Fraud Blocker Phương pháp dạy học theo dự án là gì? Cách vận dụng thực tế tốt
Zalo OA icon
Dạy học theo dự án là gì? Cách vận dụng, hình thức, cấu trúc dạy
October 19, 2024

Dạy học theo dự án là gì? Cách vận dụng, hình thức, cấu trúc dạy

Dạy học theo dự án là phương pháp tập trung chủ yếu vào học sinh và giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng để giúp học sinh đạt được hiệu quả thông qua các hướng dẫn chi tiết. Vậy phương pháp dạy học dự án vận dụng như thế nào, cấu trúc dạy ra sao? Hãy cùng Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) đi tìm câu trả lời thông qua bài viết sau đây!

Phương pháp dạy học dự án là gì? 

Phương pháp dạy học dự án là hình thức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trong đó giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ, theo sát quá trình thực hiện. Trong phương pháp này, học sinh chịu trách nhiệm chính trong việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch, thực hiện dự án, đánh giá quá trình cũng như kết quả. Song song với đó, giáo viên sẽ đảm nhận vai trò định hướng, khuyến khích học sinh khám phá, thực hành kiến thức thông qua những câu hỏi được lồng ghép với các nội dung chuẩn.

Phương pháp dạy học theo dự án mang lại nhiều lợi ích như khuyến khích sự tò mò, sáng tạo, tư duy logic. Đồng thời cũng giúp phát triển kỹ năng tự học, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

Phương pháp dạy học dự án là gì
Phương pháp dạy học dự án là hình thức giáo dục chú trọng vào học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ, theo sát quá trình thực hiện

>> Xem thêm: 

Các hình thức dạy học dự án

Mỗi phương pháp dạy học đều được phân loại thành nhiều hình thức khác nhau để cụ thể hóa cách thực hiện và được phân chia dựa trên các tiêu chí khác nhau, nhằm phát triển tư duy của trẻ hiệu quả hơn, cụ thể:

  • Dựa trên lĩnh vực hoạt động: dạy học dự án có thể bao gồm các dự án liên môn, nơi nội dung được tích hợp từ nhiều chủ đề khác nhau, không phụ thuộc vào một chủ đề cụ thể nào. 
  • Dựa trên nội dung chuyên môn: dự án có thể tập trung vào một môn học duy nhất hoặc kết hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực, nhiều dự án ngoài khác để giải quyết vấn đề thực tiễn.
  • Dựa trên quy mô: các dự án có thể được phân loại thành dự án nhỏ, dự án trung bình và dự án lớn. Quy mô của dự án thường phụ thuộc vào độ phức tạp của nhiệm vụ và thời gian cần thiết để hoàn thành.
  • Dựa trên tính chất công việc: dự án có thể được thực hiện dưới sự hướng dẫn của một giáo viên hoặc thông qua sự cộng tác của nhiều giáo viên. Điều này tạo ra sự đa dạng trong cách thức thực hiện và hỗ trợ học sinh tiếp cận với nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau.

Cấu trúc của dạy học dự án

Giáo viên

Trong suốt quá trình dạy học, giáo viên đóng vai trò định hướng, tổ chức, tư vấn, giám sát và hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện dự án.

Giáo viên cũng sẽ là người khuyến khích học sinh lựa chọn thể hiện vai trò phù hợp với nội dung chủ đề học, hỗ trợ các em hoàn thành các mục tiêu, đồng thời tạo ra môi trường học tập, dẫn dắt, gợi mở với những câu hỏi thúc đẩy sự hiểu biết sâu hơn cho học sinh.

Ngoài ra, giáo viên cũng sẽ có trách nhiệm hướng dẫn học sinh tập trung vào việc tìm hiểu, gia tăng kỹ năng giải quyết vấn đề và thực hiện nhiệm vụ cụ thể của dự án, khuyến khích học sinh tự kiến tạo kiến thức của riêng mình, thúc đẩy quá trình tư duy mạnh mẽ.

Cấu trúc của dạy học dự án
Giáo viên cũng sẽ là người khuyến khích học sinh lựa chọn thể hiện vai trò phù hợp với nội dung chủ đề học

Hiện nay, ISSP áp dụng chương trình giảng dạy theo chương trình Tú Tài Quốc Tế IB, giảng viên không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn luôn cập nhật nền kiến thức giảng dạy theo Thế giới. Đồng thời, phương pháp giảng dạy tại ISSP được cá nhân hóa và cách tiếp cận chuyên nghiệp, cung cấp một nền giáo dục quốc tế phong phú, cân bằng lý thuyết – thực hành, mang lại cho bé cơ hội học tập toàn diện và hiệu quả nhanh chóng!

>> Xem thêm: Các phương pháp dạy học tích cực thành công nhất!

Học sinh

Trong phương pháp dạy học dự án, học sinh được coi là yếu tố then chốt. Đối với cấu trúc dạy học của phương pháp này, học sinh sẽ không hoạt động độc lập mà làm việc theo nhóm, đảm nhận các vai trò khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ theo mục tiêu đã đề ra.

Khi thực hiện nhiệm vụ, học sinh tự quyết định cách tiếp cận vấn đề cũng như các hoạt động cần thực hiện để tìm ra giải pháp. Mục tiêu chính là giúp các em hoàn thành dự án với những sản phẩm cụ thể có ý nghĩa, mang đến giá trị nhất định đối với bản thân và xã hội.

Cấu trúc của dạy học dự án
Học sinh tự quyết định cách tiếp cận vấn đề cũng như các hoạt động cần thực hiện để tìm ra giải pháp 

>> Xem thêm: Cách dạy kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non

Đặc điểm của phương pháp dạy học theo dự án 

Phương pháp dạy học theo dự án có một số đặc điểm nổi bật, bao gồm:

  • Người học là trung tâm của dạy học dự án: Trong phương pháp này, người học tham gia tích cực và tự lực vào tất cả các giai đoạn của quá trình dạy học.
  • Dạy học thông qua các hoạt động thực tiễn: Trong quá trình thực hiện dự án, học sinh sẽ tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng thông qua tính liên quan chặt chẽ đến các tình huống thực tế trong xã hội, các nghề nghiệp cụ thể và đời sống hàng ngày.
  • Hoạt động học tập phong phú, đa dạng: Nội dung dự án thường được tích hợp tri thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết một vấn đề thực tiễn mang tính thách thức. Các dự án có tính liên môn, giúp học sinh tiếp cận gần gũi hơn với thực tế, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn.
  • Kết hợp làm việc theo nhóm và cá nhân: Làm việc nhóm không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tiết kiệm thời gian nhờ sự phân công hợp tác giữa các thành viên, đồng thời thúc đẩy phát huy sở trường của từng cá nhân.
Lấy người học là trung tâm của dạy học dự án
Lấy người học là trung tâm của dạy học dự án thông qua các hoạt động thực tiễn

Hướng dẫn vận dụng phương pháp dạy học dự án

Để vận dụng phương pháp dạy học dự án, nhiệm vụ của giáo viên và học sinh cần có các bước chi tiết sau:

Giai đoạn vận dụng Nhiệm vụ giáo viên Nhiệm vụ học sinh
Bước 1: Xây dựng ý tưởng và chọn chủ đề dự án

– Xây dựng câu hỏi liên quan nội dung bài học.

– Xác định đối tượng cần học, ý tưởng bài học phù hợp với mức độ hiểu biết của học sinh.

– Chuẩn bị dụng cụ và tài liệu cần thiết.

– Xác định nhiệm vụ, cách thức tiến hành của học sinh để giải quyết vấn đề.

– Phối hợp cùng giáo viên thống nhất các tiêu chí đánh giá cho dự án.

– Làm việc nhóm để chọn chủ đề dự án

– Xác định các công việc cần làm và chuẩn bị các vật liệu cũng như phương pháp để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Bước 2: Thực hiện dự án

– Hướng dẫn, theo dõi và đánh giá cách thức thực hiện của học sinh.

– Chuẩn bị các điều kiện, vật dụng cần thiết để học sinh thực hiện dự án.

– Có thể liên hệ với khách mời cho học sinh nếu cần thiết.

– Các trưởng nhóm có nhiệm vụ phân công công việc cho các thành viên.

– Thu thập, xử lý thông tin, đồng thời nhờ sự giúp đỡ của giáo viên nếu cần thiết để đạt kết quả tốt nhất.

– Lập báo cáo và hoàn thiện đề tài báo cáo.

Bước 3:  Thu thập kết quả

– Đánh giá tiến độ, chất lượng công việc của học sinh.

– Đưa ra phản hồi kịp thời để giúp các em điều chỉnh phương pháp làm việc nếu cần thiết.

– Tạo điều kiện để học sinh trình bày kết quả thông qua dự án.

– Thực hiện dự án dưới dạng ấn phẩm hoặc Power Point,…

– Trình bày kết quả cùng kiến thức đã tích lũy trong quá trình thực hiện dự án trước lớp, trong trường hoặc ngoài xã hội.

Bước 4: Đánh giá dự án, bài học kinh nghiệm

– Đánh giá quá trình thực hiện, kết quả dự án dựa trên các tiêu chí đề ra khi bắt đầu dự án.

– Hướng dẫn học sinh rút ra những kinh nghiệm để thực hiện các dự án tiếp theo.

– Tự đánh giá dự án của nhóm mình cũng như các nhóm khác.

– Lưu lại các gợi ý, đánh giá của giáo viên và các bạn học để những dự án sau hoàn thiện hơn.

Tại ISSP, ngoài phương pháp dạy học theo dự án, khung Tú Tài IB cũng áp dụng nhiều phương pháp học tập khác nhằm nuôi dưỡng sự tò mò và phát triển kỹ năng tìm hiểu của trẻ. Chương trình Tú Tài IB khuyến khích việc học thông qua các hoạt động vui chơi, nơi trẻ có thể khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh bằng các hoạt động sáng tạo. 

Bên cạnh đó, phương pháp học tập theo kiểu truy vấn cũng được tích hợp sử dụng, cho phép trẻ đặt câu hỏi, tìm kiếm câu trả lời một cách độc lập hoặc dưới sự hướng dẫn của giáo viên, giúp trẻ phát triển kỹ năng nghiên cứu, kích thích sáng tạo cùng tư duy phản biện hiệu quả. Từ đó hình thành nền tảng vững chắc cho quá trình học tập suốt đời.

Dạy học theo dự án là gì? Cách vận dụng, hình thức, cấu trúc dạy
Ngoài phương pháp dạy học theo dự án, chương trình Tú Tài IB tại ISSP khuyến khích việc học qua các hoạt động vui chơi, nơi trẻ có thể khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh

Những lưu ý khi áp dụng phương pháp dạy học dự án

  • Phương pháp dạy học dự án cần liên kết việc học trong nhà trường với cuộc sống thực tiễn, kết hợp nghiên cứu, vận dụng lý thuyết vào hoạt động thực tiễn.
  • Nhiệm vụ dự án cần phù hợp với trình độ và khả năng của học sinh.
  • Nội dung dự án nên được tích hợp nhiều lĩnh vực nhằm mở rộng đề tài cho học sinh, giúp phát huy hết khả năng của các em.
  • Học sinh được tự chọn đề tài và nội dung học tập phù hợp với khả năng, hứng thú của bản thân.
  • Các dự án học tập được thực hiện theo nhóm với sự phân công công việc và cộng tác giữa các thành viên.
  • Phương pháp dạy học dự án thích hợp để dạy các ứng dụng kỹ thuật, vận dụng kiến thức vật lý giải quyết vấn đề thực tiễn.
  • Phương pháp này không phù hợp với các bài học yêu cầu sự trình bày chính xác và hệ thống.
  • Sản phẩm của dự án không chỉ giới hạn ở lý thuyết mà còn khuyến khích các sản phẩm có thể sử dụng, công bố và giới thiệu.

Phương pháp dạy học dự án – lấy người học là trung tâm, cần có sự kết nối chặt chẽ giữa nhóm học sinh thực hiện và sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn. Đồng thời, việc tận dụng linh hoạt các hình thức dạy học dự án còn phát huy tối đa sự phát triển tư duy của trẻ. Ngoài ra, giáo viên áp dụng phương pháp dạy học dự án không nên bỏ qua những lưu ý trong quá trình triển khai để đạt hiệu quả cao nhất nhé!

Tags: Phương pháp Reggio Emilia, phương pháp Steiner, phương pháp STEAM, phương pháp Montessori, phương pháp Shichida, phương pháp Glenn Doman, phương pháp thực hành trải nghiệm cho trẻ mầm non, phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi từ sớm, phương pháp dạy Toán ở tiểu học, phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non, phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non