản hơn để trẻ học trong lứa tuổi này.
  • Khả năng đa ngôn ngữ giúp trẻ cải thiện kỹ năng đọc và viết.
  • Trẻ đa ngôn ngữ sẽ có khả năng phân tích, giao tiếp xã hội và học thuật tốt hơn so với những người bạn đơn ngữ của chúng.
  • Biết nhiều hơn một ngôn ngữ giúp trẻ tự tin hơn trong nhiều tình huống xã hội, chủ yếu là do trẻ đa ngôn ngữ đã quen và dễ dàng thích nghi với môi trường mới nhanh hơn so với các trẻ đơn ngữ.
  • Trẻ sẽ hiểu rõ hơn và đánh giá cao các nhóm xã hội khác nhau và có một cái nhìn sâu sắc tự nhiên vào các nền văn hóa tương phản.
  • Những người biết nhiều ngôn ngữ sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn những người chỉ thông thạo một thứ tiếng.

Những nhược điểm:

  • Mặc dù không có bằng chứng khoa học vững chắc nào chứng minh rằng trẻ đa ngôn ngữ bắt đầu nói chuyện chậm hơn, có rất nhiều phụ huynh tin rằng tiến độ phát triển này có khoảng cách là khoảng 3 đến 6 tháng so với bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, một điều hợp lý trên thực tế cho thấy là những trẻ học ít nhất hai ngôn ngữ khác nhau có thể cần nhiều thời gian hơn vì chúng thực sự học gấp đôi số lượng từ. Dù sao đi nữa, trẻ có chậm nói trong khoảng thời gian nửa năm, thì đó vẫn là một cái giá nhỏ để có lợi thế trong khả năng giao tiếp hiệu quả bằng nhiều ngôn ngữ.
  • Bên cạnh đó, còn có khái niệm “pha trộn ngôn ngữ”. Việc pha trộn các từ ngữ của các ngôn ngữ khác nhau trong giao tiếp sẽ diễn ra khá bình thường ở trẻ em đa ngôn ngữ. Trong mọi trường hợp, đây là một thói quen vô hại và chỉ mang tính tạm thời. Ở độ tuổi từ bốn tuổi hoặc năm tuổi, thói quen này sẽ gần như biến mất. Hãy nhớ rằng những đứa trẻ chỉ học một ngôn ngữ duy nhất sẽ thường xuyên sử dụng một từ không phù hợp cho đến khi chúng làm quen với từ đúng. Ví dụ, tại thời điểm mà trẻ đa ngôn ngữ không thể diễn đạt một từ cụ thể bằng ngôn ngữ tiếng Việt, chúng có thể thay thế nó bằng một từ tiếng Pháp hoặc một từ tiếng Anh đồng nghĩa. Thói quen này sẽ mất dần khi vốn từ vựng của trẻ được phát triển mỗi ngày. Kiên nhẫn là một đức tính đáng nói tại đây — việc kiên định sử dụng từ vựng với con bạn sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng.
  • Như đã đề cập ngắn gọn ở đầu bài viết, mối quan tâm lớn nhất của các bậc cha mẹ là công sức cần thiết khi nuôi dạy một đứa trẻ đa ngôn ngữ. Như dân gian thường nói, những điều tốt đẹp cần có thời gian, và điều này không ngoại lệ — đây là một khoản đầu tư dài hạn cho tương lai của con bạn. Quá trình này sẽ yêu cầu sự nỗ lực từ phía các bậc cha mẹ để cung cấp đủ kiến thức từ vựng cho trẻ trong giao tiếp ngôn ngữ, hỗ trợ cách sử dụng các mẫu ngôn ngữ nhất quán và đôi khi bạn cũng cần phải thay đổi ngôn ngữ chính trong gia đình. Lúc đầu, các phụ huynh có thể cảm thấy hơi trở ngại khi giới thiệu một ngôn ngữ hoàn toàn mới vào môi trường sống gia đình của bé, nhưng chỉ sau vài tuần, nó sẽ trở thành một phần trong cuộc sống hằng ngày. May mắn thay, việc nuôi dạy trẻ đa ngôn ngữ thứ hai sẽ đơn giản hơn nếu đứa con đầu tiên của bạn đã được nuôi dạy theo cách này. Trẻ đầu có thể giúp được bạn nhiều hơn bạn nghĩ, chỉ vì chúng tự nhiên ham nói trong giai đoạn 3–5 tuổi. Gần như tất cả cha mẹ của những đứa trẻ đa ngôn ngữ đều đồng ý rằng những lợi thế của trẻ đa ngôn ngữ thật sự rất đáng công sức họ bỏ ra.
  • Đối với trẻ đa ngôn ngữ, việc đọc và viết có thể tăng tải học tập của chúng, đặc biệt nếu bạn muốn con mình hoàn toàn thông thạo nhiều ngôn ngữ. Đối với một số cha mẹ, nếu trẻ có thể giao tiếp được bằng ngôn ngữ bổ sung đã là đủ rồi. Trong khi các phụ huynh khác có thể muốn trẻ thành thạo hơn trong cả đọc và viết bằng ngôn ngữ bổ sung. Rõ ràng, điều này dễ dàng hơn khi bảng chữ cái của các ngôn ngữ này tương tự nhau. Tuy nhiên, bảng chữ cái mang tính biểu tượng như Trung Quốc sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn.

Nếu bạn đã theo dõi từ đầu bài viết đến đây, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng việc nuôi dạy con thành một đứa trẻ đa ngôn ngữ có rất nhiều lợi thế. Nỗ lực của bạn trong giai đoạn đầu đời sẽ được đền đáp theo cấp số nhân cho đến hết đời của trẻ.

ISSP có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi dưỡng và dạy trẻ đa ngôn ngữ do thực tế là gần như toàn bộ học sinh của chúng tôi nói nhiều hơn một ngôn ngữ. Nếu bạn cần thêm một số lời khuyên về cách giúp nuôi dạy đứa trẻ đa ngôn ngữ của mình, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại địa chỉ email: admissions@issp.edu.vn