Việc kiểm soát được những cơn giận sẽ giúp trẻ nóng tính có suy nghĩ và hành động tích cực hơn, từ đó giải quyết vấn đề xảy ra tốt hơn. Vì vậy, cha mẹ nên dạy trẻ những kỹ năng kiểm soát cơn giận ngay từ khi còn nhỏ giúp trẻ phát triển từng ngày. Mời quý phụ huynh hãy tham khảo những cách dạy trẻ nóng tính kiểm soát cơn giận hiệu quả qua bài viết sau từ Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP).
Đặt lịch tham quan Trường Mầm Non và Tiểu Học Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP) ngay hôm nay để trải nghiệm phương pháp dạy trẻ nóng tính kiểm soát cơn giận hiệu quả tại trường.
Dạy trẻ nhận biết cảm xúc của bản thân
Không thể diễn tả cảm xúc của bản thân chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ cáu giận. Do đó, bước đầu tiên trong việc dạy trẻ nóng tính là cha mẹ hãy động viên và hướng dẫn trẻ nhận biết cảm xúc của mình.
Cảm xúc có rất nhiều trạng thái và cung bậc khác nhau như giận dữ, thất vọng, buồn bã, xấu hổ… nhưng hành động phản ứng với từng loại cảm xúc lại khác nhau. Biết được chính xác và gọi đúng tên cảm xúc của mình sẽ giúp trẻ định hướng suy nghĩ và hành động phản ứng theo cách tích cực hơn.
Ba mẹ hãy dạy con các cảm xúc cơ bản như buồn, vui, giận, sợ… và cùng con nhìn nhận cảm xúc với những câu hỏi như “con đang cảm thấy như thế nào”. Nếu trẻ còn nhỏ, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ dùng những từ ngữ đơn giản để nói lên cảm xúc của mình. Từ đó, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ chọn cách giải tỏa cảm xúc một cách đúng đắn và phù hợp. Ví dụ như nếu trẻ cảm thấy nóng giận, bực bội, cha mẹ có thể dạy con cách bình tĩnh lại bằng việc nhắm mắt lại, thả lỏng cơ thể và hít thở sâu
Dạy trẻ nhận biết mức độ giận dữ của bản thân với thang đo cụ thể
Cảm xúc giận dữ hầu như trẻ nào cũng gặp. Tuy nhiên, việc xác định được mức độ giận dữ của bản thân rất quan trọng. Căn cứ vào mức độ giận dữ mà trẻ sẽ có những cách phản ứng và xử lý hiệu quả.
Với cách dạy trẻ nóng tính này, đầu tiên, cha mẹ hướng dẫn trẻ chia mức độ cơn giận dữ từ thấp đến cao. Cụ thể, mức 0 tương ứng với “không tức giận” hoặc “bình thường”, mức 5 là “tức giận trung bình” và mức 10 là “vô cùng tức giận”. Kế tiếp, ứng với mỗi mức, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách nhận diện những dấu hiệu, biểu hiện của bản thân. Ví dụ ở mức 2, trẻ sẽ cảm thấy cả mặt nóng lên, ở mức 7 trẻ sẽ có hành động nắm chặt 2 tay. Đồng thời, cha mẹ cũng nên giải thích với mỗi mức độ tức giận, hành động tiếp theo của trẻ sẽ ảnh hưởng đến mọi người xung quanh như thế nào.
Qua đó, trẻ căn cứ vào thang đo mức độ này để đánh giá cơn giận dữ của mình. Trẻ cũng nhận biết được mức độ cao nhất của cơn giận dữ sẽ như thế nào, ảnh hưởng đến người khác ra sao để điều chỉnh lại cảm xúc không chạm đến mức này.
Dạy trẻ cách lấy lại bình tĩnh và thư giãn
Cơn giận dữ của mỗi người sẽ phải do chính họ kiểm soát và xử lý. Trẻ cũng nên được dạy điều này để áp dụng cho bản thân mình. Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ một số cách để thư giãn như tô màu, xem phim, chơi thú bông…
Đồng thời, cha mẹ hãy chuẩn bị và hướng dẫn trẻ chuẩn bị những “bộ dụng cụ đa năng giúp khống chế, xua tan cơn giận dữ” mà trẻ yêu thích như sách tô màu, bút chì màu, thú bông dễ thương…
Mỗi khi trẻ cảm thấy bực bội, nóng giận, cha mẹ hãy nói với con rằng “đi lấy bộ dụng cụ xua tan giận dữ của con nào”. Trải qua nhiều lần như vậy, trẻ sẽ biết cách giúp bản thân bình tĩnh và thư giãn hơn khi tức giận.
Dạy trẻ một số kỹ năng kiềm chế cơn giận
Song song với cách dạy trẻ nóng tính trên, nếu cơn giận vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tiếp tục thực hành một số các kỹ năng sau:
- Ngồi yên 5 – 10 phút một mình.
- Đi dạo trong khuôn viên nhà.
- Đếm bước chân của mình.
- Nghĩ đến và đọc to lên những câu từ mang tính tích cực như tôi cảm thấy vui vẻ (khi được bà cho bánh), tôi cảm thấy hài lòng (khi đạt được điểm tốt), tôi cảm thấy hạnh phúc (khi được mẹ ôm hôn),…
Khuyến khích, động viên trẻ với những cái ôm, lời khen
Những lời động viên hay việc ôm hôn sẽ có tác dụng tích cực giúp giải tỏa cảm xúc, giảm bớt cơn giận của trẻ. Bình thường, cha mẹ nên thường xuyên khen ngợi quá trình học tập và rèn luyện của trẻ.
Những hành động này của cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm nhận bản thân được công nhận, và yêu thương. Trẻ sẽ tin tưởng hơn vào bản thân, suy nghĩ tích cực hơn, vui vẻ hơn và ít nóng giận hơn.
Làm gương tốt để trẻ học theo
Hơn ai hết, ba mẹ chính là người mà trẻ tương tác mỗi ngày. Do đó, cách ba mẹ phản ứng và xử lý với cơn nóng giận của mình sẽ là ví dụ trực quan để trẻ học hỏi.
Ba mẹ nên là tấm gương tốt trong cách cư xử, luôn mẫu mực chan hoà để trẻ học hỏi và noi theo. Đây chính là một trong những cách dạy trẻ nóng tính hiệu quả nhất. Ngoài ra, việc nhìn và cảm nhận cách cư xử của ba mẹ trong sinh hoạt hàng ngày còn làm gia tăng sự kính trọng, niềm yêu thương và cả sự tự hào mà trẻ dành cho ba mẹ của mình.
Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)
Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là trường quốc tế thuộc tập đoàn giáo dục Cognita (Anh Quốc) dành cho học sinh từ 18 tháng đến 11 tuổi quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Trường ISSP là trường mầm non và tiểu học quốc tế duy nhất tại TP.HCM được công nhận toàn diện bởi cả Hội đồng các trường quốc tế (CIS) và Hiệp hội các trường phổ thông và đại học New England (NEASC). Hiện tại, trường ISSP cũng đang là trường giảng dạy chương trình Tú tài Quốc tế Bậc Tiểu học – International Baccalaureate Primary Years Programme.
Để tìm hiểu thêm về chương trình tiểu học tại Trường Quốc Tế ISSP, quý phụ huynh có thể xem thêm tại đây
Trường Quốc Tế ISSP có đội ngũ giáo viên đa quốc gia với nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng, có bằng cấp quốc tế trong chuyên ngành giảng dạy và luôn thấu hiểu tâm lý trẻ em. Khi học tập tại trường, trẻ sẽ được hướng dẫn và định hướng để phát triển các kỹ năng mềm thiết yếu nói chung và kỹ năng chủ cảm xúc nói riêng. Những trẻ nóng tính sẽ dần dần biết cách kiểm soát cơn giận hiệu quả, trở nên vui vẻ và có những suy nghĩ, hành động tích cực hơn.
Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) luôn khuyến khích phụ huynh đến tham quan và tìm hiểu về các hoạt động dạy và học hàng ngày. Từ đó, phụ huynh sẽ có được những nhìn nhận và đánh giá trực quan hơn về trường. Quý phụ huynh vui lòng liên hệ đến Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP để được tư vấn cụ thể hoặc đặt lịch tham quan trường bằng 2 cách dưới đây:
- Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788.
- Email: admissions@issp.edu.vn.
Cách dạy trẻ nóng tính nói riêng và việc dạy trẻ làm chủ cảm xúc nói chung cần được thực hiện ngay từ khi trẻ còn nhỏ để giúp trẻ phát triển toàn diện trong tương lai. Ba mẹ hãy đồng hành cùng trẻ để trẻ có được những cảm nhận tốt nhất về cuộc sống cũng như về chính bản thân của mình.