Fraud Blocker Các bước rửa tay cho trẻ mầm non đúng chuẩn, sạch khuẩn
Zalo OA icon
Các bước rửa tay cho trẻ mầm non
December 24, 2024

Hướng dẫn các bước rửa tay cho trẻ mầm non sạch và đúng cách

Các bước rửa tay cho trẻ mầm non là kiến thức cực kỳ quan trọng để trẻ rèn luyện ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, ngăn ngừa vi trùng và virus lây lan mầm bệnh. Thế nhưng, việc hình thành thói quen này cho trẻ cần có nhiều thời gian và hướng dẫn chi tiết. Trong bài viết này, ISSP sẽ chia sẻ quy trình rửa tay cho trẻ mầm non theo đúng quy trình của Bộ Y tế.

Thời điểm nào cần rửa tay cho trẻ?

Hoạt động rửa tay không chỉ chú trọng vào việc thực hiện đúng cách mà còn phải đúng thời điểm. Phụ huynh nên yêu cầu và nhắc nhở trẻ rửa tay sạch sẽ ở những thời điểm như:

Trước khi:

  • Ăn uống hoặc chạm vào thức ăn
  • Chạm vào miệng, mắt và mũi của mình
  • Chạm vào các vết xước, vết thương trên người

Sau khi:

  • Ăn uống
  • Đi vệ sinh
  • Ho, hắt hơi hoặc xì mũi
  • Chơi với thú cưng hoặc các con vật khác hoặc chạm vào đồ ăn hay vật dụng của vật nuôi
  • Chơi đồ chơi hoặc chơi ở những nơi công cộng
  • Tiếp xúc hoặc ở gần người bệnh
  • Chạm tay vào hoặc tiếp xúc với rác thải

>> Xem thêm:

Các bước rửa tay cho trẻ mầm non
Các bước rửa tay cho trẻ mầm non

Hướng dẫn các bước rửa tay cho trẻ mầm non đúng cách

Trước khi thực hiện các bước rửa tay cho trẻ mầm non, bố mẹ cần chuẩn bị các vật dụng sau:

  • Vòi nước sạch vừa tầm với của bé.
  • Xà phòng hoặc dung dịch rửa tay diệt khuẩn chuyên dụng dành cho cho trẻ em.
  • Khăn tay khô sạch hoặc giấy lau tay dùng một lần.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, hãy hướng dẫn trẻ rửa tay theo đúng quy trình chuẩn của Bộ Y tế với 6 bước như sau:

Bước 1: Làm ướt bàn tay và thoa xà phòng

Mở vòi và làm ướt 2 bàn tay bằng nước sạch, có thể sử dụng nước ấm hoặc nước lạnh đều được. Sau đó, tắt vòi nước và lấy 1 lượng xà phòng vừa đủ vào lòng bàn tay.

Các bước rửa tay cho trẻ mầm non
Làm ướt và xoa xà phòng vào lòng bàn tay (Nguồn: Sưu tầm)

Bước 2: Xoa lòng bàn tay và các ngón tay

Chà xát 2 lòng bàn tay với nhau để tạo bọt từ xà phòng. Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay kia. Sau đó lặp lại với bàn tay còn lại và rửa kỹ dưới móng tay.

Các bước rửa tay cho trẻ mầm non
Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay kia (Nguồn: Sưu tầm)

Bước 3: Xoa mu bàn tay và ngược lại

Dùng lòng bàn tay này chà chéo lên mu bàn và 4 kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

Các bước rửa tay cho trẻ mầm non
Dùng lòng bàn tay này chà chéo lên mu bàn và 4 kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia (Nguồn: Sưu tầm)

Bước 4: Sử dụng đầu ngón tay luồn vào các kẽ tay

Sử dụng đầu ngón tay của bàn tay này luồn và miết mạnh vào các kẽ ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

Các bước rửa tay cho trẻ mầm non
Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết mạnh vào các kẽ ngón tay của bàn tay kia (Nguồn: Sưu tầm)

Bước 5: Chụm các đầu ngón tay cọ vào lòng bàn tay

Chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này cọ vào lòng bàn tay kia rồi xoay đi xoay lại nhiều vòng và ngược lại.

Các bước rửa tay cho trẻ mầm non
Chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này cọ vào lòng bàn tay kia (Nguồn: Sưu tầm)

Bước 6: Rửa tay lại với nước sạch và lau khô

Xả sạch xà phòng dưới vòi nước sạch rồi lau khô 2 bàn tay bằng khăn giấy sạch hoặc giấy lau tay.

Các bước rửa tay cho trẻ mầm non
Rửa sạch xà phòng dưới vòi nước và lau khô tay (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem thêm:

Cách khuyến khích trẻ mầm non rửa tay thường xuyên

Rửa tay là hoạt động vệ sinh đơn giản hàng ngày nhưng với trẻ nhỏ, việc duy trì thói quen này có thể không dễ dàng. Để dạy các bước rửa tay cho trẻ mầm non hiệu quả và giúp con duy trì thói quen này, các bậc phụ huynh hãy thử áp dụng một số biện pháp sau:

  • Giải thích nguyên nhân cần rửa tay cho trẻ: Hãy giải thích cho bé rằng rửa tay sạch để giúp loại bỏ các vi khuẩn, ngăn ngừa bệnh cho bản thân và tránh lây lan cho người khác. Bố mẹ cũng có thể cho trẻ xem hình các vi khuẩn gây bệnh để bé thấy mình cần thiết loại bỏ vi khuẩn khỏi cơ thể và duy trì việc rửa tay thường xuyên.
  • Rửa tay để làm gương cho trẻ: Ngoài dạy trẻ rửa tay, chính bạn cũng nên thực hiện việc làm này thường xuyên để làm “tấm gương” giúp trẻ học hỏi. Bạn có thể rửa tay cùng trẻ trước khi ăn, sau khi làm việc để giúp trẻ ghi nhớ và hiểu rằng rửa tay là điều rất quan trọng để giúp bản thân khỏe mạnh.
  • Tạo thói quen cho trẻ rửa tay: Trẻ em thường ham chơi và chưa ý thức được tầm quan trọng của việc rửa tay hàng ngày. Do đó, trong thời gian đầu bố mẹ sẽ phải kiểm tra sát sao và thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hay chạm vào vật nuôi để đảm bảo con duy trì được thói quen vệ sinh lành mạnh.
  • Sắp xếp chỗ rửa tay cho trẻ: Để việc rửa tay của trẻ thuận tiện hơn, bố mẹ nên đặt thêm một cái ghế nhỏ để con đứng rửa tay thoải mái, đồng thời đặt xà phòng ở vị trí mà bé có thể dễ dàng với tới.
Các bước rửa tay cho trẻ mầm non
Nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên để duy trì được thói quen vệ sinh lành mạnh (Nguồn: Sưu tầm)

Lưu ý khi rửa tay cho trẻ mầm non

Khi thực hiện các bước rửa tay cho trẻ mầm non, cần lưu ý một số điều quan trong sau:

  • Trẻ em hay mải chơi và ít chú tâm tới vấn đề lâu hay nhanh, vì vậy mẹ cần lưu ý đảm bảo đúng thời gian rửa tay theo khuyến nghị (khoảng 20 – 30 giây cho từng bước), không nên rửa tay quá nhanh.
  • Nếu trẻ chưa hình thành được thói quen rửa tay hàng ngày, mẹ có thể cho con sử dụng các chất khử trùng tay có hàm lượng cồn ít nhất là 60%.
  • Sau khi rửa tay, cần lau khô bàn tay bởi bàn tay ẩm ướt chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn tiếp tục ẩn nấp. Nên sử dụng khăn giấy khô sẽ tốt hơn so với sử dụng máy sấy khô tay, vì sấy không đủ lâu sẽ không làm khô tay, nhưng nếu sử dụng quá lâu sẽ khiến da tay bị khô.
  • Vi khuẩn thường sống trong chất nhờn của xà phòng nên cần làm sạch bánh xà phòng trước khi sử dụngđể xà phòng tại nơi khô ráo sau khi dùng xong.

Có thể thấy việc dạy trẻ các bước rửa tay cho trẻ mầm non đúng cách là rất quan trọng, giúp chúng tự học cách bảo vệ sức khỏe của chính mình. Hầu hết trẻ em đều học rất nhanh nên bố mẹ đừng quá lo lắng sẽ mất rất nhiều thời gian dạy dỗ. Để dễ dàng hơn, hãy giải thích cho bé hiểu được lý do tại sao phải rửa tay và cảm thấy vui mỗi khi rửa tay.

Tags: Phương pháp dạy con thông minh, cách dạy con không đòn roicác phương pháp dạy học tích cực, cách dạy bé học chữ cái, cách dạy trẻ biết chia sẻ, yêu thương, cách dạy con kỹ năng tự học, cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép, kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm noncách để dạy trẻ kỹ năng hợp tácdạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non, cách dạy trẻ 1 tuổi thông minh

Khám phá thêm về ISSP tại:

Facebook | Instagram | Youtube | Zalo