Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành giáo dục toàn cầu tại New Zealand và Mỹ, ông Lester Stephens – Hiệu trưởng trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) nhận định cần tạo môi trường để học sinh phát triển toàn diện thay vì chỉ chạy theo thành tích. Những triết lý sư phạm của ông song hành với định hướng của trường ISSP, nơi luôn cam kết tạo môi trường giáo dục quốc tế cho trẻ từ 18 tháng đến 11 tuổi.
Chia sẻ với VnExpress, ông cho biết ưu tiên của trường là bên cạnh cung cấp kiến thức, còn giúp trẻ trở thành những công dân toàn cầu với phẩm chất ưu tú và có trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ.
– Ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng của phát triển toàn diện với trẻ mẫu giáo và tiểu học?
– Khi nói về sự phát triển toàn diện (whole-child development) của trẻ, tôi luôn đánh giá theo quan điểm và góc nhìn khoa học. Quay lại thời điểm khi một đứa trẻ vừa sinh ra, bộ não có trọng lượng khoảng 400 gram và đạt mức 1,4 kg vào năm 7 tuổi. Tế bào não sản sinh theo cấp số nhân với tốc độ ngoài sức tưởng tượng. Điều đó đồng nghĩa với tốc độ tiếp thu của trẻ với các sự vật, sự việc từ thế giới xung quanh là rất nhanh.
Dưới góc độ khoa học, hành trình phát triển toàn diện rất quan trọng với não bộ của trẻ ở những năm tháng đầu đời. Giai đoạn này não trẻ hấp thụ và học hỏi “sự phức tạp” từ thế giới xung quanh và hình thành thế giới quan riêng. Hình hài của thế giới này thường phụ thuộc và cách chúng ta nuôi dạy, chăm sóc, giao tiếp với trẻ.
Vì vậy, nếu chúng ta chỉ đơn thuần cho trẻ xem TV, đưa iPad cho chơi rồi phớt lờ trẻ, nghĩa là phụ huynh đang tự giới hạn các hoạt động xã hội của trẻ và vô tình khiến não bộ trẻ phát triển theo hướng thu hẹp tiếp xúc, thiếu sự tương tác. Từ đó, trẻ cũng hạn chế về mặt thể hiện cảm xúc, bày tỏ ý muốn với ba mẹ.
Thông qua các nghiên cứu trên thế giới về quá trình phát triển của trẻ em về thần kinh và cảm xúc, tôi cho rằng chúng ta nên bắt đầu giáo dục trẻ toàn diện ngay từ những ngày đầu tiên trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Quá trình này sẽ diễn ra xuyên suốt cuộc đời trẻ, từ giai đoạn trẻ mới chào đời, chập chững tập đi, hay khi trẻ bắt đầu có cảm xúc yêu thương, hờn giận, khi trẻ tập hát và chơi nhạc cụ… Những hoạt động này có chung một vai trò là kích thích sự phát triển của não bộ. Đó là lý do phát triển toàn diện vô cùng quan trọng với trẻ nhỏ.
– Vậy theo ông sự phát triển toàn diện của trẻ bao hàm những yếu tố nào trong cuộc sống?
– Yếu tố đầu tiên tôi muốn nhắc đến là nhu cầu thể lý, tầng đầu tiên của Tháp nhu cầu Maslow (Maslow’s hierarchy of needs). Trẻ sẽ cảm thấy an toàn khi được cho ăn, được giữ ấm và tắm rửa sạch sẽ.
Yếu tố thứ hai là sự an toàn của trẻ. Lý do sự an toàn quan trọng là vì nếu bản thân trẻ cảm thấy sợ hãi, lo lắng, những cảm xúc đó sẽ tác động trực tiếp lên não bộ. Sự an toàn này không chỉ về mặt thể chất mà còn cả về tâm lý. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dễ hình thành cảm xúc tiêu cực, thậm chí ám ảnh tâm lý.
Trong giai đoạn đầu đời, não bộ sẽ dễ bị tác động do những hình ảnh và âm thanh từ thế giới bên ngoài. Trong thế giới đó, những người gần gũi nhất với trẻ chính là ba mẹ và thầy cô. Khi được yêu thương, nâng niu, chăm sóc và chỉ dạy đúng cách, trẻ không chỉ học được những điều đúng – sai, tiếp nhận kiến thức, sự vật, sự việc mới theo hướng tích cực, đa chiều mà còn cảm nhận được sự an toàn, yêu thương từ gia đình và nhà trường. Cách nuôi dạy trẻ cũng là yếu tố thứ ba mà chúng tôi hướng đến trong nỗ lực phát triển toàn diện trẻ nhỏ tại Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP).
– Từ những nền tảng nói trên, ông và nhà trường đưa ra định hướng gì để tạo môi trường giảng dạy toàn diện?
Chúng tôi chú trọng từ những hành động nhỏ nhất như vẫy chào trẻ niềm nở ngay từ cổng trường, hay chào tạm biệt các con và nói hẹn gặp lại sau mỗi ngày học.
Ngoài cung cấp kiến thức cơ bản về cuộc sống và thế giới xung quanh, tại Trường Mầm Non và Tiểu Học ISSP, trẻ còn được trao quyền để suy nghĩ, lựa chọn và đưa ra quyết định không chỉ trong học tập mà còn trong cả hành vi, cách ứng xử và lời ăn tiếng nói.
Trường cũng hình thành cho trẻ ý thức suy nghĩ và hành động theo nguyên tắc và kỷ luật dù trẻ ở độ tuổi nào. Ví dụ như trẻ cần đi học và ra về đúng giờ; dọn dẹp đồ chơi và cất vào chỗ cũ sau khi chơi xong; đặt giày, dép lên kệ và cất tập sách vào tủ sau khi hết tiết học… Đó là cách chúng tôi giúp trẻ trở thành những công dân toàn cầu với phẩm chất và cách cư xử đúng mực ngay từ khi còn nhỏ.
Ngoài ra, chúng tôi kỳ vọng trẻ có thể vượt khỏi giới hạn của bản thân bằng cách thử sức với những điều mới và trải nghiệm những thử thách chưa bao giờ làm.
– Theo ông, chương trình dạy và học nên có thêm những hoạt động gì học sinh gia tăng trải nghiệm và trở thành những công dân có trách nhiệm?
Một điểm khác biệt thông qua chương trình học theo khung chương trình Tú Tài Quốc Tế, kết hợp với Tiêu chuẩn Mỹ, đội ngũ nhân viên và giáo viên trường ISSP luôn cố gắng tận dụng các vật liệu bền vững, bảo vệ môi trường, giáo dục trẻ về xu hướng thế giới hiện tại ngay từ khi còn nhỏ.
Chúng tôi đã khởi xướng và đưa vào chương trình học những nội dung thiết thực như làm vườn trong khuôn viên trường, Ngày Thứ Hai Xanh (Hiểu về việc canh tác thương mại và tác động của nó đối với hành tinh), các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, và chương trình giáo dục ngoài trời tại Tà Lài cho phép học sinh trồng lúa, thu hoạch lúa và trao tặng gạo đến những mảnh đời kém may mắn,…. Học sinh cần hiểu được vai trò của mình với thế giới và những gì con có thể làm để biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.
Chúng tôi luôn tin rằng hành động để tạo ra sự thay đổi tích cực cho cuộc sống của những người xung quanh là một phần rất quan trọng để trở thành thành viên có ích cho xã hội.
– Ông có kỳ vọng gì vào tương lai khi mà sự phát triển toàn diện của trẻ em ngày càng được quan tâm?
– Tôi tin rằng trước tiên, xét về khía cạnh cộng đồng, xã hội, chúng ta cần có trách nhiệm hướng dẫn và kèm cặp trẻ. Thay vì quá chú trọng đến việc trẻ em sẽ phải học giỏi, trở nên giàu có hoặc có địa vị như thế nào trong tương lai, phụ huynh nên quan tâm nhiều hơn đến việc con cái chúng ta đã thay đổi tích cực thế nào, học hỏi những thứ tốt, trưởng thành ra sao và từng bước trở thành công dân văn minh toàn cầu.
Tôi cho rằng điều làm nên một người trưởng thành là những trải nghiệm và cách họ đối diện với những trải nghiệm này từ nhỏ.
– Kế hoạch của trường trong những năm tới là gì?
– Một trong những tôn chỉ hoạt động của Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP) và cũng là bài học chúng tôi muốn truyền đạt cho các học sinh, đó là “Hãy phấn đấu trở thành người giỏi nhất để mỗi ngày đều trở nên tốt hơn, tốt hơn nữa”.
Trường ISSP hiện đang trường tổ chức giảng dạy Tú Tài Quốc Tế bậc Tiểu Học (IB PYP), ứng dụng khung chương trình IB kết hợp với tiêu chuẩn Mỹ và tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT trong hoạt động dạy và học. Đây sẽ tiếp tục là định hướng chúng tôi theo đuổi cho đến khi hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra từ khi thành lập trường.
Năm tới, chúng tôi đặt mục tiêu sẽ có thêm một điều phối viên đảm nhiệm và lên kế hoạch cho các hoạt động cộng đồng và hoạt động ngoại khóa. Mục tiêu mới này hứa hẹn giúp tăng cường sự đa dạng cũng như chất lượng các hoạt động ngoại khóa cho học sinh của trường. Đồng thời, vị trí này này sẽ góp phần nâng cao tính xác thực của các dự án thiện nguyện vì cộng đồng do trường đứng ra tổ chức, thực hiện.
Trường quốc tế Saigon Pearl (ISSP) đạt chứng nhận kiểm định giáo dục kép bởi cả cả CIS (Council of International Schools) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges), hai tổ chức kiểm định giáo dục uy tín trên thế giới. Mới đây, trường ISSP đạt chứng nhận Common Sense School về cam kết của trường trong việc giảng dạy quyền công dân kỹ thuật số cho học sinh (Digital Citizenship), giúp các em xây dựng kỹ năng cần có trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Từ đó, đảm bảo sức khỏe tinh thần và giúp các em gặt hái được các cơ hội trong tương lai.