Đâu là cách cho trẻ đi học không khóc? Bố mẹ cần chuẩn bị những gì để trẻ đến trường với tâm trạng hào hứng, vui vẻ và phấn khởi? Tâm lý bất thường cùng với sự rời xa vòng tay của bố mẹ khiến trẻ trở nên rụt rè, sợ hãi và bật khóc. Mời bố mẹ cùng ISSP theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về những gợi ý giúp khắc phục tình trạng quấy khóc mỗi khi đi học của trẻ.
Bên cạnh đó, quý phụ huynh cùng các em học sinh có thể đặt lịch hẹn tham quan trường mầm non & tiểu học quốc tế Saigon Pearl để có cơ hội trải nghiệm và khám phá mô hình giáo dục tại đây.
Thấu hiểu tâm lý của trẻ lần đầu đi học
Thấu hiểu tâm lý của trẻ lần đầu đến trường là cách cho trẻ đi học không khóc. Việc này rất quan trọng trong việc giúp trẻ thích nghi tốt với môi trường học tập mới. Trẻ có thể cảm thấy sợ hãi, lo lắng, hoặc bối rối khi đến trường lần đầu. Những cảm xúc này có thể làm cho trẻ khó tập trung trong học tập và giao tiếp với bạn bè và giáo viên. Để giúp trẻ vượt qua những khó khăn này, bố mẹ và thầy cô cần phải đưa ra những lời khích lệ và hỗ trợ cho trẻ. Bằng cách tạo một môi trường học tập an toàn, ấm cúng và khuyến khích, trẻ sẽ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường học tập mới và phát triển tốt hơn trong tương lai.
Tham khảo ngay: Phát triển khả năng tư duy cho bé, nên bắt đầu từ đâu? | ISSP
Bố mẹ nên thấu hiểu tâm lý của con trẻ trong lần đầu tiên đến trường. (Nguồn: ISSP)
Những nguyên nhân khiến bé khóc không chịu đi học
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ em quấy khóc và không muốn đi học. Một số nguyên nhân phổ biến mà bố mẹ có thể tham khảo, bao gồm:
- Sợ xa gia đình: Trẻ có thể sợ xa gia đình, đặc biệt là nếu đây là lần đầu tiên trẻ phải rời khỏi nhà và đi học. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng và bất an.
- Lo sợ bị bỏ lại: Trẻ có thể sợ bị bỏ lại trong trường khi các bậc phụ huynh đi làm việc hoặc thực hiện những việc khác. Trẻ cảm thấy lo lắng và không an toàn khi không có người quen biết ở gần.
- Sợ giáo viên hoặc bạn cùng lớp: Trẻ có thể sợ giáo viên hoặc bạn cùng lớp, đặc biệt là nếu trẻ mới chuyển trường hoặc chưa quen biết với môi trường học tập mới. Trẻ có thể cảm thấy bị bỏ rơi hoặc cô đơn trong những tình huống này.
- Sức khỏe yếu: Nếu trẻ đang mắc bệnh hoặc không khỏe mạnh, đi học có thể là một thử thách lớn đối với trẻ. Trẻ có thể khó chịu và không muốn đi học.
Để giúp trẻ vượt qua những nguyên nhân này, người lớn cần tìm hiểu và đưa ra giải pháp phù hợp. Ví dụ, có thể cho trẻ đến trường trước khi bắt đầu học để trẻ có thời gian thích nghi với môi trường mới, hoặc cùng trẻ tìm hiểu về giáo viên và bạn bè mới của trẻ để trẻ cảm thấy an tâm hơn. Ngoài ra, nếu trẻ đang mắc bệnh hoặc không khỏe mạnh, người lớn nên cho trẻ nghỉ học và đưa trẻ đến bác sĩ để được chăm sóc.
Tham khảo thêm: Giải pháp đảm bảo an toàn trường học tối đa tại Trường Saigon Pearl
Những nguyên nhân nào khiến trẻ khó c trong lần đầu tiên đến trường? (Nguồn: ISSP)
Cách cho trẻ đi học không khóc cực hiệu quả
Trấn an trẻ trong ngày đầu đến trường
Việc sắp sửa tham gia vào một môi trường mới có thể khiến trẻ cảm thấy bị khủng hoảng và sợ hãi. Vì vậy, vào ngày đầu đến trường, cha mẹ cần nhẹ nhàng dỗ dành và trấn an trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên nhờ giáo viên trên lớp quan tâm đến trẻ. Đây là một cách hiệu quả để bé đi học không khóc. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể giữ tay rể và đưa trẻ vào lớp để trẻ có thể an tâm hơn và không thấy sợ việc phải đến trường.
Xem thêm: Chuẩn bị gì khi trẻ đi học lần đâu tiên: Bố mẹ nên lưu ý?
Cho bé làm quen với trường trước khi đi học
Làm sao để trẻ đi học không khóc? Để trẻ có thể giữ vững tâm lý khi đến trường lần đầu, ba mẹ có thể dẫn trẻ đến trường tham quan khuôn viên, cũng như làm quen trước với cô giáo và bạn học. Việc mô tả tính cách cô giáo cho trẻ có thể giúp trẻ dễ dàng tưởng tượng và cảm thấy yên tâm hơn.
Ba mẹ có thể dẫn trẻ vào các lớp học và giới thiệu các hoạt động có thể diễn ra trong lớp cho trẻ. Ba mẹ nên miêu tả cho trẻ những hoạt động mà bé có thể tham gia để tạo sự hào hứng cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ tỏ ra khó chịu thì cha mẹ nên ngưng hoạt động này để tránh gây ra những sự phản tác dụng không nên có.
Cách để trẻ đi học không khóc này mang lại hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần lưu ý rằng chỉ có trường tư mới cho phép được vào tham quan trước.
Xem thêm: Cách dạy kỹ năng đặt câu hỏi cho trẻ mầm non cha mẹ nên biết
Tạo sự hào hứng trên đường đến trường
Một trong những cách được đánh giá là mang lại nhiều hiệu quả trong quá trình đưa con đến trường của nhiều bậc phụ huynh, đó là tạo ra nhiều niềm vui, gợi ý nhiều hứng thú trên quãng đường đi. Việc tạo ra sự hào hứng cho trẻ trên đường đến trường có thể giúp trẻ cảm thấy tốt hơn và có thể giảm khả năng trẻ khóc và không muốn đi học. Một số cách tạo ra sự hào hứng cho trẻ trên đường đến trường, bố mẹ có thể áp dụng như sau:
- Đi cùng trẻ: Nếu có thể, người lớn nên đi cùng trẻ đến trường, đặc biệt là trong những ngày đầu tiên. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và an tâm hơn.
- Tạo sự đổi mới: Người lớn có thể thay đổi cách đi đến trường hoặc đưa trẻ đến những địa điểm mới trên đường đến trường, để trẻ có thể khám phá, tò mò và hào hứng hơn.
- Chơi trò chơi: Trên đường đến trường, người lớn có thể chơi trò chơi đơn giản với trẻ để tạo sự hứng thú cho trẻ.
- Đưa đón bạn bè: Nếu có thể, người lớn có thể đưa đón trẻ cùng với bạn bè của trẻ để tạo sự hào hứng và niềm vui khi đến trường.
Tham khảo ngay: Phương pháp giúp trẻ vừa học vừa chơi một cách hiệu quả
Học sinh trường Saigon Pearl hòa đồng, vui vẻ, tạo cảm hứng cho trẻ đến trường. (Nguồn: ISSP)
Áp dụng thời gian biểu ở nhà giống ở trường
Việc áp dụng thời gian biểu giống như ở trường có thể giúp trẻ thích nghi tốt hơn với việc học tập và sinh hoạt trong gia đình. Trẻ sẽ dần làm quen với lối sinh hoạt có kế hoạch. Trẻ sẽ không bị bỡ ngỡ trước sự nề nếp và khoa học khi đến trường học. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý rằng việc áp dụng thời gian biểu tại nhà không nên quá khắt khe và cần phải linh hoạt để phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Nó giúp trẻ cảm thấy thoải mái và hứng thú hơn trong việc học tập và sinh hoạt tại nhà. Một số lợi ích của việc áp dụng thời gian biểu giống như ở trường tại nhà có thể bao gồm:
- Giúp trẻ tự quản lý thời gian: Trẻ học cách tự quản lý thời gian của mình, học tập và sinh hoạt có kế hoạch hơn, tránh tình trạng lười biếng và phát triển kỹ năng tự học.
- Tạo sự gắn kết trong gia đình: Các thành viên trong gia đình có thể dành thời gian chung với nhau, đồng thời giúp trẻ có thêm sự hỗ trợ và giám sát từ phụ huynh.
- Thúc đẩy phát triển toàn diện của trẻ: Trẻ sẽ có thời gian để học tập, vui chơi, tập thể dục và thư giãn, giúp trẻ phát triển toàn diện hơn, bao gồm cả mặt tâm lý, thể chất và tinh thần.
Trẻ được tự do khám phá điều mới mẻ – cách cho con đi học không khóc. (Nguồn: ISSP)
Không lấy cô giáo ra để đe dọa trẻ
Việc lấy cô giáo ra để đe dọa trẻ là một hành vi không đúng đắn và không được khuyến khích. Việc đe dọa và sử dụng áp lực để ép buộc con trẻ không chỉ làm cho trẻ cảm thấy bị áp đặt mà còn gây ra những tác động tiêu cực cho tâm lý và sự phát triển của trẻ. Nếu dùng những lời nói và hình ảnh của thầy cô giáo để răn đe, có thể sẽ gây ra phản ứng ngược. Trẻ sẽ càng cảm thấy sợ hãi mỗi khi nghĩ đến việc phải đến lớp mỗi sáng. Do đó, bố mẹ hoặc các thành viên trong gia đình không nên thực hiện những hành vi tương tự để tránh gây ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục trẻ.
Tham khảo ngay: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là gì? | ISSP
Dành những lời khen ngợi cho trẻ
Việc bố mẹ thường xuyên dành lời khen ngợi sẽ giúp cho trẻ rèn luyện sự tự tin, tạo động lực cho trẻ học tập và phát triển kỹ năng, cũng như cảm nhận được quan tâm và trân trọng. Việc dành những lời khen ngợi cho trẻ đòi hỏi bố mẹ phải quan sát và đánh giá một cách chính xác và cụ thể.
Việc khen ngợi không chỉ đơn thuần là nói một câu “tốt lắm” hay “đẹp quá”, mà nó phải được nói một cách cụ thể để trẻ biết được điểm mạnh của mình. Ví dụ, khi trẻ vẽ một bức tranh đẹp, thay vì nói “bức tranh của con đẹp quá”, phụ huynh có thể nói “con đã vẽ những đường cong rất đẹp, màu sắc phù hợp và tỉ mỉ trong việc tô màu, bức tranh của con thực sự rất ấn tượng”. Những lời khen chi tiết như vậy sẽ giúp trẻ nhận ra những mặt tốt mình cần phát huy và hạn chế các lỗi.
Trẻ vui vẻ, tự tin hơn khi nhận được lời khen từ người lớn. (Nguồn: ISSP)
Cho trẻ có thời gian làm quen với môi trường mới
Cho trẻ có thời gian làm quen với môi trường mới cũng là một trong những cách cho trẻ đi học không khóc. Dưới đây là những gợi ý mà bố mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ nhanh chóng làm quen với môi trường mới như sau:
- Chuẩn bị tâm lý cho trẻ: Trước khi đưa trẻ đến trường, bố mẹ nên trò chuyện với trẻ về trường học và các hoạt động mà trẻ sẽ tham gia.
- Thăm quan trường học cùng trẻ: Trước khi trẻ bắt đầu học, bố mẹ nên giới thiệu cho con về các khu vực của trường như phòng học, khu vui chơi, nhà vệ sinh, nhà bếp,… giúp trẻ quen với môi trường học tập.
- Cho trẻ tham gia các hoạt động trước ngày nhập học: việc cho trẻ biết trước lịch trình của một ngày học tập cũng giúp trẻ cảm thấy an toàn và thoải mái hơn.
Cho trẻ tham gia vào các hoạt động trước khi đến trường sẽ giúp bé giảm lo lắng, bớt sợ hãi. (Nguồn: ISSP)
Mang theo đồ chơi yêu thích của trẻ đến trường
Trẻ em thường có thói quen luôn mang theo một đồ vật thân thuộc nào đó bên mình. Đối với trẻ nhỏ, thường là gấu bông, xe ô tô đồ chơi hay chiếc khăn mùi xoa,… Dù đi đến bất cứ đâu, trẻ cũng luôn cầm nắm, ôm theo và tuyệt nhiên không ai có cơ hội đụng chạm vào nó. Chính vì vậy, dựa vào sự yêu quý những món vật này của trẻ, bố mẹ nên sử dụng sở thích của con để làm bạn đồng hành cho trẻ trong quá trình đến lớp. Trước sự mới lạ của không gian lớp học, những gương mặt lạ lẫm của các bạn đồng trang lứa, trẻ sẽ cảm thấy lạc lõng và rụt rè. Nhờ vào sự quen thuộc của món đồ chơi này, trẻ sẽ không còn bỡ ngỡ và mạnh dạn hòa nhập cùng bạn bè, thầy cô tại lớp học.
Tham khảo ngay: Chuẩn Bị Cho Con Vào Lớp 1: Bố Mẹ Nên Biết, Giúp Trẻ Hòa Nhập
Mượn đồ chơi ở lớp về nhà
Với những trẻ mới bắt đầu đi học, câu nói “Con không đi học đâu” có lẽ là câu cửa miệng vào mỗi buổi sáng. Để trẻ không sợ hãi việc đi học, ba mẹ có thể tranh thủ cơ hội lúc tâm lý trẻ dễ chịu vào mỗi lần được đón về để trò chuyện cùng bé.
Ngoài ra, lúc ra về, ba mẹ nên nán lại trường một lúc để trẻ chơi thêm một lúc với giáo viên và bạn bè những trò chơi như xếp hình, lắp ráp. Những lúc này, trẻ sẽ có xu hướng mải mê với những món đồ chơi mà không muốn về.
Nhân cơ hội này, ba mẹ có thể xin phép cô giáo mang những món đồ chơi về nhà. Nếu sáng hôm sau bé vẫn không chịu đến trường thì ba mẹ hãy nhắc nhở trẻ rằng cần phải đến lớp để trả lại đồ chơi cho cô.
Xem thêm: Chuẩn bị cho con đi học mẫu giáo: Cha mẹ cần lưu ý những gì?
Tập cho trẻ xa bố mẹ trước khi đi học
Bố mẹ nên tập cho con trẻ làm quen với việc phải sống xa vòng tay che chở của các thành viên trong gia đình. Thông qua những tình huống và hoạt động sinh hoạt hằng ngày, trẻ sẽ dần thích nghi được với những hoàn cảnh sống khác nhau, dù là ở trường, ở nhà hay ở ngoài xã hội,… Khi không còn sự bao bọc của bố mẹ, các em sẽ trở nên tự lập hơn, tự chủ hơn và biết suy nghĩ về hành động của mình hơn.
Xem thêm:
- Dạy 10 kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi tự lập từ nhỏ
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi qua các tình huống thực tế
Tạm biệt trẻ một cách nhanh chóng – Nói rằng ba mẹ sẽ đón trẻ nhanh thôi
Chào tạm biệt và hứa sẽ đón con sớm là cách cho trẻ đi học không khóc – cách tốt nhất để chấm dứt sự bịn rịn và níu kéo của con trẻ đối với bố mẹ. Đến trường là một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ đối với các em, do đó, khi đối mặt với việc này, trẻ sẽ không khỏi bất ngờ, lo lắng kèm theo sự hoảng loạn. Việc đưa ra lời hứa về việc đón trẻ sớm cũng cho thấy sự quan tâm và chăm sóc của cha mẹ đối với trẻ.
Xem thêm: Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non thế nào là chuẩn?
Tạm biệt trẻ nhanh chóng cũng là cách cho con đi học không khóc. (Nguồn: ISSP)
Chuẩn bị cho trẻ đi học – bố mẹ cần biết
- Tạo cho con trẻ một lịch trình rõ ràng: Hãy tạo cho con trẻ một lịch trình thường ngày rõ ràng, giúp con trẻ có thói quen đi ngủ và dậy sớm hơn để chuẩn bị cho một ngày học tập hiệu quả.
- Hướng dẫn con trẻ học tập: Bố mẹ có thể giúp con trẻ của mình học các kỹ năng cần thiết trước khi đi học, ví dụ như biết đọc, viết, tính toán cơ bản. Bố mẹ cũng có thể giúp con trẻ học tiếng Anh hoặc những kỹ năng khác để giúp con trẻ có thể tiếp thu được nhiều kiến thức hơn.
- Đảm bảo con trẻ có đủ giấc ngủ và dinh dưỡng: Hãy đảm bảo rằng con trẻ của bạn có đủ giấc ngủ và dinh dưỡng để có thể tập trung và học tập hiệu quả.
- Chuẩn bị cho con trẻ một bộ đồ dự phòng: Hãy chuẩn bị cho con trẻ của bạn một bộ đồ dự phòng để tránh tình huống con trẻ bị vướng vào tình huống không may xảy ra như ướt đồ hoặc bị hư hỏng đồ.
- Học cách giải quyết các tình huống khó khăn: Bố mẹ có thể giúp con trẻ học cách giải quyết các tình huống khó khăn như bị mất đồ, bị lạc, hoặc gặp phải các tình huống khó khăn khác trong quá trình học tập.
- Tạo cho con trẻ một tinh thần tự tin: Hãy khuyến khích các con và cho các con biết rằng chúng có khả năng thành công trong học tập và cuộc sống.
- Kết nối với trường học: Bố mẹ nên kết nối với trường học để biết thêm thông tin về các hoạt động và sự kiện của trường học để giúp con trẻ có thể tham gia và tạo được sự gắn kết với môi trường học tập.
Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả nhất
Hướng dẫn ngày đầu đi học từ Trường Quốc Tế Saigon Pearl – bố mẹ nên tham khảo
Là ngôi trường đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh được hai tổ chức Hội đồng các trường quốc tế (CIS), Hiệp hội các trường phổ thông và Đại học New England (NEASC) kiểm định toàn diện, trường mầm non và tiểu học quốc tế Saigon Pearl luôn đề cao chất lượng của chương trình giảng dạy và giúp phát triển toàn diện cho học sinh. Không những vậy, trường còn tổ chức giảng dạy Tú tài Quốc Tế IB – một trong những chương trình được nhiều quốc gia trên thế giới ưu tiên sử dụng để giáo dục nhân tài.
Học sinh Sài Gòn Pearl tự tin hòa nhập vào môi trường giáo dục chuẩn quốc tế (Nguồn: ISSP)
Vậy trường Quốc Tế Saigon Pearl có cách cho trẻ đi học không khóc không? Bố mẹ có thể sử dụng những gợi ý được đề cập dưới đây để khắc phục và cải thiện tình trạng quấy khóc, không chịu đến trường của trẻ:
- Bố mẹ nên tập trung vào sự vui vẻ, duy trì trạng thái tích cực trong suốt quá trình chuẩn bị cho con đi học: Có thể sử dụng các phương pháp như đọc sách, trò chơi nhập vai cùng con, đến tham quan và chơi với con ở trường mới,…
- Bố mẹ có thể thực hiện phương pháp đếm ngược 2 tuần trước khi bé bắt đầu đi học: Các thành viên trong gia đình đưa con đi mua đồ dùng học tập, cho bé tự tay dán nhãn vào các vật dụng khi đến lớp, áp dụng giờ đi ngủ sớm hơn,…
- Tập thói quen sử dụng nhà vệ sinh cho con cũng là một bước chuẩn bị: Phụ huynh nên dành thời gian để hướng dẫn cho trẻ về thói quen sử dụng nhà vệ sinh và giữ cho trải nghiệm vệ sinh của trẻ được tích cực và thư giãn.
Ngoài ra, trong tuần đầu tiên đến trường:
- Các bậc phụ huynh cũng nên thức dậy sớm, ăn sáng và chuẩn bị balo, bữa trưa cũng như những món đồ chơi cho con.
- Phụ huynh có thể ở với con từ 8:00 sáng tới 9:00 sáng. Nếu trước 9:00 sáng mà con đã bình tĩnh và vui vẻ trở lại, giáo viên có thể sẽ gợi ý cho phụ huynh ra về.
- Phụ huynh hoặc người chăm sóc nói lời tạm biệt và cho con biết con sẽ được đón về.
- Phụ huynh được yêu cầu ra về sau 9:00 sáng để con có thể tập làm quen dần với môi trường mới. Bởi lẽ nếu phụ huynh vẫn ở lại, đứng gần đó để con nhìn thấy và khóc, phụ huynh sẽ đưa con về.
Tham khảo ngay: Lần đầu tiên đi học, trẻ cần được chuẩn bị những gì? – ISSP
Để biết thêm thông tin chi tiết cũng như có cơ hội tham quan, trải nghiệm môi trường giáo dục tại trường mầm non và tiểu học Quốc Tế Saigon Pearl, quý phụ huynh có thể liên hệ tư vấn ngay hoặc Đặt lịch tham quan ngay.
Qua bài viết trên, ISSP hy vọng đã giải đáp tất cả các thắc mắc của các bậc phụ huynh về băn khoăn đâu là cách cho trẻ đi học không khóc. Với những thông tin chi tiết mà Saigon Pearl đã cung cấp, hy vọng các bậc bố mẹ sẽ biết cách điều chỉnh và áp dụng các biện pháp giúp con trẻ hào hứng đến trường, vui vẻ gặp bạn bè và tích cực hơn trong việc tiếp thu kiến thức của thầy cô. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề trên, mời quý phụ huynh liên hệ ngay Fanpage để được đội ngũ giảng viên tư vấn tận tình.
Xem thêm: preschool, steam là gì, lòng trắc ẩn là gì, international school, montessori là gì