Fraud Blocker 7 phương pháp tự học hiệu quả dành cho học sinh, áp dụng ngay tại nhà
Zalo OA icon
Các phương pháp tự học
January 9, 2025

7 phương pháp tự học hiệu quả dành cho học sinh, áp dụng ngay tại nhà

Kiến thức luôn thay đổi và công nghệ thì phát triển không ngừng. Do đó, việc tự học đã trở thành chìa khóa vàng để các bạn học sinh chủ động nắm bắt cơ hội và vượt qua thử thách. Nhưng đâu là phương pháp tự học hiệu quả? Cùng Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) khám phá những phương pháp tốt nhất cho quá trình học tập trở nên thú vị, đạt được những kết quả vượt mong đợi trong bài viết sau đây!

>> Xem thêmPhương pháp học tập tích cực hiệu quả dành cho trẻ – ISSP

Phương pháp tự học là gì?

Phương pháp tự học là cách thức mỗi cá nhân chủ động tiếp thu kiến thức mà không cần sự hướng dẫn/yêu cầu trực tiếp từ giáo viên hay người hướng dẫn. Đây là quá trình người học tự tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu và áp dụng các kỹ thuật học tập phù hợp với mình. Tự học giúp học sinh nắm bắt thông tin theo tốc độ riêng thuận tiện, từ đó phát triển sự hiểu biết sâu rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau tốt hơn.

Một trong những điểm nổi bật của phương pháp tự học là sự linh hoạt. Đối với phương pháp này, học sinh có thể chọn lựa nội dung, thời gian, không gian học phù hợp với thời gian biểu của bản thân, tạo ra sự thoải mái, giảm áp lực và giúp các em cảm thấy hứng thú hơn trong quá trình tiếp cận tri thức mới.

Ngoài ra, phương pháp tự học còn là cơ hội để rèn luyện những kỹ năng quan trọng như: khả năng nghiên cứu, phân tích và kỹ năng quản lý thời gian. Khi tự tìm kiếm câu trả lời, người học không chỉ phát triển khả năng suy luận mà còn học được cách xử lý, phân tích thông tin hiệu quả. 

Tự học cần sự chủ động
Phương pháp tự học là cách thức mỗi cá nhân chủ động tiếp thu kiến thức mà không cần sự hướng dẫn/yêu cầu trực tiếp từ giáo viên

7 phương pháp tự học hiệu quả cho học sinh, dễ áp dụng

1. Xác định rõ mục tiêu

Xác định mục tiêu học tập cụ thể giúp học sinh dễ dàng định hướng được hành trình tự học của mình. Khi có mục tiêu rõ ràng, học sinh sẽ biết chính xác mình cần đạt được những gì, từ đó tập trung hơn vào quá trình học tập. Ngoài ra, việc chia nhỏ các mục tiêu lớn thành những bước đi cụ thể còn hỗ trợ kiểm soát quá trình học tập dễ dàng hơn. 

Chia nhỏ các mục tiêu để dễ dàng theo dõi quá trình học tập
Chia nhỏ các mục tiêu lớn thành những bước đi cụ thể còn hỗ trợ kiểm soát quá trình học tập dễ dàng

2. Xây dựng kế hoạch tự học rõ ràng

Một kế hoạch học tập chi tiết là chìa khóa để quản lý tốt thời gian và nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra. Hãy lên lịch cụ thể cho từng môn học, xác định rõ thời gian bắt đầu, kết thúc của mỗi buổi học. Việc có một kế hoạch cụ thể sẽ giúp học sinh không bị mất phương hướng khi tự học, đồng thời dễ dàng điều chỉnh lại lộ trình nếu gặp khó khăn. 

Lập kế hoạch tự học rõ ràng cũng giúp học sinh biết được mình cần làm gì, vào thời điểm nào. Ví dụ, nếu các em quyết định dành 1 tiếng mỗi ngày để học Tiếng Anh, hãy đảm bảo có những hoạt động như đọc sách, luyện nghe, làm bài tập ngữ pháp. Vì điều này có thể giúp học sinh duy trì nhịp độ học tập đều đặn, không bị gián đoạn và tránh được cảm giác chán nản khi học.

>> Xem thêmCách sắp xếp thời gian học hiệu quả và hợp lý cho học sinh

3. Chủ động tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học

Tự học không chỉ dừng lại ở việc học theo sách giáo khoa mà còn đòi hỏi học sinh phải biết chủ động tìm hiểu những kiến thức mới. Khi học sinh tự mình tìm hiểu sâu hơn về một chủ đề, các em sẽ thấy bản thân trở nên hứng thú và muốn khám phá nhiều hơn. Bên cạnh đó, tự học còn giúp các em rèn luyện được kỹ năng nghiên cứu, nhờ đó mà có thể dễ dàng đối phó với những vấn đề khó khăn trong học tập hơn nhanh chóng hơn.

Học sinh tự mình tìm hiểu sâu hơn về một chủ đề
Học sinh tự mình tìm hiểu sâu hơn về một chủ đề, các em sẽ thấy bản thân trở nên hứng thú và muốn khám phá

4. Chọn lọc kiến thức phù hợp

Trong quá trình tự học, chọn lọc kiến thức phù hợp là cách giúp học sinh tránh bị quá tải cũng như có thể tập trung hơn vào những nội dung quan trọng. Xác định rõ mục tiêu học tập sẽ giúp học sinh biết nên tìm kiếm tài liệu nào, loại bỏ những thông tin nào không cần thiết. Nhờ vậy, các em sẽ tiết kiệm được thời gian, giúp quá trình học tập hiệu quả hơn.

Đồng thời, việc đánh giá nguồn gốc tài liệu để đảm bảo độ chính xác cũng rất quan trọng. Các bạn nên tham khảo từ nhiều nguồn như sách, bài giảng hay video trực tuyến để có cái nhìn toàn diện và tránh tiếp nhận thông tin sai lệch.

>> Xem thêm8 Phương pháp rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ | ISSP

5. Ghi chép lại các kiến thức trọng tâm

Ghi chép giúp học sinh lưu giữ và hệ thống kiến thức một cách lâu dài. Thay vì ghi chép mọi thứ, hãy tập trung vào các ý chính, những nội dung trọng tâm để nhớ lâu hơn và dễ dàng ôn tập khi cần thiết. Bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp ghi chép sáng tạo như sử dụng màu sắc, sơ đồ tư duy hoặc ghi chép bằng các thiết bị công nghệ để tăng hứng thú trong quá trình học tập.

>> Xem thêm10 phương pháp giúp rèn luyện tư duy logic cho trẻ hiệu quả

Học sinh hệ thống kiến thức bằng ghi chép
Ghi chép giúp học sinh lưu giữ và hệ thống kiến thức một cách lâu dài

6. Rèn luyện tính kiên trì và kỷ luật khi tự học

Tính kiên trì và kỷ luật là yếu tố cốt lõi để duy trì việc tự học. Hãy lập kế hoạch học tập cụ thể, tuân thủ theo để rèn luyện thói quen tự học đều đặn. Điều này có thể giúp các em duy trì sự tập trung và không bị phân tâm bởi những yếu tố bên ngoài.

Ngoài ra, học sinh nên tự thưởng sau khi hoàn thành các mục tiêu nhỏ để tạo thêm động lực cho bản thân tiếp tục nỗ lực, biến quá trình tự học trở nên nhẹ nhàng hơn, cũng như duy trì được tinh thần tích cực.

Lập kế hoạch để giữ thói quen tự học đều đặn
Lập kế hoạch học tập cụ thể, tuân thủ theo để rèn luyện thói quen tự học đều đặn

7. Thường xuyên ôn tập lại kiến thức

Ôn tập thường xuyên giúp củng cố và ghi nhớ kiến thức sâu hơn. Khi tự học, việc tự kiểm tra, đánh giá lại kiến thức sẽ giúp bạn nhận ra các phần chưa nắm vững cần cải thiện. Hãy sử dụng sơ đồ tư duy hoặc các bài tập thực hành để kết nối các kiến thức đã học. Thông qua đó, các em sẽ hiểu rõ hơn, đồng thời tăng cường khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế hiệu quả.

>> Xem thêmCác cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ làm bài tập về nhà

Ý nghĩa phương pháp tự học

Đối với nhà trường

Phương pháp tự học giúp tối ưu hóa hiệu quả giảng dạy. Khi học sinh nắm vững kỹ năng tự học, giáo viên không cần phải dành quá nhiều thời gian để truyền tải các kiến thức cơ bản. Thay vào đó, họ có thể tập trung vào hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề khó hoặc phát triển các kỹ năng tư duy sáng tạo của học sinh. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng dạy học mà còn cải thiện không khí học tập trong lớp học, làm cho quá trình giáo dục trở nên năng động hơn.

Hiện nay tại ISSP đang áp dụng chương trình Tú Tài Quốc Tế IB, nuôi dưỡng sự tò mò, phát triển các kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu của trẻ. Từ đó, dựa trên tính cách, sở thích, nhu cầu của từng trẻ để có hướng giảng dạy mang tính cá nhân hóa. Các con theo học tại ISSP không chỉ dễ dàng tự học thông qua các phương pháp trên tại nhà, mà còn có thể áp dụng song song sự trao dồi kiến thức “học thông qua chơi” hay “phương pháp học tập theo kiểu truy vấn” tại lớp.

Đối với học sinh

Bằng cách áp dụng phương pháp tự học, ngoài việc nắm vững những kiến thức cơ bản được dạy trên lớp, học sinh còn có thể chủ động tìm hiểu các xu hướng mới, những kiến thức hiện đại trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Khả năng tự học cũng giúp học sinh rèn luyện tư duy phản biện và giải quyết vấn đề tốt hơn, thay vì chỉ thụ động tiếp thu những gì giáo viên cung cấp.

Tự học giúp rèn luyện tư duy phản biện và giải quyết vấn đề tốt
Khả năng tự học cũng giúp học sinh rèn luyện tư duy phản biện và giải quyết vấn đề tốt hơn

Đối với giảng viên

Khi học sinh tự giác học tập, giảng viên có thể dành nhiều thời gian hơn để hướng dẫn cũng như đào sâu các kiến thức phức tạp thay vì chỉ tập trung vào kiểm tra xem học sinh có làm bài tập hay không. Điều này sẽ giúp giảng viên dễ dàng đánh giá được năng lực thực sự của từng học sinh, thông qua đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp.

>> Xem thêm: Cách dạy con kỹ năng tự học hiệu quả cho cha mẹ

Khi học sinh tự giác học tập, giảng viên có thể dành nhiều thời gian hơn để hướng dẫn kiến thức phức tạp 
Khi học sinh tự giác học tập, giảng viên có thể dành nhiều thời gian hơn để hướng dẫn kiến thức phức tạp

Có thể thấy rằng, tự học không chỉ là một kỹ năng, mà còn là một hành trình khám phá bản thân đầy hấp dẫn. Với những phương pháp tự học hiệu quả, học sinh không chỉ mở ra cánh cửa tri thức mà còn rèn luyện được khả năng kiên trì, sáng tạo và sự tự tin trong chính mình. Hãy cùng ISSP bắt đầu từ những bước nhỏ, xây dựng nền tảng vững chắc để nhận thấy sự khác biệt lớn trong hành trình học tập của con mình bạn nhé.

Tags: Phương pháp Reggio Emiliaphương pháp Steinerphương pháp STEAMphương pháp Montessoriphương pháp Shichidaphương pháp Glenn Domanphương pháp thực hành trải nghiệm cho trẻ mầm nonphương pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi từ sớmphương pháp dạy Toán ở tiểu họcphương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm nonphương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non