Contents
Tư duy ngược là một trong những phương pháp giúp phát triển khả năng tư duy cho trẻ hiệu quả. Trong một số trường hợp, tư duy ngược sẽ giúp bé giải quyết những vấn đề xung quanh một cách linh hoạt và đơn giản. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa của tư duy ngược, các cách rèn luyện tư duy ngược hiệu quả cho trẻ, hãy cùng Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) tham khảo bài viết sau đây. Ngoài ra, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan Trường Tiểu Học Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) tại TPHCM ngay hôm nay để trải nghiệm môi trường học tập và các phương pháp giáo dục hiện đại tại đây:
.custombutton {line-height:150%;border:solid #aa1f2e;background-color: white; padding: 1rem;font-size: 1rem;width: 300px; border-radius: 1rem;color: #aa1f2e;box-shadow: 0 0.4rem #dfd9d9;cursor: pointer;}
.custombutton:active {color: white;box-shadow: 0 0.2rem #dfd9d9;transform: translatey(0.2rem);}.custombutton:hover:not(:disabled) {background: #aa1f2e;color: white;}.custombutton:disabled {cursor: auto;color: grey}
- Tư duy tích cực là gì? 11 Cách rèn luyện tư duy tích cực cho trẻ
- 9 cách phát triển tư duy cho trẻ mầm non hiệu quả
- 7 cách phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho bé hiệu quả
Tư duy ngược là gì?
Tư duy ngược (Reverse thinking) là quá trình tiếp cận, suy nghĩ và giải quyết vấn đề theo góc độ ngược lại so với cách tư duy thông thường. Thay vì xác định mục tiêu rồi tìm cách thực hiện để đạt được mục tiêu đó, những người có lối tư duy ngược thường đảo ngược vấn đề bằng cách suy nghĩ xem phải làm gì để không đạt được mục tiêu ban đầu. Phương pháp tư duy ngược bắt nguồn từ Carl Jacobi – một nhà toán học người Đức nổi tiếng với việc giải quyết các bài toán bằng những ý tưởng độc đáo và không ai ngờ tới.
Dưới đây là ví dụ tư duy ngược để các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về phương pháp này: Thông thường các chuyên gia khuyên rằng nên uống 2 lít nước mỗi ngày. Nếu suy nghĩ theo lối truyền thống, bé sẽ cố gắng uống đủ lượng nước như đã yêu cầu. Tuy nhiên, đối với những bé được giáo dục bằng phương pháp tư duy ngược, các em sẽ tự mình đặt câu hỏi cho bản thân như “Điều gì sẽ xảy ra khi uống đủ 2 lít nước?”. Từ những suy nghĩ ngược lại này, trẻ sẽ có thể mở rộng tầm nhìn, tiếp nhận và nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều. Đây chính là cách để các em phát triển sự linh hoạt trong suy nghĩ, ứng phó hiệu quả với các tình huống thực tế.
>> Xem thêm:
- 31 Trò chơi trí tuệ, vận động cho bé phát triển tư duy, IQ
- Top sách toán tư duy cho trẻ mầm non
- Dạy trẻ cách tư duy logic nhiều mặt từ 2 tuổi, liệu có thể?
Ưu nhược điểm của tư duy ngược trong học thuật và cuộc sống
Trước khi áp dụng phương pháp giáo dục tư duy ngược, cha mẹ cần hiểu rõ được một số ưu và nhược điểm của lối tư duy này:
Ưu điểm của lối tư duy ngược
Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của phương pháp tư duy ngược:
- Tư duy ngược buộc trẻ phải thoát khỏi tư duy khuôn khổ, từ đó khơi nguồn cảm hứng và thúc đẩy sự sáng tạo. Khi không bị giới hạn bởi những suy nghĩ thông thường, bé có thể tự do đưa ra những ý tưởng mới mẻ và độc đáo.
- Thay vì chỉ tập trung vào việc giải quyết những triệu chứng của vấn đề, tư duy ngược giúp bé đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ, từ đó đưa ra giải pháp triệt để hơn.
- Khi áp dụng tư duy ngược, trẻ cần phải phân tích kỹ lưỡng vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó giúp bé rèn luyện khả năng phân tích và đánh giá.
>> Tham khảo thêm:
- Top 10+ đồ chơi thông minh cho bé 5 tuổi phát triển trí tuệ và tư duy
- Trí Thông Minh Nội Tâm Là Gì? Phát Triển Như Thế Nào?
- 8 loại hình trí thông minh của trẻ cha mẹ nên biết
- Dạy học phát triển năng lực là gì?
Nhược điểm của tư duy đảo ngược
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, đôi khi việc tư duy ngược cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định, cụ thể như:
- Trẻ nhỏ có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa tư duy ngược hợp lý và những suy nghĩ tiêu cực. Việc áp dụng tư duy ngược vào mọi tình huống có thể khiến trẻ hoang mang, lo lắng và đưa ra những quyết định sai lầm. Ví dụ: Khi được giao bài tập về nhà, thay vì tập trung hoàn thành bài tập, trẻ có thể suy nghĩ theo hướng “Làm thế nào để không làm bài tập này?”. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ trì hoãn, lơ là học tập và ảnh hưởng đến kết quả học tập.
- Tư duy ngược chỉ nên được sử dụng khi các phương pháp giáo dục thông thường không đạt hiệu quả, vì nó đòi hỏi nhiều thời gian hơn để giải quyết vấn đề.
>> Tìm hiểu thêm:
- Kỹ năng thích nghi là gì? Dạy trẻ khả năng thích ứng với môi trường mới
- 10 kỹ năng sống cần thiết nhất cho trẻ bố mẹ nên dạy bé
Đặc điểm nổi bật của nghệ thuật tư duy đảo ngược
Để hiểu rõ hơn về nghệ thuật tư duy ngược, bạn đọc có thể tham khảo 5 đặc điểm nổi bật của lối tư duy này được ISSP liệt kê dưới đây:
1. Đưa ra 2 quan điểm đối lập nhau
Đưa ra 2 quan điểm đối lập nhau về một vấn đề là một trong những đặc điểm dễ nhận thấy nhất của tư duy ngược. Có nghĩa là bạn sẽ chỉ đưa ra 2 hướng nhìn nhận trái ngược nhau để bao quát vấn đề thay vì đưa ra nhiều quan điểm, chẳng hạn như:
- Quan điểm 1: Giảm nhân viên bán hàng
- Quan điểm 2: Tăng nhân viên bán hàng
>> Xem thêm: TOP 12+ kỹ năng ứng xử cho trẻ cha mẹ nên dạy bé từ khi còn nhỏ
2. Tạo cảm giác mơ hồ, không chắc chắn
Tư duy ngược sẽ khiến bạn có cảm giác mơ hồ, không chắc chắn khi phải đưa ra các quyết đinh quan trọng vì bạn luôn nhìn nhận vấn đề theo 2 khía cạnh đối lập nhau. Điều này sẽ thúc đẩy bạn tìm kiếm nhiều phương án để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất.
3. Phản ánh góc nhìn một cách khách quan
Tư duy ngược giúp bạn nhìn nhận vấn đề một các khách quan hơn. Chính vì vậy, những người biết vận dụng lối tư duy đảo ngược sẽ có thể đánh giá và phân tích vấn đề một cách công bằng, đúng đắn hơn.
>> Xem thêm: Phương Pháp Rèn Luyện Kỹ Năng Quan Sát cho Trẻ Mầm Non
4. Không chú trọng đến bối cảnh xung quanh
Khi vận dụng tư duy ngược bạn sẽ thường có xu hướng không quan tâm đến bối cảnh xung quanh vì chỉ tập trung vào 2 khía cạnh đối lập của vấn đề. Điều này có thể sẽ khiến bạn đưa ra phương án giải quyết chưa thực sự phù hợp với thực tế.
>> Tham khảo thêm:
- Phương pháp giúp trẻ phát triển trí thông minh thiên nhiên
- Cách phát triển trí thông minh không gian – thị giác cho trẻ
5. Dựa vào thói quen suy nghĩ
Khi sử dụng tư duy ngược bạn thường sẽ dựa vào thói quen suy nghĩ của bản thân, vì thế sẽ không đưa ra được những góc nhìn mới mẻ và bạn cũng sẽ ứng dụng phương pháp giải quyết tương tự cho các vấn đề khác nhau.
Bạn cần tìm hiểu và nắm vững những đặc điểm trên để phân biệt chính xác hơn về tư duy ngược theo nhiều cách tư duy khác nhau, từ đó áp dụng tư duy này một cách khoa học và hiệu quả nhất.
5 bước tư duy ngược hiệu quả
Rèn luyện tư duy ngược là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và luyện tập thường xuyên. Trẻ cần có thời gian để thích nghi với cách tiếp cận mới này và học cách phân tích vấn đề một cách logic và sáng tạo. Dưới đây là cách thức vận dụng mô hình tư duy ngược cho trẻ một cách hiệu quả mà phụ huynh có thể tham khảo:
- Bước 1: Đầu tiên, trẻ cần phải hiểu một cách rõ ràng và cụ thể về vấn đề mà mình đang gặp phải. Điều này giúp bé tập trung vào những khía cạnh cần cải thiện.
- Bước 2: Tập đảo ngược các vấn đề gặp phải bằng cách đặt câu hỏi. Thay vì làm thế nào để giải quyết, hãy hỏi rằng làm thế nào để không giải quyết. Đây có thể coi là bước quan trọng nhất trong lối tư duy ngược. Việc suy nghĩ từ góc độ ngược lại sẽ giúp bé tìm hiểu được cách khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn hoặc không được giải quyết.
- Bước 3: Trả lời câu hỏi vừa đặt ra ở bước 2. Bố mẹ hãy để bé suy nghĩ và liệt kê tất cả các hành động, thói quen hoặc yếu tố có thể khiến vấn đề không được giải quyết. Điều này giúp trẻ nhận diện các nguyên nhân chính gây ra khó khăn một cách dễ dàng hơn.
- Bước 4: Tập trung đánh giá các nguyên nhân khiến vấn đề chưa được giải quyết dựa trên câu trả lời. Sau khi liệt kê các nguyên nhân, bố mẹ hãy cùng bé xem xét và xác định những nguyên nhân chính gây tác động lớn nhất đến việc giải quyết vấn đề.
- Bước 5: Dựa trên các nguyên nhân đã xác định, hãy tìm cách loại bỏ hoặc khắc phục chúng. Từ đó giải quyết vấn đề bằng cách chọn ra giải pháp tối ưu nhất.
Cách rèn luyện và phát huy tư duy ngược cho trẻ
Có rất nhiều cách để rèn luyện và phát triển tư duy ngược cho trẻ hiệu quả mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng. Cụ thể:
- Cùng con đọc các loại sách phát triển tư duy ngược: Cha mẹ nên tìm kiếm và chọn lựa những cuốn sách dành cho trẻ em có nội dung khuyến khích tư duy sáng tạo và lối suy nghĩ khác biệt. Những cuốn sách này thường bao gồm các câu chuyện và bài học về việc giải quyết vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Từ đó giúp trẻ vừa hứng thú với việc đọc vừa hình thành kỹ năng tư duy ngược một cách tự nhiên.
- Đưa các dẫn chứng cụ thể về việc áp dụng thành công tư duy ngược: Cha mẹ có thể chia sẻ với con những ví dụ cụ thể về những người đã thành công nhờ áp dụng tư duy ngược. Chẳng hạn, kể cho con nghe về các nhà khoa học, nhà phát minh đã sử dụng lối suy nghĩ ngược để tìm ra các giải pháp sáng tạo đột phá. Thông qua những câu chuyện, trẻ sẽ hiểu rằng tư duy ngược không chỉ là một khái niệm trừu tượng mà còn là một phương pháp thực tế đã được chứng minh hiệu quả.
- Cùng con trò chuyện theo kiểu tư duy đối lập: Trong các buổi trò chuyện hàng ngày, cha mẹ có thể thực hành tư duy ngược cùng con bằng cách đặt ra những câu hỏi theo chiều ngược lại so với suy nghĩ thông thường để giúp bé rèn luyện khả năng tư duy ngược và thúc đẩy khả năng phản biện tốt hơn.
Bằng cách áp dụng các cách trên, phụ huynh hoàn toàn có thể giúp trẻ xây dựng được một nền tảng vững chắc cho việc phát triển lối tư duy ngược.
Những ví dụ về lối tư duy ngược
Sau đây là một số ví dụ về cách ứng dụng tư duy ngược trọng thực tế cuộc sống bạn có thể tham khảo:
Ví dụ 1: Giảm cân nặng bằng lối tư duy ngược
Khi thực hiện giảm cân, thay vì tập trung vào việc tuân thủ nghiệm ngặt chế độ ăn kiêng và tập luyện nhiều hơn, bạn có thể suy nghĩ đảo ngược lại theo hướng: “Làm như thế nào để tăng cân một cách nhanh chóng?”. Qua đó, bạn có thể biết được bản thân cần hạn chế ăn vặt, tránh xa những loại thực phẩm chứa nhiều calo và thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao.
Ví dụ 2: Giảm thiểu tối đa rủi ro trong đầu tư kinh doanh
Trong đầu tư kinh doanh, nhà đầu tư George Soros đã tập trung vào tìm cách để làm giảm thiểu rủi ro thay vì suy nghĩ phương pháp để tối đa hóa lợi nhuận. Thay vì đặt câu hỏi “Làm sao để kiếm được thật nhiều tiền?”, George Soros lại luôn đặt câu hỏi “Làm sao để mất tiền khi đầu tư vào hạng mục này?”. Đây chính là một trong những ví dụ nội bật nhất về nghệ thuật tư duy ngược trong kinh doanh.
Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)
Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là ngôi trường dành cho trẻ em từ 18 tháng đến 11 tuổi toạ lạc tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. ISSP luôn tự hào là một trong những trường mầm non và tiểu học quốc tế tại Việt Nam được công nhận bởi hai tổ chức kiểm định uy tín toàn cầu là CIS (Council of International Schools) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges). Trường Mầm non Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) là trường Tú Tài Quốc Tế IB dành cho trẻ mầm non và tiểu học. ISSP luôn chú trọng phát triển tư duy phản biện cho trẻ thông qua chương trình giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm. Với môi trường học tập chủ động cùng các hoạt động ngoại khóa phong phú, bé sẽ được tự do khám phá, đặt câu hỏi, thử nghiệm và tự đưa ra giải pháp, từ đó phát triển tư duy logic, sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề và rèn luyện sự tự tin. Để tìm hiểu chi tiết hơn về cơ sở vật chất cũng như chương trình giảng dạy của trường, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ với Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP thông qua email và số điện thoại dưới đây:
- Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788
- Email: admissions@issp.edu.vn
Nhìn chung, tư duy ngược là một phương pháp giáo dục độc đáo, giúp bé rèn luyện kỹ năng nhìn nhận vấn đề theo nhiều góc độ khác nhau, từ đó giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Hy vọng thông qua bài viết, ISSP đã mang đến những thông tin hữu ích để quý phụ huynh có được cái nhìn chính xác nhất về phương pháp giáo dục này, từ đó có thể giúp con phát triển tư duy một cách toàn diện.
>> Các bài viết cùng chủ đề:
- Cách cha mẹ giúp trẻ phát triển trí thông minh vận động
- Giúp trẻ tự tin giao tiếp bằng cách phát triển trí thông minh tương tác
- 10 Cách phát triển IQ cho trẻ em tốt nhất
- 99 câu đố vui cho trẻ mầm non phát triển IQ mỗi ngày
>> Nguồn tham khảo: https://www.innovationtraining.org/reverse-brainstorming-training/
Tags: Tăng cường trí thông minh cho trẻ, năng khiếu của trẻ, dạy trẻ kỹ năng hợp tác, phát triển toàn diện của trẻ em, trí thông minh logic toán học, trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh âm nhạc, phát triển não phải trẻ em
{
“@context”: “https://schema.org/”,
“@type”: “CreativeWorkSeries”,
“name”: “tư duy ngược”,
“aggregateRating”: {
“@type”: “AggregateRating”,
“ratingValue”: “4.9”,
“bestRating”: “5”,
“worstRating”: “1”,
“ratingCount”: “579”
}
}