Fraud Blocker 10 phương pháp học tập hiệu quả, dễ áp dụng mọi lứa tuổi
Các phương pháp học tập hiệu quả
January 8, 2025

10 phương pháp học tập hiệu quả, dễ áp dụng mọi lứa tuổi

Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, tìm ra được phương pháp học tập hiệu quả chính là chìa khóa thành công của mỗi học sinh. Hãy cùng Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) khám phá 10 phương pháp học tập giúp học sinh nhớ lâu, phát triển kỹ năng vượt trội, áp dụng cho mọi lứa tuổi thông qua bài viết sau đây để dễ dàng đạt được thành tích học tập xuất sắc!

1. Đặt mục tiêu ngay từ đầu

Ngay từ khi khởi đầu bất kỳ công việc nào kể cả việc học, xác định mục tiêu rõ ràng luôn là yếu tố cần được quan tâm nhất. Đặt mục tiêu ngay từ ban đầu sẽ giúp bạn hình dung được những gì mình mong muốn, thông qua đó dễ dàng chỉ ra được những bước cần thiết để đạt thành công. 

Khi đặt mục tiêu, bạn cũng sẽ có động lực hơn. Nói cách khác, đây giống như việc tạo ra một “động lực” lớn lao để bạn sẵn sàng “chiến đấu” hoàn thành nhiệm vụ quan trọng. Bên cạnh đó, đặt mục tiêu cụ thể ngay từ đầu còn giúp bạn tránh bị phân tâm bởi những thứ không liên quan, đồng thời giữ cho quá trình học tập diễn ra suôn sẻ, không trì hoãn hay mất cảm hứng giữa chừng. 

Việc xác định rõ mục tiêu sẽ giúp trẻ có định hướng cụ thể và động lực phấn đấu trong suốt quá trình học
Việc xác định rõ mục tiêu sẽ giúp trẻ có định hướng cụ thể và động lực phấn đấu trong suốt quá trình học

2. Lên kế hoạch học tập rõ ràng

Lập kế hoạch học tập rõ ràng là một trong những yếu tố rất cần thiết để đảm bảo rằng bạn sẽ không bỏ lỡ bất cứ công việc nào, cũng như tự nhắc nhở mình hoàn thành đúng nhiệm vụ đã đề ra. Đối với việc lên kế hoạch học tập, bạn nên phân chia và sắp xếp công việc tùy theo mức độ ưu tiên cũng như thời gian hoàn tất. Sau khi hoàn thành bản kế hoạch cụ thể, bạn sẽ có động lực thực hiện các công việc một cách nghiêm túc.

3. Nghiêm túc trong việc học

Trong lớp học, bạn luôn luôn phải tập trung lắng nghe bài giảng của thầy cô, tránh làm việc riêng ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức trên lớp. Nếu có điều gì chưa hiểu, hãy hỏi ngay lập tức để nắm bắt được chính xác những kiến thức trọng tâm. Mỗi một bài học đều liên quan đến nhau, do đó, không nắm được kiến thức bài cũ sẽ ảnh hưởng đến các bài học tiếp theo, từ đó làm giảm hiệu quả trong học tập.

Sau khi kết thúc buổi học, bạn cũng nên tóm tắt lại cấu trúc bài và những điểm quan trọng. Tiếp theo, hãy ghi lại thông tin chi tiết liên quan đến nội dung chính. Sử dụng sơ đồ hoặc hình vẽ sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung và ghi nhớ lâu hơn.

Việc xác định rõ mục tiêu sẽ giúp trẻ có định hướng cụ thể và động lực phấn đấu trong suốt quá trình học
Việc xác định rõ mục tiêu sẽ giúp trẻ có định hướng cụ thể và động lực phấn đấu trong suốt quá trình học

4. Thường xuyên ôn tập lại kiến thức cũ

Nếu không thường xuyên ôn lại bài học trong một thời gian dài, chắc chắn kiến thức nào cũng trở nên khó nhớ. Do đó, bạn cần phải ôn tập định kỳ để thông tin luôn xuất hiện nhiều lần trong tâm trí, điều này có thể giúp bạn ghi nhớ lâu hơn và tiếp thu nhanh hơn.

Mỗi ngày, mỗi tuần hoặc mỗi tháng, hãy dành một ít thời gian để xem lại những gì mình đã học. Bạn có thể nhân cơ hội trong những lúc rảnh rỗi như chờ xe, giờ giải lao hay trước khi vào lớp để tối ưu thời gian học tập hiệu quả.

5. Ghi chú chi tiết nội dung 

Não bộ của chúng ta chỉ hoạt động hiệu quả nhất trong khoảng thời gian 45 phút đầu tiên. Đây là lý do tại sao bạn nên ghi chú lại những kiến thức được học một cách rõ ràng, đơn giản và súc tích.

Bạn có thể lựa chọn sử dụng sổ tay để ghi chép hoặc ghi chép trực tiếp thông tin vào máy tính cá nhân của mình, tùy theo sở thích cá nhân. Điều quan trọng là cách trình bày phải gọn gàng, dễ nhìn và đúng trọng tâm.

Cách để trẻ dễ dàng hệ thống kiến thức là sử dụng các kỹ thuật ghi chú như sơ đồ tư duy hoặc ghi chép có cấu trúc
Cách để trẻ dễ dàng hệ thống kiến thức là sử dụng các kỹ thuật ghi chú như sơ đồ tư duy hoặc ghi chép có cấu trúc

6. Vận dụng tốt kiến thức vào thực tiễn

Ngoài việc tiếp thu lý thuyết một cách máy móc, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cũng rất quan trọng. Điều này sẽ cho thấy mức độ hiểu biết và khả năng lĩnh hội bài học của từng học sinh.

Để thực hiện được phương pháp này, bạn hãy tham gia vào các bài kiểm tra tổng hợp kiến thức có sẵn hoặc thông qua bài kiểm tra của giáo viên. Nếu nhận được điểm thấp trong những bài kiểm tra này, điều đó có thể phản ánh việc bạn chỉ đang học thuộc lòng mà không thực sự nắm bắt được nội dung môn học, bạn cần xem lại bài học để nắm bắt kiến thức kỹ hơn.

7. Thường xuyên tham gia hoạt động học tập theo nhóm

Nếu có một nhóm từ 4 đến 5 người cùng chung quan điểm và mục tiêu, bạn có thể đạt được nhiều thành công hơn trong việc học. Mỗi thành viên trong nhóm đều sở hữu những ưu điểm, nhược điểm riêng. Nhờ đó, mọi người có thể tận dụng điểm mạnh của mình để hỗ trợ lẫn nhau.

Ngoài ra, học nhóm cũng kích thích kỹ năng giao tiếp, tạo bầu không khí tương tác, giúp thu hẹp khoảng cách để khám phá thêm nhiều kiến thức thú vị khác từ những bạn học chung dễ dàng. Hơn thế nữa, học nhóm còn giúp bạn ghi nhớ thông tin lâu hơn vì mọi người sẽ phải thường xuyên tham gia thảo luận cũng như giảng dạy lẫn nhau.

Việc học nhóm giúp trẻ có cơ hội trao đổi kiến thức, chia sẻ nghiệm và cùng nhau phấn đấu
Việc học nhóm giúp trẻ có cơ hội trao đổi kiến thức, chia sẻ nghiệm và cùng nhau phấn đấu

8. Chủ động trao đổi thông tin/kiến thức với người hướng dẫn

Giáo viên là người luôn sẵn lòng hỗ trợ học sinh trong việc phát triển bản thân. Do đó, hãy thoải mái trò chuyện, trao đổi và yêu cầu giáo viên giải thích kỹ hơn về bài học nếu có thắc mắc. Chủ động trao đổi với giáo viên sẽ là cách nhanh nhất giúp họ hiểu rõ được những khó khăn mà bạn đang gặp phải. Dựa vào điều đó, họ cũng sẽ có phương án giúp bạn tiếp cận kiến thức cũng như hòa nhập vào môi trường học tập tốt hơn.

Trẻ nên tương tác với giáo viên hoặc người hướng dẫn để giải đáp thắc mắc và bổ sung kiến thức
Trẻ nên tương tác với giáo viên hoặc người hướng dẫn để giải đáp thắc mắc và bổ sung kiến thức

9. Học tập theo kiểu truy vấn

Học tập theo kiểu truy vấn là cách học kết hợp sự tò mò của học sinh cùng với những yếu tố khoa học nhằm nâng cao hiệu quả học tập một cách tốt nhất. Phương pháp này hoàn toàn khác biệt so với những phương pháp giáo dục truyền thống. Thay vì chỉ dẫn cụ thể, học sinh sẽ được khuyến khích phát triển sự tò mò thông qua việc tự đặt câu hỏi cũng như tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề đang gặp phải. Từ đó, các em sẽ dần dần phát huy được tư duy phản biện, trở thành người ham học hỏi, đồng thời có khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng.

Thói quen luôn đặt câu hỏi, tìm hiểu sâu vấn đề sẽ giúp trẻ phát triển tư duy phản biện
Thói quen luôn đặt câu hỏi, tìm hiểu sâu vấn đề sẽ giúp trẻ phát triển tư duy phản biện

Là một trong những trường quốc tế hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh, Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) tự hào mang đến chương trình giáo dục theo khung Tú tài Quốc tế IB, tập trung vào sự phát triển toàn diện của học sinh, trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng cùng với đầy đủ phẩm chất cần thiết để trở thành những công dân ưu tú toàn cầu.

Tại ISSP, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp học tập tích cực, trường còn đặc biệt chú trọng đến phương pháp học tập theo kiểu truy vấn, khuyến khích học sinh chủ động đặt câu hỏi, tìm tòi và khám phá kiến thức. Bằng việc kết hợp các công nghệ hiện đại vào quá trình giảng dạy, ISSP tự tin là nơi có thể tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh tiếp cận thông tin, phát triển kỹ năng tư duy phản biện một cách toàn diện.

10. Rèn luyện khả năng tập trung cao độ

Làm quá nhiều việc cùng một lúc hoặc để bản thân bị xao nhãng bởi những yếu tố bên ngoài sẽ khiến hiệu quả công việc giảm suốt. Do đó, thay vì phân tán sự tập trung, bạn nên rèn luyện khả năng tập trung bằng cách dồn toàn bộ sự chú ý vào một nhiệm vụ để việc học đạt kết quả tốt hơn.

Việc duy trì khả năng tập trung cao độ là cần thiết để tránh sao nhãng và tối ưu hiệu quả học tập
Việc duy trì khả năng tập trung cao độ là cần thiết để tránh sao nhãng và tối ưu hiệu quả học tập

Có thể thấy rằng, áp dụng các phương pháp học tập hiệu quả không chỉ giúp học sinh nâng cao kiến thức mà còn phát triển kỹ năng tư duy tốt hơn. Thông qua bài viết, ISSP hy vọng có thể giúp bạn tìm được phương pháp học tập phù hợp để tối ưu hoá quá trình học và đạt được kết quả học tập tốt nhất!