Fraud Blocker Dạy Trẻ Biết Cảm Ơn Và Xin Lỗi: Bố Mẹ Cần Làm Gì? | ISSP
Zalo OA icon
Teacher playing toys with girl
March 26, 2023

Dạy Trẻ Biết Cảm Ơn Và Xin Lỗi: Bố Mẹ Cần Làm Gì?

Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi có thực sự cần thiết? Bố mẹ cần phải làm những gì để có thể rèn luyện cho trẻ thói quen bày tỏ lòng biết ơn khi nhận và cảm thấy có lỗi khi vi phạm? Trẻ biết cảm ơn và xin lỗi đúng lúc đúng người sẽ được nhiều người yêu quý và coi trọng. Cùng ISSP tìm hiểu cách dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi qua bài viết dưới đây.

Ngoài ra, mời quý phụ huynh cùng các em học sinh đặt lịch hẹn tham quan trường Quốc Tế Saigon Pearl để có cơ hội hiểu rõ hơn về phương thức giáo dục tại ISSP:

 

Tại sao phụ huynh nên dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi?

Bên cạnh việc trau dồi những kỹ năng và tri thức, dạy trẻ biết cách ứng xử trong giao tiếp cũng là cách để giúp cho bé trở nên hoàn thiện hơn. Học và áp dụng được cách nói lời cảm ơn và xin lỗi thật chân thành chính là bước đầu tiên mà bé nên rèn luyện, tiếp xúc.

Mọi người thường cảm ơn nhau khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Bé nên được hướng dẫn và dạy dỗ để nhận biết được điều này. Từ đó, trẻ sẽ thấu hiểu được việc nhận lấy lòng tốt của mọi người xung quanh và gia đình không phải điều hiển nhiên. Con sẽ học được cách biết ơn và sống chân thành hơn.

Xem thêm: TOP 17+ Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mầm Non Cần Thiết: Nên Rèn Từ Sớm

Ngược với lời cảm ơn, câu xin lỗi được sử dụng trong trường hợp con trẻ mắc lỗi. Dạy cho con biết cách dũng cảm, biết chịu trách nhiệm và sẵn sàng nhận sai khi vi phạm sẽ giúp trẻ tự tin và quyết đoán hơn trong tương lai. Bố mẹ cũng nên lưu ý, không nên quá ép buộc con phải nhận lỗi. Biết sử dụng lời cảm ơn và xin lỗi đúng nơi đúng lúc sẽ tạo cho mọi người xung quanh một sự thiện cảm, không ngần ngại giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn. 

Xem thêm: Xây dựng nhân cách từ sớm cho trẻ là việc tất yếu

Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi là điều nên làm (Nguồn: ISSP)

Thời điểm tốt nhất để dạy trẻ biết nói cảm ơn và xin lỗi

Trước 7 tuổi là giai đoạn phát triển tốt nhất mà bố mẹ có thể dạy cho trẻ về cách ứng xử. Đây là thời điểm mà con trẻ có khả năng tiếp thu, bắt chước và học tập tốt nhất. Đồng thời, trẻ cũng sẽ quan sát mọi người xung quanh, làm quen và học theo các hành vi ứng xử. Bố mẹ nên sử dụng các phương pháp rèn luyện con trẻ trong giai đoạn này để giúp bé hình thành nên thói quen cũng như hoàn thiện nhân cách cho bé lúc còn nhỏ. 

Xem thêm: Phương pháp giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động hàng ngày

Chương trình tiểu học Tú Tài

Đâu là thời điểm tốt nhất để dạy trẻ biết nói cảm ơn và xin lỗi? (Nguồn: ISSP)

Bố mẹ phải làm gì để dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi?

Giai đoạn ấu thơ của con rất quan trọng trong quá trình trưởng thành. Vì thế, bố mẹ hãy cố gắng đồng hành cùng con nhé. ISSP đã liệt kê những cách giúp bố mẹ dạy con biết cảm ơn và xin lỗi đơn giản như sau:

Bố mẹ làm gương cho con trẻ noi theo

Con cái là tấm gương soi của bố mẹ, vì thế để dạy con một cách hiệu quả, bậc phụ huynh cũng phải là một hình mẫu tốt. Con trẻ thường sẽ lấy bố mẹ như hình mẫu ứng xử của mình. Phụ huynh hãy hướng dẫn con bằng những ví dụ thực tế nhất. Nếu bố mẹ răn dạy con cái phải biết cảm ơn và xin lỗi nhưng lại không hành xử trong những tình huống tương tự thì khả năng thành công trong việc giáo dục đối với trẻ cực thấp. Vì vậy, phụ huynh hãy đảm bảo những lời dạy của bạn cũng đi đôi với hành động để con noi theo.

Xem thêm: Lòng trắc ẩn là gì? Phương pháp giáo dục trẻ về lòng trắc ẩn

Bố mẹ nên làm gương cho con trẻ noi theo (Nguồn: ISSP)

Dành lời khen cho trẻ khi trẻ cảm ơn và xin lỗi đúng lúc

Trẻ nhỏ rất thích được người lớn dành lời khen và tuyên dương. Do đó, sau những lần trẻ biết sử dụng đúng cách lời cảm ơn sau khi nhận được sự giúp đỡ,… và xin lỗi sau khi sai phạm. bố mẹ hoặc các thành viên trong gia đình có thể dành những lời cảm thán, khen ngợi để động viên và khuyến khích trẻ. Chỉ cần những lần xoa đầu, đập tay (high five) hay những viên kẹo ngọt,… những hành động động viên đơn giản như vậy cũng đủ làm trẻ hứng thú, ghi nhớ và duy trì thói quen ứng xử tốt đẹp sau này. 

Xem thêm: 5 nhóm tính cách của trẻ và cách giúp trẻ phát triển cha mẹ nên biết

Đưa ra những tình huống để bé biết cách cư xử chuẩn mực

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể trò chuyện với bé và đưa ra những tình huống giả định để bé tập phản ứng. Sau đó, bố mẹ có thể hỗ trợ và phân tích cho con rằng nên làm thế nào là hợp lý và hành xử thế nào là không ổn. Con có thể thoải mái đặt câu hỏi và được bố mẹ giải đáp tại nhà mà không có áp lực nào. Sự chuẩn bị trước tinh thần này sẽ giúp bé phản ứng nhanh nhạy hơn nếu trường hợp này thật sự xảy đến.

Tập thói quen ghi lại những điều mà bé biết ơn mỗi ngày

Bằng việc viết ra hoặc vẽ lại 3-4 sự việc, người hay điều gì đó khiến bé cảm thấy biết ơn, hạnh phúc trong ngày, ba mẹ đang tập thói quen tốt giúp bé tập trung vào những điều tích cực và tin rằng cuộc sống vẫn có nhiều điều tốt đẹp. Bằng cách dạy trẻ viết ra những điều mà mình biết ơn, chúng ta giúp trẻ phát triển thói quen cảm ơn và đánh giá những điều tích cực xung quanh mình. Thói quen này có thể giúp trẻ trở nên lạc quan hơn và tận hưởng cuộc sống hơn. Khi trẻ viết ra những điều biết ơn, họ có thể nhìn nhận và đánh giá cao sự tử tế và giúp đỡ từ người khác. Điều này giúp trẻ phát triển tính cách tốt đẹp như lòng biết ơn, tình người và sự đồng cảm.

Dạy trẻ nói cảm ơn và xin lỗi một cách rõ ràng

Thông qua các tình huống thực tế đời thường, bé đã có thể xác định được lúc nào nên cảm ơn và lúc nào cần sự xin lỗi. Phụ huynh cũng nên dạy con cách áp dụng thế nào cho phù hợp. Bé đôi lúc sẽ thấy lúng túng hoặc xấu hổ, vì thế bố mẹ nên kiên nhẫn và hướng dẫn con từng bước.

Hãy cho con nhận thấy rằng dù lời cảm ơn hay xin lỗi, chúng đều phải xuất phát từ sự chân thành. Vì thế, con hãy nói nó một cách rõ ràng với âm lượng phù hợp. Sử dụng những câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ hoặc có thể thêm kính ngữ để không làm mất đi sắc thái của câu. 

Bên cạnh đó, bé cũng nên biết cách nhìn, cách đặt tay hay hành động cử chỉ thích hợp khi cảm ơn hoặc xin lỗi.

 

Xem thêm: Sức mạnh của việc dạy con tích cực, triết lý giáo dục của Trường Quốc Tế Saigon Pearl

Dù lời cảm ơn hay xin lỗi, chúng đều phải xuất phát từ sự chân thành (Nguồn: ISSP)

Trường Quốc Tế Saigon Pearl giáo dục trẻ quy tắc ứng xử đúng mực

Trường Quốc Tế Saigon Pearl là trường mầm non và tiểu học quốc tế đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh được kiểm định toàn diện bởi Hội đồng các trường quốc tế (CIS), Hiệp hội các trường phổ thông và đại học New England (NEASC). Ngoài ra, ISSP còn được biết đến là trường giảng dạy Tú Tài Quốc Tế bậc Tiểu Học (IB PYP) có chất lượng hàng đầu và được nhiều phụ huynh lựa chọn đặt niềm tin, gửi gắm con em theo học. 

Vậy trường Quốc Tế Saigon Pearl có phương pháp giáo dục về kỹ năng mềm như thế nào? Giáo dục kỹ năng cảm ơn và xin lỗi tại ISSP có được triển khai thường xuyên và mỗi ngày cho học sinh hay không? 

Saigon Pearl luôn hướng đến giáo dục toàn diện học sinh (Nguồn: ISSP)

Nhằm giải đáp chi tiết về những thắc mắc trên, mời quý phụ huynh cùng ISSP tìm hiểu về SOAR – hệ thống 5 giá trị tại trường mầm non và tiểu học quốc tế Saigon Pearl. SOAR là viết tắt của:

  • S: Show Responsibility – Thể hiện Trách Nhiệm
  • O: Obtain Wisdom – Đạt được Trí Tuệ
  • A: Always be Honest and Caring – Luôn Trung ThựcQuan Tâm
  • R: Respect Others – Tôn Trọng người khác

Các thầy cô ở mỗi nhóm SOAR sẽ thay phiên nhau nhắc nhở học sinh về các quy tắc ứng xử xuyên suốt trong các buổi học. Mỗi nhóm sẽ bao gồm 1 giảng viên, 1 trợ giảng và một nhóm các em học sinh từ Mẫu giáo đến Lớp 5. Các em sẽ có cơ hội được học tập và tham gia các hoạt động cùng nhau, xuyên suốt năm học để tìm hiểu và tiếp thu các bài học về các Giá Trị mà ISSP muốn truyền tải. Cảm ơn và xin lỗi là hành vi giao tiếp cơ bản mà trẻ nên được người lớn hỗ trợ xây dựng và rèn luyện. Bởi đức tính này sẽ giúp cho trẻ biết tôn trọng người khác và thể hiện được trách nhiệm của bản thân đối với những cử chỉ, lời nói của mình. 

Trẻ nên được người lớn hỗ trợ xây dựng và rèn luyện ứng xử (Nguồn: ISSP)

Ngoài việc tổ chức các hoạt động cho các em học sinh có cơ hội trải nghiệm và tiếp thu các giá trị của trường quốc tế Saigon Pearl, quý phụ huynh cũng có thể tham khảo về phương pháp Công Lý Phục Hồi (Restorative Practices) tại ISSP.  Thầy cô và bố mẹ có thể trò chuyện, trao đổi với con bằng những câu hỏi gần gũi, dễ chịu, có thứ tự như sau:

  • Chuyện gì đã xảy ra vậy con?
  • Lúc đó con đang nghĩ gì thế?
  • Có ai bị ảnh hưởng hoặc tổn thương bởi những gì con đã làm hay không?
  • Họ bị ảnh hưởng như thế nào?
  • Con nghĩ gì về chuyện đó bây giờ?
  • Con cần làm gì để mọi thứ trở nên đúng đắn hơn?
  • Làm thế nào con có thể đảm bảo rằng điều này không xảy ra lần nữa?
  • Bố mẹ/thầy cô có thể làm gì để giúp con không?

Trải qua quá trình tâm sự và trao đổi, bố mẹ/thầy cô có thể xoa dịu và giải thích cho trẻ hiểu những gì đã xảy ra, phân tích tình huống và đồng hành cùng con để tìm ra các giải pháp hợp lý nhất. Việc này không chỉ giúp trẻ biết cách giải quyết vấn đề mà nó còn giúp cho trẻ nhận ra được trách nhiệm của bản thân trong mỗi hành vi, sự việc mà con gây ra. Từ đó, trẻ sẽ xác định được nên hay không nên thực hiện những hành vi đó. 

Qua bài viết trên, ISSP hy vọng quý phụ huynh sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi. Đồng thời, bố mẹ hãy luôn đồng hành và giúp đỡ con trên con đường hoàn thiện bản thân. Với những chương trình giáo dục hàng đầu và phương pháp dạy dỗ khoa học, ISSP sẽ đem lại môi trường phát triển tốt nhất cho con em của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề này, quý phụ huynh và học sinh có thể liên hệ theo hotline +84 (028) 2222 7788 hoặc tại đây để được giảng viên giải đáp tận tình.