Contents
Giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi là thời điểm vàng để phát triển thể chất cho trẻ mầm non. Các hoạt động thể chất không chỉ giúp trẻ hoàn thiện hệ thần kinh, cơ xương, hô hấp mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện sau này. Hãy cùng Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) khám phá lợi ích và các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non hiệu quả.
Ngoài ra, quý phụ huynh và học sinh có thể liên hệ trực tiếp với Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) ngay hôm nay để có cơ hội trải nghiệm các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non tại ISSP:
Phát triển thể chất cho trẻ mầm non là gì?
Giáo dục thể chất là quá trình hoàn thiện cơ thể con người về mặt hình thái và chức năng, giúp hình thành các kỹ năng cơ bản, nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của mỗi người. Từ đó, hình thành lối sống lành mạnh, khoa học trong cuộc sống, học tập và lao động.
Phát triển thể chất cho trẻ mầm non là hình thức giáo dục tác động nhiều mặt đến cơ thể của trẻ em, tiến hành tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt khoa học nhằm bảo vệ, giúp cơ thể trẻ được khỏe mạnh, phát triển hài hòa và cân đối. Điều này, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện cho trẻ trong tương lai.
Phát triển thể chất cho trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể trẻ khoẻ mạnh
>> Xem thêm: Các kỹ năng cần chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 ba mẹ nên biết
Các giai đoạn phát triển thể chất của trẻ mầm non
Ở từng giai đoạn, từng độ tuổi, trẻ sẽ có những đặc trưng riêng trên hành trình phát triển. Do đó, phụ huynh cần nắm được những đặc điểm này để lựa chọn các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non phù hợp và hiệu quả.
- Giai đoạn 0 – 12 tháng tuổi: Trẻ học vận động cổ, ngẩng đầu lên xuống và học bò, học ngồi một cách nhẹ nhàng và chậm rãi.
- Giai đoạn 12 – 24 tháng tuổi: Trẻ tập đi và tập sử dụng các ngón tay để cầm nắm đồ vật.
- Giai đoạn 2 – 4 tuổi: Trẻ đã có thể đi và đứng vững, bắt đầu học chạy, nhảy dưới sự hướng dẫn và giám sát từ người lớn. Trẻ cầm nắm và ôm được chắc nhiều đồ vật hơn, có thể sử dụng bút vẽ ở mức cơ bản.
- Giai đoạn 4 – 6 tuổi: Trẻ đã có thể tự mình đi đứng, chạy nhảy, leo cầu thang,… mà không cần sự trợ giúp của người lớn. Trẻ có thể tự thay quần áo và vệ sinh cá nhân đơn giản. Giai đoạn này trẻ đã có thể bắt đầu tập viết, vẽ,… thành thạo hơn để chuẩn bị vào lớp 1.
Ví dụ, ở giai đoạn từ 2 – 4 tuổi, phụ huynh hoặc thầy cô có thể giúp phát triển thể chất cho trẻ mầm non thông qua các bài múa hát, bằng cách dạy trẻ những động tác đơn giản để trẻ tập theo. Hoạt động này vừa giúp nâng cao thể chất vừa rèn luyện khả năng tập trung và ghi nhớ cho trẻ.
Xem thêm: 11+ Môn thể thao phát triển chiều cao nhanh nhất cho trẻ nên chơi
Có 4 giai đoạn cơ bản trên hành trình phát triển thể chất cho trẻ mầm non (Nguồn: ISSP)
Ý nghĩa giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Một số trường mầm non ở Việt Nam hiện nay đã áp dụng mô hình giáo dục thể chất cho trẻ, các hoạt động này nhằm mục tiêu duy nhất là giúp trẻ phát triển toàn diện với một số lợi ích nổi bật như:
Phát triển thể chất
Kết hợp việc giảng dạy với hoạt động vui chơi thể thao, rèn luyện hàng tuần giúp trẻ nâng cao thể chất, có cơ hội rèn luyện sức bền, sự nhanh nhẹn, sự khéo léo và sự linh hoạt trong việc vận động.
Phát triển trí tuệ
Những hoạt động giáo dục thể chất và thể thao được lồng ghép với các kiến thức cơ bản như màu sắc, hình khối, số đếm không chỉ giúp trẻ rèn luyện cơ thể mà còn thúc đẩy sự phát triển trí tuệ. Khi cơ thể khỏe mạnh, trẻ sẽ luôn tràn đầy năng lượng, hào hứng tham gia các hoạt động
Phát triển cảm xúc
Khi trẻ được kết hợp học tập với các hoạt động vui chơi bổ ích trong một môi trường an toàn và thoải mái, trẻ không chỉ phát triển cảm xúc tích cực mà còn xây dựng được mối quan hệ thân thiện, gắn bó với bạn bè và những người xung quanh.
Phát triển kỹ năng xã hội
Thông qua các hoạt động thể chất, trẻ được rèn luyện một số kỹ năng xã hội cơ bản như lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên, xếp hàng đợi đến lượt, hoạt động theo nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề…
Xem thêm: Cách cha mẹ giúp trẻ phát triển trí thông minh vận động
Tăng cường sức đề kháng
Giáo dục thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tổng thể và tăng cường sức đề kháng cho trẻ mầm non. Thông qua các hoạt động vận động như chạy nhảy, leo trèo, hoặc chơi các trò chơi thể thao nhẹ nhàng, trẻ được kích thích lưu thông máu, cải thiện chức năng tim mạch và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
Những hoạt động này không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh hơn mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh vặt như cảm cúm hay sốt. Hơn nữa, việc thường xuyên tham gia vận động ngoài trời còn giúp trẻ hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời, hỗ trợ phát triển xương và tăng cường sức bền thể chất.
Phương pháp phát triển thể chất cho trẻ mầm non
Tập các bài tập thể dục cho trẻ 3-4 tuổi
Các tiết học thể dục hằng ngày được xem là hình thức giáo dục thể chất có mục đích và kế hoạch cụ thể, giúp định hướng sự phát triển vận động cho bé. Các bài tập thể dục đơn giản sẽ giúp trẻ phát triển khả năng vận động từ tự do, rời rạc sang vận động một cách chủ động, biết cách phối hợp các động tác trong bài thể dục một cách nhịp nhàng.
Ngoài ra, các hoạt động thể chất còn có tác động tích cực đến hoạt động sinh lí bên trong cơ thể. Khi cơ bắp của bé hoạt động sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp hệ tuần hoàn, hệ hô hấp làm việc tốt hơn.
Xem thêm: Thế nào là phát triển toàn diện của trẻ em?
Phát triển thể chất cho trẻ mầm non qua các bài tập thể dục (Nguồn: Internet)
Tổ chức các trò chơi vận động
Các trò chơi vận động theo nhóm không chỉ giúp tăng thêm sự gắn kết, mà còn khiến các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn. Phát triển kỹ năng vận động thông qua hoạt động vui chơi còn được xem là hình thứcgiúp các bé phát triển toàn diện về thể chất và kỹ năng.
Phụ huynh nên dành nhiều thời gian để vui chơi cùng trẻ, điều này sẽ giúp trẻ thấy hứng thú hơn với các trò chơi vận động. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nên tạo điều kiện cho trẻ vận động tinh và vận động thô. Vận động tinh sẽ giúp trẻ phát triển tốt các cơ bắp ở ngón tay và bàn tay, vận động thô sẽ giúp con phát triển cơ bắp, phối hợp và kiểm soát tốt sức mạnh cơ bắp ở chân, tay và toàn thân.
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non qua các trò chơi vận động (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Phương pháp giáo dục Montessori là gì? Tổng quan và chi tiết
Tham gia hoạt động ngoại khóa tham quan, dã ngoại
Các hoạt động ngoại khóa tham quan, dã ngoại rất tốt cho sự phát triển thể chất cho trẻ mầm non. Do đó, các hoạt động này ở trường mầm non thường xuyên được tổ chức.
Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) chú trọng vào các chương trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non thông qua các lớp học ngoài trời và các tiết học ngoại khóa dành cho trẻ 3 tuổi trở lên với nhiều môn học chuyên về rèn luyện thể chất cho trẻ. Các hoạt động thể chất này được thiết kế hoàn toàn phù hợp với khả năng của trẻ, không chỉ mang lại sự thích thú mà còn là cơ hội giúp trẻ phát triển các sở thích và kỹ năng mới, cũng như kết nối nhiều hơn với bạn bè và giáo viên.
Nhảy múa cùng các bài hát
Nhảy múa là một trong những hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mầm non đơn giản và hiệu quả được áp dụng trong hầu hết các lớp học. Với giai điệu vui nhộn cùng ca từ dễ thương sẽ giúp trẻ hứng thú hơn trong việc nhảy múa và vận động. Các hoạt động này không những nâng cao sức khỏe mà còn phát triển khả năng ghi nhớ và cảm thụ âm nhạc tốt hơn cho trẻ.
Làm việc nhà giúp trẻ mầm non phát triển thể chất
Ba mẹ có thể hướng dẫn và cho trẻ làm cùng những công việc nhà đơn giản như: quét nhà, lau bàn, thu dọn đồ chơi,…cũng góp phần nâng cao và phát triển thể chất cho trẻ mầm non. Việc này không những gắn kết mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, mà còn giáo dục trẻ về tinh thần yêu lao động ngay từ khi còn nhỏ.
Xem thêm: Trẻ mầm non 4 tuổi học những gì? Cách nuôi dạy trẻ 4 tuổi
Một số lưu ý khi phát triển thể chất cho trẻ mầm non
Dưới đây là một số lưu ý khi phát triển thể chất cho trẻ mầm non mà ba mẹ nên biết:
- Hướng dẫn thực hiện các động tác thông qua hình ảnh minh họa: Nên sử dụng các hình ảnh minh họa, hướng dẫn thực hiện các động tác trực tiếp để trẻ dễ hình dung.
- Lựa chọn bài tập phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi: Những bài tập phải phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi và giới tính, để trẻ được phát triển đúng độ tuổi và khả năng của mình.
- Đảm bảo an toàn trong quá trình luyện tập: Phải đảm bảo tính an toàn trong quá trình luyện tập, thực hiện các hoạt động thể chất.
- Dạy trẻ tính kiên trì và thói quen tập luyện đều đặn: Nên dạy trẻ tính kiên trì, duy trì tập luyện đều đặn mỗi ngày để có một sức khỏe và đề kháng tốt cho cơ thể.
Xem thêm:
- Danh sách trường tiểu học Quốc tế TP. HCM tốt nhất năm 2025
- Top 20 kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết giáo dục từ sớm
Để có thể tìm hiểu rõ hơn về các hoạt động của ISSP, một trong những trường quốc tế tại TP.HCM uy tín và chất lượng, các bậc phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ với Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP qua 2 hình thức dưới đây:
- Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788.
- Email: admissions@issp.edu.vn.
Hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non tại Trường Quốc Tế Saigon Pearl (Nguồn: ISSP)
Khi ở nhà, phụ huynh cũng nên dành nhiều thời gian để đưa trẻ đi dạo xung quanh nhà như đi chơi công viên, thủy cung, sở thú, du lịch… vào mỗi dịp cuối tuần. Những hoạt động này không chỉ giúp các bé có cơ hội vận động cơ thể mà còn tạo điều kiện để trẻ khám phá môi trường xung quanh, thiên nhiên và tìm hiểu thêm về những vùng đất mới.
Trên đây là những chia sẻ của ISSP về lợi ích và các phương pháp phát triển thể chất cho trẻ mầm non mà các giáo viên và phụ huynh có thể dễ dàng áp dụng. Từ đó, giúp các con có được không gian sống và hoạt động vui chơi lành mạnh, nhằm rèn luyện sức khỏe và phát triển kỹ năng cá nhân vượt trội.