Fraud Blocker Bí quyết giúp học sinh thuyết trình hiệu quả, tự tin
Zalo OA icon
Bí quyết giúp học sinh thuyết trình hiệu quả, tự tin
July 22, 2024

Cách rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho học sinh tiểu học hiệu quả

Kỹ năng thuyết trình đóng vai trò quan trọng trong hành trình phát triển toàn diện của học sinh, đặc biệt là những năm đầu đời. Việc giúp học sinh thuyết trình hiệu quả không chỉ tăng cường sự tự tin trong giao tiếp, mà còn rèn luyện khả năng trình bày ý tưởng một cách mạch lạc và logic. Thay vì đợi đến khi trẻ bước vào bậc học cao hơn, việc bắt đầu dạy kỹ năng thuyết trình ngay từ giai đoạn tiểu học sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự thành công sau này. Cùng Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) tìm hiểu các phương pháp giúp trẻ thuyết trình hiệu quả hơn qua bài viết dưới đây.

Vì sao cần rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho học sinh từ sớm

Bước vào tiểu học (khi trẻ ở độ tuổi từ 6- 12 tuổi), kỹ năng thuyết trình sẽ là một kỹ năng thiết yếu giúp trẻ tự tin trình bày ý tưởng. Việc học sinh thuyết trình từ bậc tiểu học sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho trẻ. Kỹ năng này còn góp phần bổ trợ các kỹ năng khác cùng phát triển.

Rèn luyện kỹ năng thuyết trình giúp trẻ tự tin giao tiếp
Rèn luyện kỹ năng thuyết trình giúp trẻ tự tin giao tiếp

Giúp trẻ tự tin trình bày ý tưởng và thể hiện bản thân

Kỹ năng thuyết trình được ứng dụng trong các hoạt động đa dạng của trẻ, bao gồm tham gia vào các cuộc thảo luận trên lớp, hoặc đơn giản là diễn đạt quan điểm của bản thân về các vấn đề với thầy cô và bạn bè. Vì thế, việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho học sinh tiểu học sẽ giúp trẻ trình bày suy nghĩ và cảm nhận cá nhân một cách mạch lạc hơn. Thông qua quá trình này, kỹ năng giao tiếp của trẻ cũng sẽ được nâng cao. Điều này giúp trẻ tự tin và dám dẫn trước đám đông, thể hiện bản thân một cách mạnh mẽ và rõ ràng hơn.

Giúp trẻ phát triển tư duy logic

Khi chuẩn bị cho bài thuyết trình, trẻ cần phải tổ chức thông tin một cách có logic, hợp lý và thuyết phục. Việc này đòi hỏi trẻ phải tư duy về cách sắp xếp nội dung và bố cục bài thuyết trình để có thể diễn giải cho người nghe hiểu. Quá trình này sẽ giúp trẻ phát triển tư duy logic.

Giúp trẻ đạt kết quả cao trong học tập

Quá trình chuẩn bị nội dung cho bài thuyết trình, trẻ cần chủ động tìm hiểu các kiến thức quan trọng liên quan đến chủ đề thuyết trình. Nhờ đó, việc học đối với trẻ sẽ trở nên tích cực và kiến thức sẽ trở nên dễ ghi nhớ hơn. Hơn hết, việc có kỹ năng thuyết trình tốt còn hỗ trợ cho trẻ trong quá trình phát biểu ý kiến, đóng góp xây dựng trong giờ học. Kỹ năng thuyết trình cho học sinh tiểu học sẽ hỗ trợ cho các con rất nhiều trong quá trình học tập.

>> Tìm hiểu thêm về Chương Trình Tiểu Học tại Trường Tiểu Học Quốc Tế Saigon Pearl

7 cách rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho học sinh

Dạy trẻ về công cụ thuyết trình

Trong giai đoạn làm quen, cha mẹ có thể hướng dẫn sử dụng PowerPoint – ứng dụng hỗ trợ thuyết trình phổ biến trong thời điểm hiện tại. Ở độ tuổi tiểu học, trẻ chỉ cần nắm được các kiến thức cơ bản như tạo trang mới, gõ chữ, lưu lại và mở bài thuyết trình. Ngoài ra, cha mẹ co thể dạy trẻ về phần hiệu ứng (animation) và chuyển cảnh (transition) nếu trẻ đã làm quen được với các bước trên.

Bên cạnh các ứng dụng công nghệ, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ sử dụng các công cụ thuyết trình khác như giấy A0 khổ lớn, bảng đen, tập vở… khi dạy kỹ năng thuyết trình cho trẻ. Mỗi công cụ đều có ưu điểm riêng. Do đó, tùy vào mục đích và hoàn cảnh thuyết trình mà phụ huynh hướng dẫn trẻ lựa chọn công cụ hỗ trợ phù hợp. Từ đó trẻ có thể tự tin trình bày ý tưởng trước lớp. 

Xem thêm:

Dạy trẻ về công cụ thuyết trình
Dạy trẻ về công cụ thuyết trình

Chuẩn bị bài thuyết trình kỹ lưỡng

Trong quá trình dạy kỹ năng thuyết trình cho trẻ tiểu học, việc hướng dẫn chuẩn bị nội dung là một khâu quan trọng. Vì vậy, cha mẹ cần nắm những lưu ý quan trọng sau đây:

  • Xác định đối tượng thuyết trình: Điều này đóng vai trò quan trọng và cần được ưu tiên. Trẻ cần nhận biết rõ đối tượng mình đang thuyết trình cho là ai? Trẻ sẽ trình bày vấn đề này và chia sẻ câu chuyện với đối tượng nào, cùng với mục đích cụ thể của bài thuyết trình. Việc xác định đúng đối tượng sẽ giúp trẻ biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp, chọn chủ đề thích hợp và trình bày một cách phù hợp. 
  • Nội dung thuyết trình: Nội dung của bài thuyết trình nên dựa trên chủ đề đã chọn và phải được trình bày rõ ràng và chi tiết. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ tập trung vào một khía cạnh cụ thể của chủ đề để không lan man. Ví dụ, nếu chủ đề là về đại dương, cha mẹ có thể giúp trẻ lựa chọn một góc nhìn nhỏ hơn như “Các loài cá tự vệ như thế nào?”, “Loài cá ngủ như thế naof?”, hoặc “Cách bạch tuộc di chuyển”.
  • Bố cục bài thuyết trình: Đây là một yếu tố quan trọng liên quan đến tổ chức nội dung và thời gian trình bày. Đối với trẻ tiểu học, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ tạo khoảng 8-10 slide PowerPoint và thuyết trình trong khoảng thời gian 10-15 phút. Đồng thời, trẻ cần biết font chữ, kích thước chữ, màu chữ sao cho dễ đọc, và cách sử dụng hình ảnh minh họa thích hợp cho nội dung bài thuyết trình.

Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả nhất

Dạy trẻ về việc chuẩn bị bài thuyết trình
Dạy trẻ về việc chuẩn bị bài thuyết trình

Tập luyện trước khi thuyết trình

Khi dạy học sinh thuyết trình, cha mẹ hãy cùng trẻ luyện tập nói to, rõ chữ, giọng nói có ngữ điệu trong giai đoạn chuẩn bị cũng khi nói chuyện trước đám đông. Một khi trẻ đã thoải mái với việc trình bày nội dung, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ nói chuyện thật tự nhiên, tránh việc học thuộc lòng và đứng đọc trước đám đông.

Điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể

Ngoài ra, cha mẹ hãy dạy trẻ về ngôn ngữ hình thể như cử chỉ, động tác tay chân, ánh mắt trong quá trình thuyết trình. Những điểm này sẽ giúp cho bài thuyết trình của trẻ trở nên cuốn hút hơn. Việc có được phong thái tự tin, cử chỉ thoải mái khi đứng trước đám đông là cả một quá trình luyện tập, nên cha mẹ cần kiên nhẫn để trẻ có thể từ từ làm quen. 

Phụ huynh có thể tham khảo những lớp học thuyết trình cho bé để các con được có cơ hội thực hành nhiều hơn. Ngoài ra, các khóa học này còn là môi trường thuận lợi để trẻ có thể áp dụng nhiều kiến thức đã học khi đứng thuyết trình trước bạn bè và thầy cô.

Xem thêm: 8 Kỹ Năng Xã Hội Cho Trẻ Mầm Non Cần Thiết

Tự tin vào chính mình

Trong lần đầu thuyết trình, trẻ sẽ không tránh khỏi việc rụt rè, sợ hãi khi phải nói trước đám đông. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ, tạo cơ hội cho trẻ thuyết trình trước mặt các thành viên trong gia đình, dạy trẻ hít thở sau khi căng thẳng. Sau đó, đừng quên dành lời khen ngợi nếu trẻ làm tốt để con có thể thể thoải mái và thả lòng hơn trong lần trình bày tiếp theo.

Chú ý đến việc kết nối

Khi rèn luyện kỹ năng thuyết trình, học sinh nên chú trọng việc tạo sự kết nối với khán giả. Một cách đơn giản nhưng hiệu quả là bắt đầu bài thuyết trình bằng một vài câu hỏi vui hoặc câu hỏi có/không để kích thích sự tương tác. Điều này không chỉ giúp tạo không khí thoải mái mà còn thu hút sự chú ý của mọi người.

Để làm quen và nâng cao sự tự tin, trẻ có thể luyện tập trước mặt người thân như bố mẹ, ông bà hoặc các thành viên trong gia đình. Trong quá trình thuyết trình, cần tránh nói một mạch quá dài. Thay vào đó, trẻ nên ngắt quãng hợp lý, giữ nhịp điệu tự nhiên và dành thời gian để khán giả tương tác.

Kiểm soát tốc độ nói

Tốc độ giọng nói đóng vai trò then chốt trong việc tạo nên một bài thuyết trình cuốn hút và thuyết phục. Học sinh cần rèn luyện và duy trì tốc độ nói vừa phải, tự nhiên, tránh nói quá nhanh, quá chậm hoặc sử dụng nhiều tiếng đệm như à, ừm. Bạn cũng nên cân nhắc hạ thấp giọng nói một chút (giọng trầm) khi cần nhấn mạnh hoặc tạo điểm nhấn, điều này không chỉ tăng tính thuyết phục mà còn giúp bạn có thêm thời gian suy nghĩ, sắp xếp ý tưởng và tránh hiện tượng hụt hơi khi trình bày.

Trường Tiểu Học Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho học sinh tiểu học

Trường Tiểu Học Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là trường quốc tế dành cho học sinh độ tuổi từ 18 tháng đến 11 tuổi tại TP.HCM được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con em theo học. Trường ISSP là trường mầm non và tiểu học quốc tế đầu tiên tại TP.HCM được chứng nhận toàn diện bởi 2 tổ chức uy tín quốc tế là CIS (Council of International School) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges). Trường ISSP không chỉ là một trong số hơn 100 thành viên của tập đoàn giáo dục quốc tế lâu đời Cognita mà còn đang là trường giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học (IB PYP).

Trường Tiểu Học Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) – (Nguồn: Internet)

Trường ISSP có cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ giáo viên quốc tế có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao. Chương trình giáo dục tại trường là chương trình quốc tế tích hợp, vừa đảm bảo nội dung học tập theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT Việt Nam vừa kết hợp thêm các tiêu chuẩn của Mỹ và khung chương trình IB PYP. Qua đó, khi học tập tại trường, học sinh sẽ phát triển kỹ năng thuyết trình song song với các kỹ năng sống thiết yếu khác. Đây là nền tảng để học sinh tại trường phát triển toàn diện có thể chuyển tiếp lên những cấp học cao hơn một cách vững vàng.

Trường Tiểu Học Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) luôn khuyến khích và đón tiếp quý phụ huynh đến tham quan trường. Hoạt động dạy và học tại trường diễn ra hàng ngày là hình ảnh thực tế để phụ huynh có được những trải nghiệm thực tế chân thật về trường ISSP. Quý phụ huynh có thể liên hệ Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP để được tư vấn trực tiếp cũng như để đặt lịch tham quan trường qua 2 cách bên dưới đây:

  • Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788.
  • Email: admissions@issp.edu.vn.

Việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình từ sẽ giúp các bé tiểu học tự tin giao tiếp, phát triển tư duy phản biện và trình này ý kiến logic. Tại trường ISSP, trẻ sẽ có môi trường phát triển toàn diện kỹ năng này thông qua các tiết học yêu cầu trẻ thuyết trình thực hành trước lớp. Hơn hết, chương trình giáo dục quốc tế tại ISSP được xây dựng dựa trên IB đảm bảo cho học sinh tại trường khám phá bản thân, rèn luyện thể chất và phát triển kỹ năng xã hội.

 Xem thêm: nội tâm là gì, trò chơi cho trẻ mầm non, cách dạy con, kỹ năng sống cho trẻ mầm non, phương pháp reggio emilia

Khám phá thêm về ISSP tại:

Facebook | Instagram | Youtube | Zalo