Fraud Blocker 12 cách dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non hiệu quả mà bố mẹ nên biết
Zalo OA icon
Phương pháp dạy giao tiếp cho trẻ mầm non đơn giản, hiệu quả
September 1, 2024

12 phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non hiệu quả nhất

Kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non được nhìn nhận là một trong những kỹ năng quan trọng cần được rèn luyện từ sớm. Kỹ năng giao tiếp được rèn luyện tốt sẽ giúp ích cho trẻ trong sinh hoạt hàng ngày. Mời quý phụ huynh cùng Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) tham khảo những cách dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non đơn giản, hiệu quả qua bài viết sau.

Xem thêm:

Kỹ năng giao tiếp của trẻ là gì?

Kỹ năng giao tiếp có thể xem là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng trong cuộc sống. Đây là khả năng dùng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt những ý nghĩ, ý kiến hay cảm xúc một cách rõ ràng và thuyết phục. Con người sẽ cần giao tiếp và tương tác với nhau để thấu hiểu nhau và tạo dựng các mối quan hệ với nhau. 

Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ sớm là rất quan trọng, để trẻ có thể làm chủ ngôn từ, có thể dùng ngôn ngữ của mình để cư xử lịch sự hơn, đồng thời biết các thể hiện quan điểm và suy nghĩ của bản thân.

>> Xem thêm: Phương pháp giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non quốc tế

kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt

Kỹ năng giao tiếp là gì? (Nguồn: Internet)

Trước khi bắt đầu biết nói, trẻ đã có thói quen và hình thành dần kỹ năng giao tiếp. Nhờ những kỹ năng quan sát, lắng nghe hay sự tò mò về những hiện tượng, sự vật xung quan, một số kỹ năng giao tiếp sớm ở trẻ đã được hình thành. Dưới đây là những kỹ năng ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng giao tiếp sớm ở trẻ. 

  • Kỹ năng quan sát
  • Kỹ năng lắng nghe
  • Xu hướng bắt chước
  • Hành động, cử chỉ 
  • Tạo dựng mối quan hệ 

> Xem thêm:

Lợi ích của việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non là điều rất cần thiết vì nó đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tại nhà và tại trường khi trẻ được hướng dẫn, rèn luyện kỹ năng này thường xuyên sẽ giúp trẻ tự tin trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè và người thân. Khi giao tiếp tốt, trẻ chủ động hơn trong cách trao đổi thông tin, biết cách bày tỏ nguyện vọng cùng quan điểm cá nhân. Giao tiếp tốt còn mở ra nhiều cơ hội để trẻ kết nối với các mối quan hệ mới, giúp trẻ mở rộng mạng lưới quan hệ của mình. Kỹ năng giao tiếp còn là chìa khóa quan trọng để trẻ mở ra cơ hội học tập và rèn luyện các kỹ năng khác như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm,…

Vì sao cần phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non

Vì sao cần phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non? (Nguồn: Internet)

12 Phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non hiệu quả nhất

Ở lứa tuổi mầm non, từ 3 đến 6 tuổi, việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non cần sự phối hợp của cả thầy cô và phụ huynh. Bởi giao tiếp không bó buộc ở một khuôn khổ nhất định mà ở mọi hoạt động xung quanh trẻ.

1. Thường xuyên lắng nghe, trò chuyện cùng trẻ

Nhu cầu được lắng nghe và chia sẻ ở trẻ mầm non là rất lớn. Trẻ thích thú với nhiều câu chuyện khác nhau về đồ chơi, bạn bè hay các sự vật hiện tượng xung quanh. Do đó, thầy cô và phụ huynh nên dành thời gian lắng nghe trẻ, hướng dẫn trẻ thêm những thông tin cần thiết. Việc này sẽ giúp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non.

Cha mẹ và thầy có có thể bắt đầu bằng việc đặt cho trẻ những câu hỏi về gia đình, trường lớp như “Ở nhà các con thích ăn gì”, “Hôm nay con đi học có vui không?”, “Con thấy các bạn ở lớp thế nào?”… và khuyến khích trẻ trả lời để giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp của bản thân, cụ thể là khả năng tư duy, bày tỏ cảm xúc, quan điểm của trẻ.

>> Xem thêm: 

thường xuyên lắng nghe và trò chuyện cùng trẻ

Thường xuyên lắng nghe, trò chuyện cùng trẻ (Nguồn: Internet)

2. Xây dựng môi trường giao tiếp lành mạnh cho trẻ

Trẻ còn nhỏ đang trong quá trình học hỏi, tiếp thu kỹ năng giao tiếp nên rất cần môi trường để rèn luyện. Vì vậy, thầy cô và phụ huynh cần tạo ra những môi trường giao tiếp lành mạnh và năng động cho trẻ. Cha mẹ và thầy cô nên khuyến khích trẻ tham gia vào những hoạt động có sự tương tác giao tiếp giao tiếp giữa thầy cô, cha mẹ và trẻ, giữa trẻ và bạn bè như các hoạt động học nhóm, đóng kịch, văn nghệ… Phụ huynh nên dành thời gian giao tiếp với trẻ,  cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, dạy trẻ về thế giới xung quanh như đưa trẻ đến siêu thị, trung tâm mua sắm, công viên, sở thú, bờ sông… tạo cơ hội trẻ quan sát, học giao tiếp với nhiều tình huống sinh hoạt trong cuộc sống. 

>> Xem thêm: Dạy 10 kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi tự lập từ nhỏ

 3. Kích thích con trình bày quan điểm của bản thân

Giao tiếp không chỉ là nói mà còn là dùng ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt. Trẻ có thể dùng cảm xúc, ánh mắt, nụ cười, các hoạt động tay chân để truyền tải thông điệp muốn giao tiếp của mình. Lúc này, thầy cô và phụ huynh chính là tấm gương, là hình mẫu để trẻ học sử dụng những hình thức giao tiếp này chẳng hạn như cha mẹ nên niềm nở, tươi cười khi nói chuyện với trẻ và những người xung quanh, nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi giao tiếp (giao tiếp bằng mắt), hướng người về phía người nói khi giao tiếp và có các biểu hiện thể hiện sự lắng nghe như gật đầu, mỉm cười… Học được năng lực biểu cảm cảm xúc giúp trẻ rèn luyện hiệu quả kỹ năng giao tiếp hơn.

>> Xem thêm: TOP 10 Cách Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non Hiệu Quả

dạy kỹ năng giao tiếp qua ngôn ngữ cơ thể

Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non qua ngôn ngữ cơ thể (Nguồn: Internet)

4. Cho trẻ thực hành kỹ năng giao tiếp

Càng được thực hành nhiều, kỹ năng giao tiếp của trẻ càng được phát triển và hoàn thiện. Do đó, thầy cô và phụ huynh cần tạo nhiều cơ hội để trẻ được thực hành giao tiếp. Trong học tập, phụ huynh nên khuyến khích trẻ trao đổi, nhận xét, với bạn bè và thầy cô về quan điểm của mình. Phụ huynh cũng nên khuyến khích trẻ học và rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông quan hoạt động diễn kịch, đóng vai. Thầy cô và phụ huynh còn có thể đọc sách cùng trẻ rồi nhận xét về quyển sách đó hoặc đưa ra những câu hỏi về nội dung sách để trẻ trả lời…

Xem thêm: Dạy kỹ năng thuyết trình cho trẻ tiểu học như thế nào?  

5. Dạy cho trẻ kỹ năng giao tiếp với người lạ

Nhiều bé có thể giao tiếp với bố mẹ, người thân, bạn bè thân thiết một cách sôi nổi và dễ dàng nhưng lại ngại ngùng và trầm lắng hơn mỗi khi tiếp xúc với người lạ. Điều này khiến trẻ trở nên bị động và khó hòa nhập với những người xung quanh. Vì vậy, dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non khi tiếp xúc với người lạ là điều vô cùng cần thiết để trẻ dễ dàng kết nối với mọi người. Cha mẹ nên dạy trẻ những câu giao tiếp cơ bản (như hỏi thăm sức khỏe, sở thích,…) để trẻ tự tin nói chuyện với người mà trẻ cảm thấy xa lạ, đồng thời dè chừng với những người thật sự xa lạ khi không có bố mẹ bên cạnh. 

6. Rèn luyện “Sự tự tin” cho trẻ

Tương tự như trường hợp ở trên, nhiều trẻ có thể giao tiếp với những người thân thiết một cách tự nhiên và thoải mái nhưng lại rất e ngại và lo lắng mỗi khi phải nói chuyện nơi đông người. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự tự ti. Chỉ khi trẻ tự tin vào bản thân thì mới dám nói ra suy nghĩ, cảm nhận và nguyện vọng của mình. Ngược lại, sự tự ti khiến trẻ sợ nói, sợ nói chuyện trước đám đông, sợ mình nói sai,…và điều đó làm trẻ mất đi rất nhiều cơ hội được giao lưu, học hỏi và gắn kết với những người bạn bè mới. Vậy nên, cha mẹ hãy dành nhiều thời gian để quan tâm và rèn luyện sự tự tin cho trẻ càng sớm càng tốt.

Xem thêm: 11+ cách rèn luyện sự tự tin cho trẻ ngay từ sớm 

 7. Cùng trẻ đọc sách, thơ và kể chuyện

Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non thông qua việc khuyến khích trẻ kể chuyện, đọc thơ là một cách khá hiệu quả. Trẻ sẽ cảm thấy hứng thú và vui vẻ khi tham gia vào những hoạt động như thế này. Đầu tiên, giáo viên hay phụ huynh nên dạy trẻ học cách lắng nghe và ghi nhớ một câu chuyện hay bài thơ nào đó đơn giản. Sau đó, nhờ bé đọc lại cho mọi người cùng nghe những gì bé nhớ.  

Để tăng tính thú vị cho hoạt động này, ba mẹ có thể cho bé đóng vai vào các nhân vật trong truyện hoặc cùng bạn bè vẽ tranh minh họa nhân vật. Những hoạt động này sẽ giúp trẻ có nền tảng nghe, nói, đọc và viết trước khi vào tiêu học. 

>> Xem thêm: Dạy kỹ năng thuyết trình cho trẻ tiểu học như thế nào?

8. Tạo điều kiện cho trẻ tham gia nhiều hoạt động làm việc nhóm

Việc cho trẻ tham gia nhiều các hoạt động nhóm sẽ giúp tăng sự tương tác giữa bé và các bạn trong lớp, đồng thời cũng giúp tạo dựng mối quan hệ, giúp bé trở nên hòa đồng và cởi mở hơn. Tham gia làm việc nhóm thường xuyên sẽ giúp trẻ tự tin thể hiện ý kiến, quan điểm cá nhân và thể hiện cảm xúc của mình. Đồng thời, những kỹ năng như đàm phán, thuyết phục hay kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ cũng có cơ hội để phát triển thêm. 

>> Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng đọc sách từ sớm là điều cần thiết

9. Dạy trẻ giao tiếp thông qua các hoạt động vui chơi ngoại khóa

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng các hoạt động ngoại khóa giúp trẻ cảm thấy thoải mái, tự tin và vui vẻ hơn khi khám phá thế giới. Vì vậy, việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa mang lại rất nhiều lợi ích cho việc phát triển tư duy, sự sáng tạo và kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non. Cụ thể, khi tham gia các hoạt động ngoại khóa, trẻ sẽ có cơ hội được quan sát và lắng nghe nhiều điều mới mẻ. Khi gặp những sự vật kích thích sự tò mò, trẻ sẽ chủ động đặt câu hỏi cho bạn bè hoặc giáo viên, điều này giúp tăng tương tác giữa bé và mọi người xung quanh. 

Dạy trẻ giao tiếp thông qua các hoạt động vui chơi ngoại khóa

Dạy trẻ giao tiếp thông qua các hoạt động vui chơi ngoại khóa (Nguồn: ISSP)

10. Dùng hình ảnh để kích thích sự tương tác của trẻ

Hình ảnh là một trong những công cụ thú vị để dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non. Trẻ nhỏ dễ bị thu hút bởi những sự vật nhiều màu sắc sống động, đặc biệt là hình ảnh. Do đó, ba mẹ có thể cùng bé xem tranh hoặc đọc sách ảnh để tăng sự gắn kết, thân thiết và gần gũi hơn với bé. Hơn nữa, trong khi xem ảnh, ba mẹ có thể cùng lúc kể chuyện cho bé nghe để bé có thể dễ tưởng tượng hơn. Ba mẹ cũng có thể hướng dẫn bé nói lại những gì bé nhìn thấy để làm phong phú thêm ngôn từ của trẻ. 

>> Xem thêm: Kỹ Năng Đặt Câu Hỏi Là Gì? Cách Dạy Kỹ Năng Đặt Câu Hỏi Cho Trẻ Mầm Non

11. Kích thích trẻ giao tiếp nhiều bằng các trò chơi 

Những trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ mầm non mang lại hiệu quả khá cao trong việc kích thích trẻ giao tiếp. Bởi với trẻ mầm non, việc học thông qua trò chơi là phù hợp nhất. Khi tham gia vào các trò chơi, trẻ sẽ cảm thấy rất hứng thú và bị thu hút. Từ đó, việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cũng sẽ đơn giản hơn. Giáo viên và ba mẹ có thể cho bé tham gia trò chơi đóng vai các nhân vật trong truyện cổ tích, thi vẽ tranh, thi kể chuyện,… 

Kích thích trẻ giao tiếp nhiều bằng các trò chơi

Kích thích trẻ giao tiếp nhiều bằng việc tham gia các trò chơi (Nguồn: ISSP)

12. Bố mẹ làm gương cho bé

Bố mẹ sẽ đóng vai trò rất quan trọng và là những tấm gương sáng cho bé noi theo trong quá trình học kỹ năng giao tiếp. Khi trò chuyện cùng bé, ba mẹ cũng nên chú ý dùng cách diễn đạt dễ hiểu, đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ để trẻ có thể nghe và học theo. Như vậy thông qua giao tiếp hằng ngày, bé cũng có thể cải thiện được giao tiếp hàng ngày với bố mẹ. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên dạy bé cách sử dụng kính ngữ khi nói chuyện với người lớn để khi lớn lên trở thành một người lịch sự, biết cách cư xử.  

> Xem thêm: 8 bí quyết dạy trẻ cách nói chuyện trước đám đông

Các nguyên tắc trong dạy kỹ năng giao tiếp đối với trẻ mầm non

Nguyên tắc số 1: Khi giao tiếp với người lớn

ướng dẫn trẻ chào hỏi lịch sự khi gặp người lớn, ví dụ như “Cháu chào ông/bà”, “Con chào cô/chú”, “Em chào anh/chị”… Dạy trẻ thể hiện thái độ lịch sự, không chỉ gật đầu hoặc lắc đầu, không nói trống không. Thay vào đó, trẻ cần thể hiện sự tôn trọng, biết dạ thưa, cảm ơn khi nhận quà và xin lỗi khi phạm sai lầm. Ba mẹ cần làm gương cho trẻ bằng cách cư xử lịch sự với người lớn, vì trẻ thường bắt chước thái độ, lời nói và hành động của người lớn.

Nguyên tắc số 2: Giao tiếp bằng ánh mắt

Đây là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp không chỉ riêng trẻ. Hãy khuyến khích trẻ hướng ánh mắt của mình vào người đang trò chuyện để thể hiện sự tự tin và tôn trọng đối tác giao tiếp. Trẻ cần được hướng dẫn để sử dụng ánh mắt một cách hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày.

Nguyên tắc số 3: Nói lời cảm ơn/xin lỗi một cách chân thành 

Dạy trẻ biết nói lời cảm ơn chân thành khi nhận được quà, sự giúp đỡ từ người lớn, ví dụ như “Con cảm ơn ông, bà, bố, mẹ…” hoặc “Em cảm ơn anh, chị…”. Đồng thời, dạy trẻ biết xin lỗi khi phạm sai lầm. Ba mẹ có thể giúp trẻ hiểu rằng sai lầm là một cơ hội để học hỏi và khuyến khích trẻ nhìn nhận lỗi sai một cách tích cực để thay đổi và hoàn thiện bản thân.

Nguyên tắc 4: Trả lời bằng câu hoàn chỉnh

Dạy trẻ trả lời câu hỏi bằng những câu hoàn chỉnh, không chỉ nói câu trống không. Ví dụ, khi hỏi “Con có vui không?”, hướng dẫn trẻ trả lời bằng câu hoàn chỉnh như “Con vui ạ!” hoặc “Con cảm thấy không vui lắm!”. Việc trả lời câu hỏi bằng câu hoàn chỉnh thể hiện sự tôn trọng đối tác giao tiếp và giúp trẻ phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ.

Nguyên tắc 5: Tôn trọng cảm xúc, ý kiến của mọi người xung quanh

Hãy làm gương cho trẻ bằng cách tôn trọng cảm xúc và ý kiến của mọi người. Điều này bao gồm lắng nghe tích cực, không cắt ngang và sẵn sàng đóng góp ý kiến mà không phủ nhận quan điểm của trẻ. Bằng cách này, trẻ sẽ học cách bày tỏ sự tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác trong quá trình giao tiếp.

Nguyên tắc 6: Khuyến khích trẻ thể hiện ý kiến cá nhân và ý tưởng của mình

Để trẻ tự tin trong việc giao tiếp, hãy khuyến khích trẻ thể hiện ý kiến và ý tưởng của mình. Tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các cuộc thảo luận, nhóm làm việc, hoặc hoạt động sáng tạo để trẻ có thể tự tin chia sẻ suy nghĩ và nhận được phản hồi tích cực từ người khác.

Những nguyên tắc trên có thể được áp dụng để giúp trẻ mầm non phát triển kỹ năng giao tiếp và tự tin trong việc giao tiếp với người khác. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mỗi trẻ có những nhu cầu và quá trình phát triển riêng, do đó cần theo dõi và tương tác cá nhân để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

Khuyến khích trẻ tham gia kể chuyện, đọc thơ

Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non thông qua việc khuyến khích trẻ kể chuyện, đọc thơ (Nguồn: Internet)

Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)

Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) là trường quốc tế thuộc tập đoàn Cognita Anh Quốc với hơn 85 trường thành viên toàn cầu, dành cho học sinh từ 18 tháng đến 11 tuổi tại khu vực Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Trường ISSP là trường mầm non và tiểu học quốc tế đầu tiên tại TP.HCM được chứng nhận toàn diện bởi 2 tổ chức uy tín quốc tế là CIS (Council of International School) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges). Hiện tại, trường ISSP cũng đang là trường giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học (IB PYP).

trường quốc tế sài gòn pearl - issp

Trường Quốc Tế Saigon Pearl (Nguồn: ISSP)

Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) áp dụng phương pháp Eggio Emilia  vào hoạt động dạy học tại trường. Với phương pháp giáo dục này, trẻ được phát triển kỹ năng giao tiếp từ lúc nhỏ. Trẻ có cơ hội rèn luyện kỹ năng thông qua các hoạt động với thầy cô và bạn bè. Trường luôn hướng đến việc xây dựng thế hệ công dân toàn cầu có trí tuệ và kỹ năng sống đầy đủ.

Trường ISSP luôn chào đón quý phụ huynh và học sinh đến tham quan trường để có thể quan sát các giờ lên lớp, vui chơi và sinh hoạt của học sinh và hiểu rõ về Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl hơn. Để đặt lịch tham quan trường hoặc được tư vấn cụ thể hơn, phụ huynh có thể liên lạc đến Phòng tuyển sinh của trường thông qua 2 hình thức sau:

  • Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788
  • Email: admissions@issp.edu.vn
  • Fanpage: ISSP VN

Hy vọng, phụ huynh đã có thêm những thông tin bổ ích về cách dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non. Bằng nhiều hình thức và cách thức thực hiện, việc kiên trì đồng hành cùng trẻ sẽ giúp cho kỹ năng giao tiếp của trẻ ngày càng tốt hơn.

Xem thêm: kỹ năng sống cho trẻ, các trò chơi cho trẻ mầm non, phương pháp giáo dục sớm, mầm non montessori, lợi ích của việc học online, kỹ năng sống cho trẻ mầm non 5 tuổi, dạy trẻ kỹ năng sống