Contents
Giáo dục thẩm mỹ là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ mầm non từ 3 đến 6 tuổi. Vậy cụ thể giáo dục thẩm mỹ là gì và có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của trẻ? Bài viết này Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP) sẽ giúp quý phụ huynh giải đáp các câu hỏi này và biết được những hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non hiệu quả hiện nay.
Giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non là gì?
Giáo dục thẩm mỹ là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến nhận thức của mỗi người nhằm tạo sự hứng thú với cái đẹp, mong muốn đưa cái đẹp vào cuộc sống và phát triển những kỹ năng liên quan đến nghệ thuật. Từ đó, hình thức giáo dục này sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển hài hòa giữa con người, tự nhiên và xã hội.
Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non là một quá trình lâu dài. Quá trình này bắt đầu từ việc giúp trẻ hình thành năng lực cảm nhận và nhận thức đúng đắn về nét đẹp của nghệ thuật, của thiên nhiên và đời sống. Đồng thời, giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non cũng hướng trẻ đến lòng yêu cái đẹp, sự tích cực ủng hộ cái đẹp và giúp trẻ phát triển những kỹ năng thích hợp để tạo ra vẻ đẹp trong cuộc sống thường ngày.
Xem thêm: Top 17+ Kỹ năng sống cho trẻ mầm non 3-5 tuổi Cần Thiết
Đối với chương trình mầm non tại Trường Mầm Non Quốc Tế ISSP, trường áp dụng phương pháp giáo dục Reggio Emilia giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng các nhau, bao gồm cả giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non.
Lợi ích của việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non
Giáo dục thẩm mỹ có thể đem lại những lợi ích to lớn cho trẻ:
- Trẻ biết cách bộc lộ cảm xúc, tình cảm cá nhân: Khi tham gia các hoạt động thẩm mỹ, trẻ nhạy cảm hơn cái đẹp, trẻ được khuyến khích và học cách chia sẻ những cảm xúc cá nhân về các yếu tố thẩm mỹ một cách tự nhiên, sáng tạo. Các hoạt động vẽ tranh có thể giúp trẻ biểu đạt sự vui vẻ hoặc buồn bã qua cảnh vật và màu sắc.
- Nâng cao khả năng sáng tạo cho trẻ: Giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non giúp kích thích trí tưởng tượng phong phú và khả năng sáng tạo cho trẻ bằng cách biểu đạt những suy nghĩ, những mộng mơ lên trên tranh vẽ hoặc lời nói. Trẻ được thể hiện tất cả tưởng tượng của mình một cách tự do mà không sợ đúng sai, điều này giúp phát triển khả năng khám phá và sáng tạo vô tận cho các em.
- Phát triển đồng thời nhiều kỹ năng: Thông qua các bài toán về thẩm mỹ, trẻ học cách tư duy logic, sắp xếp và kết hợp các yếu tố thẩm mỹ một cách hợp lý để tạo nên tác phẩm đẹp nhất. Bên cạnh đó, các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non giúp xây dựng mối quan hệ xã hội tích cực. Trẻ học cách làm việc nhóm, cùng chia sẻ giúp đỡ nhau hoàn thành các bài tập thẩm mỹ. Ngoài ra, giáo dục thẩm mỹ sẽ giúp trẻ hiểu biết hơn về thế giới xung quanh thông qua màu sắc, hình dạng và âm nhạc.
- Rèn luyện sự tự tin: Giáo dục thẩm mỹ giúp trẻ học hỏi và nâng cao tính thẩm mỹ cho bản thân. Khi trẻ giỏi về một loại năng khiếu nào đó như: vẽ tranh, ca hát, đánh đàn,… trẻ sẽ tự tin hơn về những khả năng mình đang có, từ đó tăng thêm động lực và mong muốn khám phá những tài năng tiềm ẩn bên trong mình.
Xem thêm: Lợi Ích Và Các Hình Thức Giáo Dục Thể Chất Cho Trẻ Mầm Non
Ý nghĩa của giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non
Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non có nhiều ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ:
- Độ tuổi từ 3 – 6 tuổi là giai đoạn trẻ rất nhạy cảm với thế giới xung quanh, đồng thời sở hữu trí tưởng tượng vô cùng bay bổng và phong phú. Giáo dục thẩm mỹ đúng phương pháp sẽ góp phần giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, khả năng quan sát, khả năng sáng tạo và các năng khiếu liên quan đến nghệ thuật.
- Giáo dục thẩm mỹ tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc với nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Từ đó trẻ hình thành tình yêu và nhu cầu về tính thẩm mỹ. Đây sẽ là động lực phát triển tâm lí và đời sống tinh thần của trẻ.
- Giáo dục thẩm mỹ có sự liên quan mật thiết đến giáo dục đạo đức và giáo dục trí tuệ. Việc tiếp xúc với những cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày (tại gia đình và trường học), cái đẹp trong nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật, thơ ca…) sẽ khiến trẻ trở nên lạc quan, yêu đời hơn và hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Đồng thời, giáo dục thẩm mỹ còn giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả và mở rộng thế giới quan của mình sâu sắc hơn về những sự vật, sự việc, hiện tượng diễn ra xung quanh.
Xem thêm: Lòng Trắc Ẩn Là Gì? Ý Nghĩa Của Lòng Trắc Ẩn Trong Giáo Dục Trẻ
Nguyên tắc giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non
- Kiên nhẫn:
Cả trẻ và người hướng dẫn đều đòi hỏi sự kiên nhẫn trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục thẩm mỹ. Thầy cô hoặc gia đình luôn mong muốn trẻ học hỏi và phát triển nhanh chóng, những đừng nóng vội mà tạo nên áp lực vô hình cho trẻ. Hãy kiên nhẫn để trẻ được làm quen, học hỏi và hoàn thiện tư duy thẩm mỹ từng ngày. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non ở giai đoạn đầu, trẻ có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, trí tưởng tượng chưa đủ phong phú để hoàn thành tác phẩm. Do đó, người hướng dẫn cần động viên nhiều hơn và hướng dẫn từng bước để trẻ dễ tiếp thu và không bị nản chí.
- Không nổi nóng với trẻ
Trên hành trình phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non, sự nóng vội có thể khiến người hướng dẫn nổi cáu với trẻ. Thái độ nóng giận như thế làm trẻ sợ hãi, buồn bã và mất đi cảm hứng để học hỏi và phát triển. Do đó, hãy luôn giao tiếp nhẹ nhàng và ân cần để trẻ được thoải mái và tự do sáng tạo theo cách riêng.
- Thường xuyên khen ngợi trẻ:
Trong quá trình giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non, hãy luôn dành lời khen mỗi khi trẻ hoàn thành một tác phẩm hoặc đơn giản là thực hành thẩm mỹ tốt hơn ngày hôm qua. Bởi sự tuyên dương giúp trẻ cảm thấy được công nhận và tự tin hơn với khả năng của mình. Từ đó mong muốn tìm tòi và hoàn thiện hơn nữa khả năng thẩm mỹ cũng như năng khiếu bên trong trẻ.
Các phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non thú vị
Tạo cảm hứng thẩm mỹ cho bé thông qua hoạt động vẽ tranh
Hội họa là một trong những hình thức nghệ thuật phản ánh rõ nhất thế giới quan của trẻ và cách trẻ suy nghĩ, tưởng tượng về những gì bản thân nhìn thấy. Cha mẹ và thầy cô có thể bắt đầu bằng việc cho trẻ vẽ theo mẫu từ những bức tranh sẵn có để giúp trẻ hình thành hứng thú vẽ tranh. Hoạt động vẽ theo mẫu sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng quan sát, đối chiếu và so sánh. Bên cạnh đó, cha mẹ và thầy cô hãy khuyến khích vẽ theo đề tài về những chủ đề gần gũi như gia đình, bạn bè, thầy cô bao gồm ngôi nhà thân yêu, những món đồ chơi yêu thích, người bạn thân nhất của trẻ… Hình thức vẽ tự do cũng giúp trẻ tự nhận thức về cái đẹp theo góc nhìn riêng và thỏa sức sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình.
Đồng thời trong các hoạt động này, cha mẹ và thầy cô cũng hãy kết hợp dạy trẻ một số kỹ năng vẽ tranh cơ bản, đơn giản về xác định bố cục và tỷ lệ, cách lựa chọn màu sắc phù hợp cho từng đối tượng khác nhau, cách phối hợp màu sắc hài hòa… Ví dụ như khi trẻ tô lá cây màu xanh dương, cha mẹ có thể dạy cho trẻ rằng lá cây có màu xanh lá cây bằng cách cho trẻ xem các hình ảnh có những màu sắc lá cây phổ biến hoặc đưa trẻ ra sân nhà quan sát.
Xem thêm: Top 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non: Cha mẹ cần biết sớm?
Hoạt động cắt dán, xé dán, nặn hình
Các hoạt động tạo hình như cắn dán, nặn đất sét với những sản phẩm tạo thành đa dạng về đường nét, màu sắc, dáng vẻ thu hút sẽ tác động trực tiếp đến thị giác cũng như xúc giác của trẻ. Cha mẹ và thầy cô có thể cho trẻ tham gia các hoạt động xé dán hoặc cắt dán theo mẫu, ghép tranh handmade từ nhiều chất liệu khác nhau, nặn đất sét theo đề tài hoặc sở thích của bản thân. Thông qua những hoạt động này, trẻ sẽ hình thành năng lực cảm thụ nghệ thuật, cụ thể là vẻ đẹp của những sản phẩm mình tạo ra đồng thời rèn luyện kĩ năng quan sát, tạo hình và sáng tạo.
Xem thêm: 31 trò chơi trí tuệ vận động cho trẻ mầm non Đơn giản, Vui nhộn
Dạy trẻ cảm nhận cái đẹp từ văn học
Đây là loại hình nghệ thuật có tác động mạnh mẽ đến tư duy của bé và được ứng dụng nhiều trong giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non. Phụ huynh, thầy cô có thể đọc hoặc kể cho bé những câu chuyện cổ tích, các tác phẩm văn để phát huy trí tưởng tượng và khơi gợi cho trẻ những khái niệm về cái đẹp và cái thiện trong cuộc sống. Chẳng hạn như truyện “Ba lưỡi rìu” dạy trẻ về tính trung thực, truyện “Sự tích con cua” dạy trẻ về lòng nhân hậu, truyện “Câu chuyện bó đũa” dạy trẻ về tinh thần đoàn kết… Những bài thơ có vần điệu cũng làm nảy sinh trong trẻ những cảm xúc tốt đẹp và tinh yêu đối với văn học cũng như nghệ thuật.
Bên cạnh đó, cha mẹ và thầy cô có thể kết hợp thêm các hoạt động đóng kịch để trẻ thể hiện khả năng lựa chọn trang phục và diễn xuất của minh; hoặc các hoạt động vẽ tranh và tạo hình nhân vật trong câu chuyện giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của bản thân.
Xem thêm: Giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non: Khái niệm, Đặc điểm
Phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non thông qua Âm nhạc
m nhạc là những phương diện thể hiện nét tinh tế nhất của cảm xúc. Chính những giai điệu, tiết tấu của âm nhạc sẽ đưa trẻ tiến vào thế giới của cái đẹp một cách êm ái, nhẹ nhàng và tự nhiên. Những bài hát ngắn, có giai điệu đẹp hoặc âm thanh từ những loại nhạc cụ sẽ thức tỉnh trong tâm hồn trẻ những xúc cảm chân thực.
Cha mẹ và thầy cô có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng tạo hình, hình tượng hóa cảm xúc thông qua các hoạt động này. Khi cho trẻ nghe một đoạn nhạc, sau đó cho trẻ vẽ lại các tranh hoặc nặn hình bất cứ điều gì liên quan đến cảm xúc mà đoạn nhạc này mang lại. Ví dụ như khi nghe các bản nhạc đồng quê, trẻ nghĩ về những cánh đồng bao la bất tận, trẻ có thể vẽ các bức tranh về đề tài này. Ngoài ra, cha mẹ và thầy cô có thể kết hợp thêm việc dạy trẻ về một số loại nhạc cụ cơ bản, giúp trẻ học thêm được nhiều kiến thức bổ ích.
Xem thêm: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non như thế nào là chuẩn?
Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non qua các hoạt động gần gũi với thiên nhiên
Thiên nhiên có ở khắp mọi nơi xung quanh cuộc sống của chúng ta và thiên nhiên tươi đẹp sẽ mang đến cho trẻ những trải nghiệm thú vị và gần gũi. Khi khám phá thiên nhiên, trẻ được ngắm nhìn vẻ đẹp tươi tốt của cây cỏ, hoa lá, những âm thanh vui nhộn từ những chú chim, từ tiếng lá lao xao theo gió. Những điều này giúp khơi gợi sự cảm nhận và hình thành tình yêu thiên nhiên to lớn dành cho trẻ.
Gia đình và nhà trường có thể tổ chức những hoạt động tham quan dã ngoại đến các nơi nổi tiếng như: Thảo Cầm Viên, các Vườn Quốc gia, Đà Lạt – thành phố ngàn hoa,…Trẻ không những được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên mà còn nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh có những cây gì, hoa gì, con vật nào và chúng sinh trưởng và phát triển ra sao.
Xem thêm: Hiểu đúng về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non
Giáo dục trẻ về cái đẹp của tình cảm gia đình, bạn bè, thầy cô
Thẩm mỹ và cái đẹp không chỉ nằm ở cảnh vật mà còn tồn tại trong tâm hồn, trong tình yêu thương và sự gắn kết với các mối quan hệ xã hội xung quanh. Gia đình có thể dạy trẻ về tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái, dạy trẻ biết lễ phép với người lớn và thể hiện sự biết ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Dạy trẻ thái độ sống hòa nhã với bạn bè và mọi người xung quanh, dạy trẻ biết ơn vì được thầy cô dạy dỗ trẻ khôn lớn từng ngày. Song song đó hãy dạy trẻ về những điều tốt xấu, đúng sai trong cuộc sống, rèn luyện phẩm chất đạo đức và nhân cách tốt đẹp cho trẻ từ những hành động nhỏ hàng ngày. Những giá trị này sẽ đồng hành cùng trẻ đến suốt đời, giúp trẻ trở thành người tử tế, biết tôn trọng và quan tâm đến những người xung quanh.
Xem thêm: Trí Thông Minh Nội Tâm Là Gì? Phát Triển Như Thế Nào?
Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)
Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) là một trong những trường quốc tế uy tín, chất lượng tại TP.HCM, Việt Nam dành cho học sinh bậc mầm non và tiểu học từ 18 tháng đến 11 tuổi. Trường Quốc Tế ISSP không chỉ là thành viên của tập đoàn giáo dục Cognita (Anh Quốc) mà còn là trường mầm non và tiểu học quốc tế duy nhất tại TP.HCM được chứng nhận toàn diện bởi Hội đồng các trường quốc tế (CIS) và Hiệp hội các trường phổ thông và đại học New England (NEASC). Trong năm 2023, trường ISSP cũng đã trở thành trường giảng dạy chương trình Tú tài Quốc tế Bậc Tiểu học – IB PYP được toàn thế giới công nhận.
Trường Quốc Tế Saigon Pearl luôn lấy trẻ làm trung tâm của việc giáo dục và hướng tới việc tạo ra một môi trường học tập giúp khai phá được những tiềm năng của trẻ. Đó là lý do ISSP áp dụng triết lý Reggio Emilia vào chương trình học đối với bậc mầm non giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng các nhau, kể cả các kỹ năng về nghệ thuật. Trường ISSP còn thường xuyên tổ chức hoạt động nghệ thuật ngoại khóa đa dạng và phù hợp với từng nhóm tuổi như hội họa, lớp âm nhạc chuyên sâu, múa ba lê… giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng và phát huy năng khiếu của mình.
Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) luôn chào đón quý phụ huynh cùng học sinh đến tham quan thực tế tại trường. Để biết rõ hơn về các hoạt động giáo dục thẩm mỹ tại Trường Quốc Tế ISSP, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP theo số điện thoại hoặc email sau:
- Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788.
- Email: admissions@issp.edu.vn.
Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non là một quá trình lâu dài và cần kết hợp nhiều hoạt động khác nhau. Do đó, cha mẹ và thầy cô hãy bắt đầu dạy trẻ ngay từ hôm nay. Việc này giúp cho trẻ được tự do khám phá bản thân, phát triển khái niệm thẩm mỹ các kỹ năng nghệ thuật một cách toàn diện.