Fraud Blocker Toán tư duy là gì? Có nên cho trẻ học toán tư duy không?
Zalo OA icon
Toán tư duy là gì
August 11, 2024

Toán tư duy là gì? Học toán tư duy có tốt cho bé không?

Toán tư duy là một trong những phương pháp học toán hiện đại, đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển não bộ của trẻ. Đây là phương pháp học tập đang được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Vậy phương pháp này hiểu chính xác là gì? Toán tư duy có thật sự nên được áp dụng để giảng dạy cho bé không? Hãy cùng Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) đi tìm câu trả lời chi tiết thông qua bài viết sau đây!

>> Xem thêm: 

Toán tư duy là gì?

Toán tư duy là phương pháp giảng dạy sử dụng các phép tính giúp phát triển khả năng suy nghĩ của trẻ. Ngoài ra, toán tư duy còn tích hợp các yếu tố như: liên tưởng, trí nhớ, sáng tạo… Nhờ đó, trẻ sẽ rèn luyện thói quen tư duy độc lập, tự tìm tòi, học hỏi giúp quá trình học tập trở nên hấp dẫn và hiệu quả hơn.

>> Xem thêm:

  • Tư duy tích cực là gì? 11 Cách rèn luyện tư duy tích cực cho trẻ
  • Tư duy ngược là gì? Cách rèn luyện tư duy ngược để giải quyết vấn đề
Toán tư duy là phương pháp giải toán bằng cách áp dụng tư duy logic
Toán tư duy là phương pháp giải toán bằng cách áp dụng tư duy logic, sáng tạo nhằm kích thích khả năng suy nghĩ của trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Học toán tư duy có tốt không?

Dưới đây là những lợi ích mà toán tư duy mang lại cho trẻ:

  • Các bài toán tư duy thường kết hợp tình huống tự nhiên một cách khéo léo, giúp trẻ phát triển khả năng suy luận và tư duy sáng tạo tốt hơn.
  • Phương pháp giúp kích thích cả não trái và não phải, từ đó giúp trẻ phát triển trí tuệ một cách đồng bộ.
  • Thông qua phương pháp học toán tư duy, trẻ có thể phát triển được các kỹ năng then chốt như tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, ghi nhớ hay kỹ năng giải quyết vấn đề hợp lý.
  • Xây dựng được nền tảng kiến thức vững chắc thông qua việc hiểu rõ bản chất của số và phép tính.
  • Toán tư duy giúp trẻ tiếp cận được phương pháp học tập tích cực hiện đại, rèn luyện tư duy logic cho trẻ, suy luận.
  • Cải thiện kỹ năng quan sát, ghi nhớ thông qua quá trình tiếp thu kiến thức, từ đó hỗ trợ trẻ trong học tập và cuộc sống sau này.
  • Môi trường học tập thoải mái của toán tư duy có thể khiến trẻ cảm thấy thú vị, từ đó hình thành niềm đam mê với môn toán.
  • Khuyến khích sự chủ động trong học tập của trẻ, mang lại cơ hội để trẻ tự lập, độc lập trong việc giải quyết các vấn đề.
Học toán tư duy có tốt không?
Các bài toán tư duy thường kết hợp tình huống tự nhiên một cách khéo léo, giúp trẻ phát triển khả năng suy luận và tư duy sáng tạo

Xem thêm:

Có nên cho trẻ học toán tư duy không?

Với những lợi ích mà toán tư duy mang lại, bố mẹ nên cho trẻ tiếp cận với phương pháp này từ nhỏ để trẻ có cơ hội tiếp xúc với những con số, từ đó tiếp thu kiến thức hiệu quả, tăng khả năng tư duy, suy luận, sáng tạo và tự tin giải quyết các vấn đề. 

Toán tư duy là phương pháp học toán hiện đại, cần được phân chia theo độ tuổi thích hợp. Vì vậy, khi quyết định áp dụng phương pháp này, phụ huynh cần tìm hiểu kỹ về trình độ và kinh nghiệm của người hướng dẫn cũng như cách thức phân lớp phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Xem thêm:

Toán tư duy phù hợp với độ tuổi nào?

Toán tư duy phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau, chủ yếu phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy và mức độ tiếp cận kiến thức. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng độ tuổi lý tưởng để bắt đầu tiếp cận với bộ môn này là từ:

  • 3 đến 6 tuổi: Não bộ của trẻ lúc này đang phát triển mạnh mẽ nên học toán tư duy từ sớm sẽ giúp rèn luyện khả năng ghi nhớ và tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên. Điều này tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tiền tiểu học.
  • 6 đến 9 tuổi: Đây được coi là thời điểm vàng vì trẻ đã nhận thức rõ ràng và có xu hướng ham học hỏi nên sẽ dễ dàng hợp tác. Việc lồng ghép toán trí tuệ vào giai đoạn này sẽ giúp kích thích não bộ và hình thành tư duy logic một cách có hệ thống.
  • 9 đến 12 tuổi: Ở độ tuổi này, trí não của trẻ đã phát triển ổn định và sẵn sàng tiếp thu những khái niệm toán học trừu tượng hơn. Do đó, trẻ không chỉ cải thiện khả năng tính toàn mà còn rèn luyện tư duy phản biện và phân tích vấn đề.

Xem thêm:

Các phương pháp dạy toán tư duy cơ bản cho trẻ

Toán tư duy theo chương trình IB

Những năm gần đây, chương trình IB, đặc biệt là IB Math, đã trở nên phổ biến trong sự chọn lựa của nhiều phụ huynh nhờ những lợi ích nổi bật.

Toán tư duy theo chương trình IB (hay còn gọi là IB Math) là một phương pháp học toán thú vị, bao gồm nhiều kiến thức toán học đa dạng. IB Math không chỉ đòi hỏi học sinh nắm các khái niệm và quy tắc toán học cơ bản, mà còn khuyến khích phát triển khả năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề thông qua những phương pháp tiếp cận sáng tạo. 

Toán tư duy theo chương trình IB khuyến khích các bạn nhỏ áp dụng kiến thức toán học vào những tình huống thực tế, giúp trẻ hiểu sâu hơn về cách mà toán học ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, đồng thời khích lệ trẻ đặt câu hỏi, tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề phức tạp, làm việc nhóm để phát triển kỹ năng giao tiếp tốt hơn.

Tự hào là một trong những trường quốc tế tiên phong áp dụng chương trình Tú tài quốc tế IB trong giảng dạy, ISSP hiện đang triển khai phương pháp dạy Toán theo khung chương trình IB, bao gồm sáu đơn vị điều tra với các khái niệm chính, khái niệm liên quan, các đường điều tra và các chủ đề xuyên ngành. Trường quốc tế Sài Gòn Pearl kết hợp hài hòa các tiêu chuẩn từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) để đảm bảo khả năng học hỏi và sáng tạo của trẻ em trong các tiết học tại trường luôn đạt hiệu quả tối ưu.

>> Xem thêm: 9 phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non hiệu quả

Toán tư duy theo chương trình IB (hay còn gọi là IB Math)
Toán tư duy theo chương trình IB (hay còn gọi là IB Math) là một phương pháp học toán thú vị, bao gồm nhiều kiến thức toán học đa dạng (Nguồn: Sưu tầm)

Học toán tư duy
Các phương pháp dạy toán tư duy cơ bản cho trẻ

Toán tư duy với bàn phím soroban

Toán tư duy soroban là một cách tính nhẩm lấy cảm hứng từ bàn tính cổ truyền soroban, xuất phát từ Trung Quốc nhưng đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản từ khoảng thế kỷ 17. Bàn tính soroban có dạng hình chữ nhật, với một thanh ngang chia thành hai phần trên và dưới, các cột dọc có chứa những viên gỗ có thể di chuyển lên xuống.

Phương pháp toán tư duy với bàn phím soroban sẽ giúp phát triển trí thông minh, khả năng tính nhẩm nhanh và kích thích sự phát triển đồng đều cả hai bán cầu não của trẻ. Đây được xem là một trong những phương pháp tính nhẩm nhanh nhất có thể so sánh với những công cụ tính toán hiện đại.

Phương pháp toán tư duy với bàn phím soroban
Phương pháp toán tư duy với bàn phím soroban sẽ giúp phát triển trí thông minh, khả năng tính nhẩm nhanh (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Toán tư duy Hoa Kỳ (the Common Core Standards)

Toán Tư Duy Hoa Kỳ dựa trên chuẩn US Common Core Math Standards, được thiết kế với 5 cấp độ phù hợp cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Phương pháp toán học này sẽ trang bị cho trẻ nền tảng vững chắc về toán học, từ tư duy số, phép toán cơ bản đến các khái niệm phức tạp hơn như phân số, đo lường, hình học và giải toán có lời văn.

Thông qua hình ảnh trực quan, áp dụng phương pháp Toán tư duy Hoa Kỳ sẽ giúp trẻ:

  • Nắm vững bản chất của các phép tính và rèn luyện tư duy logic, tính nhẩm.
  • Hiểu rõ khái niệm phân số để vận dụng vào giải toán.
  • Làm quen với các đơn vị đo lường, thời gian và ứng dụng vào thực tế.
  • Phát triển kỹ năng tư duy tổng hợp, phân tích đề bài, giải quyết vấn đề.
Toán Tư Duy Hoa Kỳ dựa trên chuẩn US Common Core Math Standards
Toán Tư Duy Hoa Kỳ dựa trên chuẩn US Common Core Math Standards, được thiết kế với 5 cấp độ phù hợp cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Toán tư duy tình cha con Kumon

Phương pháp toán tư duy tình cha con Kumon được thầy Kumon tự tay tạo ra bộ giáo trình để dạy toán cho con với mục đích giúp con phát triển tư duy toán học và yêu thích môn học này hơn.

Phương pháp dạy toán này tập trung chính vào việc cá nhân hóa quá trình học, dựa trên năng lực, khả năng tiếp thu của từng trẻ để áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp. Nhờ đó, trẻ sẽ tự tin hơn và dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Ngoài ra, phương pháp toán tư duy tình cha con Kumon còn giúp trẻ phát triển tính tự giác, kỷ luật cũng như kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả.

Phương pháp toán tư duy tình cha con Kumon
Phương pháp toán tư duy tình cha con Kumon tập trung chính vào việc cá nhân hóa quá trình học (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Toán tư duy A+

Chương trình toán tư duy A+ cung cấp cho trẻ một kế hoạch học tập phù hợp với nhu cầu, khả năng và tư duy của từng em. Các kỹ thuật được sử dụng trong phương pháp này bao gồm: tập luyện khả năng quan sát, đánh giá trực quan, khuyến khích diễn đạt bằng ngôn ngữ, luyện tập tư duy, toán viết, giáo cụ hiện đại. Những kỹ thuật này sẽ bổ sung cho nhau, giúp trẻ phát triển toàn diện khả năng của bản thân.

Chương trình toán tư duy A+
Chương trình toán tư duy A+ cung cấp cho trẻ một kế hoạch học tập phù hợp với nhu cầu, khả năng và tư duy của từng em (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Toán tư duy theo tiến trình CPA 

Phương pháp toán tư duy theo tiến trình CPA là một chương trình giáo dục được áp dụng theo tiêu chuẩn Singapore. Các yếu tố chính của phương pháp này bao gồm quy trình CPA (hình ảnh, tóm tắt, cụ thể), mô hình hóa thanh, liên kết số và khả năng tính nhẩm nhanh. Thông qua đó, trẻ không chỉ học phải theo các công thức mà còn được khuyến khích phát triển tư duy sáng tạo dựa trên nền tảng để giải quyết các bài toán hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Toán tư duy theo định hướng cá nhân POMath

POMath là dự án đánh dấu bước tiến lớn trong lĩnh vực toán tư duy tại Việt Nam, được nghiên cứu, phát triển bởi PGS. TS Chu Cẩm Thơ và nhóm cộng sự từ năm 2022. 

Thông qua các trò chơi trí tuệ, mô hình toán học và tình huống thực tế, trẻ em sẽ có cơ hội tiếp cận cũng như khám phá kiến thức toán học nhanh chóng hơn, từ đó hình thành được khả năng phản xạ và tư duy logic vượt trội. Hơn thế nữa, POMath còn hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng giải toán ngay từ giai đoạn đầu phát triển.

POMath là mô hình toán học và tình huống thực tế
POMath là mô hình toán học và tình huống thực tế, trẻ em sẽ có cơ hội tiếp cận cũng như khám phá kiến thức toán học nhanh chóng (Nguồn: Sưu tầm) 

Nhìn chung, quyết định có nên cho trẻ học toán tư duy hay không phụ thuộc vào nhu cầu và mục tiêu của mỗi gia đình. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu kỹ về chương trình cũng phương pháp giảng dạy để đảm bảo phù hợp với độ tuổi, năng lực và sở thích của con. Thông qua bài viết, ISSP hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này. Đừng quên tham khảo thêm nhiều thông tin khác cùng ISSP bạn nhé!

>> Xem thêm: Lợi ích của việc phụ huynh cho con học các môn nghệ thuật

Tags: Giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non, giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giáo dục tiểu học cho học sinh có nhu cầu đặc biệt, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, giáo dục STEM ở tiểu học, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non, giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non

Khám phá thêm về ISSP tại:

Facebook | Instagram | Youtube | Zalo