Fraud Blocker Cho con đi học mẫu giáo lúc mấy tuổi là tốt nhất?
Zalo OA icon
mẫu giáo bé là mấy tuổi
August 5, 2024

Cho con đi học mẫu giáo lúc mấy tuổi là tốt nhất? Chuẩn bị cho con vào mẫu giáo

Cho con đi học mẫu giáo lúc mấy tuổi để tốt cho sự phát triển toàn diện của con mà không gây ảnh hưởng đến tâm lý? Đây là thắc mắc của khá nhiều phụ huynh, nhất là những cha mẹ bận rộn và muốn cho con học mẫu giáo sớm. Những vấn đề này sẽ được giải đáp qua bài viết sau từ Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP).

>> Tìm hiểu thêm về Chương Trình Mầm Non tại Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl

Cho con đi học mẫu giáo lúc mấy tuổi là tốt nhất?

Từ 1 tuổi trở lên, các chuyên gia khuyến khích cho bé đi nhà trẻ vì đây là giai đoạn bé đã phát triển khả năng giao tiếp rõ ràng và bắt đầu có nhu cầu kết bạn. Trên thực tế, trẻ 16 – 24 tháng là độ tuổi thích hợp nhất để bắt đầu học mẫu giáo. Độ tuổi này được coi là phù hợp để trẻ tiếp cận môi trường học tập và phát triển các kỹ năng cần thiết. Đồng thời, các bé lứa tuổi này đã cứng cáp, ăn uống sinh hoạt tốt, có khả năng thích nghi với môi trường mới tốt, ham thích học hỏi và vui chơi… Tuy nhiên, việc cho trẻ đi học mẫu giáo cũng có thể thay đổi, tùy vào điều kiện của gia đình.

Tham khảo ngay: Phương pháp STEAM là gì? Giáo dục STEAM cho trẻ mầm non đúng cách?

Mẫu giáo được chia thành mấy nhóm lớp?

Ở Việt nam, mẫu giáo thường được chia thành 3 nhóm lớp:

  • Mẫu giáo bé: Mẫu giáo bé là mấy tuổi? Đây là tên gọi dùng để chỉ nhóm trẻ từ 18 tháng đến 2,5 tuổi. Đây là giai đoạn đầu tiên trong môi trường mẫu giáo, nơi trẻ được khám phá và tiếp xúc với một loạt hoạt động chơi và học phù hợp với độ tuổi của họ. Mục tiêu chính ở mẫu giáo bé là khám phá và rèn kỹ năng xã hội cơ bản.
  • Mẫu giáo nhỡ: Mẫu giáo nhỡ áp dụng cho nhóm trẻ từ 2,5 đến 3,5 tuổi. Trẻ trong mẫu giáo nhỡ tiếp tục khám phá và tham gia vào các hoạt động chơi và học nhằm phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng số và kỹ năng xã hội cơ bản.
  • Mẫu giáo lớn: Mẫu giáo lớn là thuật ngữ dùng để chỉ nhóm trẻ từ 3,5 tuổi đến 5 tuổi. Trẻ trong mẫu giáo lớn tiếp tục phát triển kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng số và tư duy sáng tạo. Hoạt động học tập cũng được tăng cường để chuẩn bị trẻ cho bước tiếp theo là nhập học vào trường tiểu học.

Tham khảo ngay:

Độ tuổi đi học phổ biến ở các nước trên thế giới

Cho con đi học mẫu giáo lúc mấy tuổi không có công thức chung và chưa có nghiên cứu nào cụ thể. Bằng chứng là độ tuổi bắt đầu đi học ở các nước khá khác nhau, không có quy định cụ thể và tùy thuộc vào nhịp sống của từng quốc gia:

  • Vương quốc Anh: Các cơ sở mầm non ở Anh nhận trẻ mẫu giáo từ 3 – 4 tuổi. Do tính chất công việc, bố mẹ có thể gửi con sớm hơn ở bất kỳ độ tuổi nào vào các trường tư nhân.
  • Mỹ: Trẻ em Mỹ có thể được gửi vào nhà trẻ khi mới 6 tuần tuổi, thậm chí một số trường còn nhận trẻ khi mới 2 tuần tuổi.
  • Canada: Trẻ em ở Canada thường được gửi đến trường mẫu giáo khi lớn hơn 2 tuổi.
  • Thụy điển: Độ tuổi đi học của trẻ em Thụy Điển là 1 tuổi.
  • Nhật Bản: Các trường mẫu giáo ở Nhật Bản nhận trẻ từ 3 tháng tuổi.
  • Đức: Đức là quốc gia có nền giáo dục khuyến khích trẻ phát triển tự nhiên và trẻ 1 tháng tuổi đã có thể được cho đi mẫu giáo.
  • Trung Quốc: Trẻ em ở Trung Quốc có độ tuổi đi học mẫu giáo trung bình là 3 tuổi.
  • Việt Nam: Độ tuổi đi học mẫu giáo của trẻ em Việt Nam trung bình từ 2 đến 2,5 tuổi.

Tham khảo ngay:

Chương trình tú tài quốc tế

Tại sao nên khuyến khích trẻ đi mẫu giáo sớm? Lợi ích của việc cho bé đi học mẫu giáo từ sớm

Theo nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh), việc đi học mẫu giáo từ sớm giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và kỹ năng thực hành tốt hơn. Tiến sĩ Laurence Roope cho rằng, chính các hoạt động tương tác trên lớp học đã mang lại những lợi ích này. Ngoài ra, trẻ được đi học mẫu giáo từ sớm còn nhận được một số lợi ích cụ thể như sau:

  • Phát triển tính cách, khả năng giao tiếp: Trẻ ở độ tuổi từ 10 – 18 tháng là giai đoạn vàng để phát triển tính cách và khả năng giao tiếp. Khi đi học, con sẽ được làm quen, trải nghiệm môi trường học tập, có giáo viên, bạn bè cùng trang lứa. Điều này giúp con học cách chia sẻ, học hỏi để dần phát triển tính cách và khả năng giao tiếp.
  • Tiếp thu nhanh, nhận thức nhiều hơn: Theo kinh nghiệm của nhiều phụ huynh, trẻ đi học mẫu giáo sớm có khả năng tiếp thu nhanh, nhận thức nhiều hơn, học đi, học nói sớm hơn so với các trẻ cùng độ tuổi.
  • Phát triển năng lực tư duy sáng tạo: Thông qua các trò chơi, tương tác ở lớp, trẻ đi học sớm có khả năng phát huy tính sáng tạo, trí tưởng tượng tốt hơn.
  • Có khả năng quản lý cảm xúc tốt: Khi đi học, giáo viên ở trường sẽ dạy bé các kỹ năng xã hội và cách kiểm soát cảm xúc của bản thân như sự thất vọng, tức giận. Qua đó, bé sẽ biết cách đối phó với cảm xúc của mình và hạn chế tình trạng bướng bỉnh, gào khóc thường thấy.
  • Học cách chia sẻ: Môi trường mẫu giáo giúp trẻ học được cách kết bạn, trò chuyện và chia sẻ đồ chơi với nhau. Trẻ cũng được hình thành khả năng làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng với người khác.
  • Hình thành khả năng tự lập: Đi học mẫu giáo, trẻ sẽ được giáo viên hướng dẫn cách chăm sóc bản thân, tự vệ sinh, ăn uống, đi ngủ đúng giờ. Bé cũng sẽ biết cách quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ những người xung quanh.
  • Tạo nền tảng cho việc tiếp thu chương trình giáo dục cao hơn: Môi trường mẫu giáo khuyến khích trẻ học hỏi và tìm hiểu thế giới xung quanh bằng các hoạt động học tập thực hành. Ở độ tuổi có nhiều tò mò, môi trường mẫu giáo tạo điều kiện cho trẻ chủ động đặt câu hỏi, phát triển niềm yêu thích học tập. Điều này sẽ tạo nền tảng cho trẻ cho những chương trình học cao hơn sau này.

Tham khảo ngay:

Lợi ích của việc cho bé đi học mẫu giáo từ sớm

Nên cho trẻ đi mẫu giáo từ mấy tuổi? Lợi ích của việc cho bé đi học mẫu giáo từ sớm (Nguồn: ISSP)

Một số hạn chế của việc cho bé đi học mẫu giáo sớm mà bố mẹ nên lưu ý

Bên cạnh rất nhiều ưu điểm thì việc cho con đi học mẫu giáo quá sớm cũng tồn tại một số hạn chế nhất định:

  • Đi học quá sớm khiến trẻ bị mất cảm giác an toàn, hình thành tâm lý bất an và mất đi sự cân bằng nội tâm, nhất là những trẻ có tính cách thụ động, nhút nhát. Điều này có thể khiến trẻ có xu hướng trở nên chống đối khi lớn.
  • Các chuyên gia ở Anh tin rằng, sự nuôi dưỡng của bố mẹ có vai trò lớn nhất trong quá trình phát triển thể chất, trí tuệ và tâm lý của trẻ. Vì vậy, bố mẹ không nên trao những trách nhiệm này cho giáo viên mầm non quá sớm.
  • Trẻ đi học quá sớm có nguy cơ gặp phải căng thẳng, áp lực nhiều hơn. Điều này càng nghiêm trọng khi trường áp dụng chương trình học nặng nề, nhồi nhét kiến thức.

Tham khảo ngay:

Những kinh nghiệm cho con đi học mẫu giáo sớm dành cho các bậc phụ huynh

Chuẩn bị đồ dùng và hoàn tất các thủ tục hồ sơ cần thiết để bé nhập học lớp 1

  • Trước khi cho con đi học, bố mẹ nên dành khoảng 2 tuần để kể con nghe về trường lớp và những điều thú vị. Điều này giúp tạo sự hào hứng và để con không quá bỡ ngỡ khi xa rời vòng tay bố mẹ. Con trẻ cũng rất cần những lời tâm sự, động viên của bố mẹ để tự tin hơn ở môi trường mới.
  • Phụ huynh cần tìm hiểu thật kỹ trường mầm non cho con để có lựa chọn phù hợp nhất. Trong thời gian đi học, nếu trẻ có những biểu hiện lạ phụ huynh nên nhanh chóng tìm hiểu và báo với nhà trường để cùng giải quyết.
  • Các đồ dùng cho bé như quần áo, bình sữa, tã nên được chuẩn bị chu đáo, sạch sẽ để các cô dễ dàng chăm sóc con hơn.
  • Bố mẹ không nên đưa con đến trường quá sớm và nên đón đúng giờ để con không phải trông đợi lâu. Khi chia tay, bố mẹ nên về ngay, không nên bịn rịn sẽ khiến tâm lý con bị ảnh hưởng.

Tham khảo ngay:

Để trẻ có thể bắt đầu bước vào môi trường mẫu giáo thoải mái, cha mẹ cần chuẩn bị một số món đồ cần thiết cho con. Danh sách những món đồ trẻ cần khi đi mẫu giáo mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo để chuẩn bị cho con:

  • Ba lô, túi đựng 
  • Quần áo
  • Chăn, gối
  • Bình đựng nước
  • Sữa, bình sữa
  • Áo mưa, áo khoác
  • Các đồ dùng cá nhân khác như: khăn mặt, mũ, giày dép, bàn chải đánh răng, đồ chơi…
Những kinh nghiệm cho con đi học mẫu giáo sớm dành cho các bậc phụ huynh

Những kinh nghiệm cho con đi học mẫu giáo sớm dành cho các bậc phụ huynh (Nguồn: ISSP)

Lập kế hoạch để trẻ tăng cường kỹ năng xã hội

Kỹ năng xã hội là những kỹ năng quan trọng giúp trẻ phát triển mối quan hệ tốt với người khác và hòa nhập vào xã hội. Để tăng cường kỹ năng xã hội cho trẻ, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Ba mẹ nên kiên nhẫn và nhẹ nhàng dạy cho trẻ cách thể hiện các kỹ năng xã hội một cách tích cực. Ví dụ, bạn có thể dạy trẻ cách lắng nghe, chia sẻ và tôn trọng người khác bằng cách thực hiện những hành động này mỗi ngày trong cuộc sống hàng ngày.
  • Tạo cơ hội cho trẻ thực hành: Sắp xếp các hoạt động xã hội như chơi với những đứa trẻ khác trong khu dân cư để bé làm quen trước khi bước vào môi trường mẫu giáo. Điều này sẽ giúp trẻ chuẩn bị tinh thần và giảm bớt lo lắng, bơ ngỡ khi gặp những bạn mới, thầy cô.
  • Tạo cơ hội để trẻ thể hiện ý kiến và cảm xúc: Khuyến khích trẻ thể hiện ý kiến và cảm xúc của mình và tạo điều kiện cho trẻ được nghe và chia sẻ. Việc này giúp trẻ học cách giao tiếp một cách hiệu quả và biểu đạt ý kiến của mình một cách tự tin.

Khuyến khích trẻ đến trường

Hãy kể cho trẻ nghe những câu chuyện thú vị ngày xưa khi ba mẹ đi học, gieo vào tâm trí bé những mong đợi và niềm vui, háo hức khi đi học mẫu giáo. Ba mẹ có thể chơi trò đóng vai, để ba mẹ đóng vai giáo viên hoặc để bé đóng vai giáo viên tạo sự gần gũi hơn khi bé gặp thầy cô giáo tại trường mẫu giáo.

Thực hiện thói quen tạm biệt

Để giúp bé tập làm quen với việc đi học mẫu giáo, bạn có thể thực hiện các bước sau đây:

  • Bắt đầu từ sớm: Bắt đầu thực hiện thói quen tạm biệt trước khi bé đi học mẫu giáo. Điều này sẽ giúp bé có thời gian để quen với việc chia tay và làm quen với môi trường mới trước khi bước vào trường học.
  • Thiết lập một lịch trình: Đặt một lịch trình cụ thể cho quá trình tạm biệt và tuân thủ nó hàng ngày. Ví dụ, bạn có thể quy định một thời gian nhất định để bắt đầu quá trình tạm biệt, nhưng cũng để cho bé có thời gian linh hoạt để cảm thấy thoải mái và không bị vội vàng. Xây dựng một lễ nghi đơn giản và nhẹ nhàng cho quá trình tạm biệt. Ví dụ, bạn có thể ôm bé chặt, hôn lên trán bé và nói lời tạm biệt ngắn gọn như “Mẹ sẽ quay lại sau, con yêu.” Điều quan trọng là giữ cho quá trình tạm biệt ngắn gọn và không kéo dài quá lâu.
  • Khích lệ và động viên: Khích lệ và động viên bé trong quá trình thực hiện thói quen tạm biệt. Sử dụng lời khen và phản hồi tích cực để khuyến khích bé và làm cho quá trình tạm biệt trở nên dễ dàng hơn. Hãy lắng nghe bé và tạo điều kiện cho bé thể hiện cảm xúc của mình trong quá trình chia tay.

Trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học quốc tế Saigon Pearl

Bên cạnh mối quan tâm cho con đi học mẫu giáo lúc mấy tuổi thì việc chọn trường cho con có vai trò khá quan trọng. Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP) là gợi ý hàng đầu mà bố mẹ có thể yên tâm lựa chọn. ISSP là trường mầm non, mẫu giáo và tiểu học quốc tế đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh dành cho trẻ từ 18 tháng đến 11 tuổi, được công nhận toàn diện bởi cả hai tổ chức kiểm định quốc tế uy tín thế giới là CIS (Council of International School) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges). Ngoài ra, năm 2023, ISSP trở thành trường giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc tế Bậc Tiểu Học (IB PYP) được công nhận toàn cầu.

Xem thêm:

Trường Mầm Non, Mẫu Giáo và Tiểu Học Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)

Trường Mầm Non, Mẫu Giáo và Tiểu Học Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) (Nguồn: ISSP)

Trường có đội ngũ giáo viên trình độ cao và sự tận tâm với nghề. Khi học tại ISSP, các bé sẽ nhận được sự quan tâm, chăm sóc tận tình của giáo viên để phát huy tối đa tiềm năng theo tính cách, thế mạnh của mình.

Để tìm hiểu rõ hơn về các hoạt động của trường, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ với Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP bằng 2 cách bên dưới đây:

Bài viết trên đây đã phân tích và chia sẻ đến bố mẹ về vấn đề cho con đi học mẫu giáo lúc mấy tuổi là phù hợp. Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào khả năng nhận biết, hòa nhập của trẻ và hoàn cảnh gia đình. Tuy nhiên dù cho con đi học ở độ tuổi nào thì bố mẹ cũng cần có sự quan tâm và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình đến trường của con.

Xem thêm: nội tâm là gì, trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non, phương pháp dạy con thông minh, kỹ năng sống cho trẻ mầm non, phương pháp reggio emilia