Bước vào bậc tiểu học, trẻ cần phải làm quen với môi trường học tập mới và nhiều bạn bè mới. Vì vậy, ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu có sự thay đổi về tâm lý và nhận thức. Việc nắm bắt được đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học sẽ giúp nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tốt hơn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bậc phụ huynh và giáo viên cùng tham khảo bài viết dưới đây từ ISSP. Bố mẹ có thể đặt lịch tham quan Trường Mầm Non và Tiểu Học Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) tại TPHCM ngay hôm nay để trải nghiệm phương pháp giáo dục giúp học sinh tiểu học phát triển tâm lý toàn diện:
8 đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học phổ biến nhất
Nếu ở giai đoạn mầm non, trẻ hầu như chỉ hành động dựa trên cảm tính thì khi bước chân vào môi trường tiểu học, trẻ bắt đầu hình thành suy nghĩ, nhận thức cá nhân. Trẻ có sự hiếu động và tò mò về thế giới xung quanh, luôn cố gắng tìm hiểu về những điều mới lạ. Điều này cũng đánh dấu sự thay đổi trong tâm lý học sinh tiểu học.
Để giúp trẻ có nhận thức đúng đắn và phát triển một cách toàn diện, các bậc cha mẹ và giáo viên cần nắm rõ 8 đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học ở độ tuổi từ 6 – 11 tuổi, từ đó làm tiền đề cho việc lựa chọn phương pháp giáo dục trẻ phù hợp.
Thích tìm tòi về những điều mới mẻ
Giai đoạn tiểu học là giai đoạn trẻ dễ dàng tiếp thu những kiến thức và kỹ năng hoàn toàn mới. Lúc này, trẻ rất thích tìm tòi, học hỏi về mọi thứ xung quanh mình nhưng vẫn chưa thực sự hiểu rõ về bản chất sự vật, hiện tượng,… Vì vậy, đây là thời điểm phù hợp để bố mẹ, thầy cô có thể dạy cho trẻ kiến thức thực tiễn và kỹ năng mềm. Những điều mà trẻ học được trong giai đoạn này chính là tiền đề để trẻ trau dồi và hoàn thiện bản thân trong tương lai.
>>> Xem thêm:
- TOP 10 cách khơi gợi tinh thần ham học hỏi ở trẻ
- TOP 9+ cách tăng cường trí thông minh cho trẻ cha mẹ nên biết
Chưa có sự phát triển mạnh mẽ về tri giác
Trẻ ở độ tuổi tiểu học mặc dù đã hình thành suy nghĩ, nhận thức cá nhân nhưng vẫn còn rất vô tư, hồn nhiên, chưa thực sự hiểu được bản chất của sự vật, sự việc. Để trẻ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả, phụ huynh có thể đổi mới phương pháp giáo dục thay vì chỉ áp dụng cách dạy truyền thống. Dạy học thông qua hình ảnh, bài hát, video, lồng ghép kiến thức vào các câu chuyện, bài thơ… là những phương pháp dạy học thú vị mà bố mẹ, thầy cô có thể tham khảo và vận dụng. Những phương pháp này không chỉ khơi gợi sự hứng thú, tò mò ở trẻ nhỏ mà còn góp phần rèn luyện khả năng tư duy và quan sát, giúp trẻ phát triển tri giác tốt hơn.
>>> Đọc thêm:
- 10 cuốn sách hay cho trẻ 8 tuổi ý nghĩa, không nên bỏ qua
- Những cuốn sách hay cho trẻ 10 tuổi kinh điển, nên đọc nhất
Tính cách chưa ổn định
Trong quá trình tiếp xúc với bố mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh, tính cách của trẻ sẽ có những thay đổi nhất định. Sự thay đổi này phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, môi trường cụ thể, có trẻ rụt rè và hướng nội, cũng có nhiều trẻ mạnh dạn, hoạt bát, năng động,…
Ở độ tuổi từ 6 – 11 tuổi, trẻ chịu nhiều ảnh hưởng từ gia đình và trường học. Các bậc phụ huynh và giáo viên nên chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức cho trẻ trong giai đoạn này để trẻ biết cách xây dựng lối sống tích cực và lành mạnh trong tương lai.
>>> Tìm hiểu thêm:
- Sự tự tin là gì? 11+ cách giúp trẻ rèn luyện sự tự tin
- Lòng trắc ẩn là gì? Ý nghĩa của lòng trắc ẩn trong giáo dục trẻ
Hay bắt chước
Một trong những đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học phổ biến là bắt chước mọi thứ xung quanh, từ lời nói, hành động của người lớn cho đến các nhân vật trong phim. Thói quen này có thể ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ và thầy cô cần đặc biệt chú ý đến lối sinh hoạt hằng ngày của trẻ, không để trẻ tiếp xúc với những điều không lành mạnh và không phù hợp với lứa tuổi.
Thích được khen ngợi
Một lời khen ngợi dù là nhỏ nhất cũng có tác động tích cực đến tâm trạng của trẻ, giúp trẻ có thêm động lực để phấn đấu nhiều hơn. Điều này càng được thể hiện rõ rệt ở trẻ từ 6 – 11 tuổi. Ngoài ra, khen ngợi cũng chính là cách bố mẹ và thầy cô thể hiện sự quan tâm, niềm tự hào dành cho con trẻ. Vậy nên, phụ huynh nên nắm bắt đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học này và dành lời khen mỗi khi trẻ đạt điểm cao trong học tập, hoặc hoàn thành một công việc bất kỳ.
Tâm trạng thay đổi liên tục
Ở giai đoạn tiểu học, trẻ có xu hướng dễ thay đổi tâm trạng. Lý do là bởi trẻ chưa học được cách kiểm soát cảm xúc cá nhân, tâm lý chưa ổn định nên thường bộc lộ mọi cảm nhận, suy nghĩ của mình trước một vấn đề bất kỳ. Bố mẹ, thầy cô nên dành thời gian lắng nghe, trò chuyện với con trẻ để hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi ở trẻ, cũng như an ủi, chia sẻ và động viên trẻ nhỏ.
>>> Xem ngay: Phương pháp giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động hàng ngày
Ghen tỵ với bạn bè
Ghen tỵ với bạn bè, anh chị em cũng là một trong những đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học mà ba mẹ nên lưu tâm. Trẻ thường có xu hướng so sánh mình với người khác và cảm thấy không vui khi không có được những gì bạn bè, anh chị em sở hữu. Chẳng hạn như trẻ thường nhắc về món đồ chơi mới của bạn trong lớp. Cha mẹ nên nhớ rằng ghen tỵ không phải là một tính xấu mà là một đặc điểm tâm lý theo lứa tuổi. Do đó, phụ huynh nên kiên nhẫn phân tích, hướng dẫn trẻ biết trân trọng những gì mình đang có.
Tư duy và trí tưởng tượng trực quan
Ở độ tuổi này, trẻ chưa thể tự suy luận để tìm ra cách giải quyết vấn đề. Thay vào đó, trẻ sẽ dựa vào những kiến thức đã được học kết hợp với những mối liên hệ ngẫu nhiên trong thực tiễn. Trong quá trình học tập, trẻ được rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích vấn đề một cách bài bản, tạo tiền đề hình thành tư duy và khả năng suy luận nhạy bén ở trẻ.
Ngoài ra, trẻ ở lứa tuổi tiểu học còn có trí tưởng tượng cực kỳ phong phú và phát triển hơn so với giai đoạn mầm non. Càng lớn, trí tưởng tượng này càng giảm dần, trẻ bắt đầu có góc nhìn, suy nghĩ gần với thực tiễn, biết đánh giá vấn đề theo chiều hướng khách quan.
>>> Đọc thêm:
- Phương pháp phát triển khả năng tư duy hiệu quả cho trẻ, nên bắt đầu từ đâu?
- Tư duy logic là gì? 10 phương pháp rèn tư duy logic cho trẻ hiệu quả
- Tư duy tích cực là gì? 11 Cách rèn luyện tư duy tích cực cho trẻ
- Tư duy ngược là gì? Cách rèn luyện tư duy ngược cho trẻ
Những điều ba mẹ cần làm khi con ở độ tuổi tiểu học
Sau khi thấu hiểu các đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, phụ huynh có thể tham khảo một số lưu ý dưới đây để dễ dàng đồng hành cùng con trên hành trình phát triển toàn diện.
Cùng con tâm sự và chia sẻ về giới tính
Trẻ ở bậc tiểu học bắt đầu có sự thay đổi và phát triển về mặt tâm sinh lý, bởi đây là thời điểm trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn dậy thì. Lúc này, việc giáo dục giới tính cho con trẻ là điều cực kỳ quan trọng. Gia đình và nhà trường cần dạy cho trẻ cách bảo vệ bản thân, cũng như nhận thức được sự khác biệt về giới tính. Như vậy, trẻ có thể tránh được nguy cơ bị xâm hại.
>>> Xem ngay:
- Phương pháp giáo dục giới tính cho bé gái theo từng độ tuổi
- Giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học quốc tế
- Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non, tiểu học: Cha mẹ, thầy cô nên làm gì?
- Những kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ em cha mẹ cần dạy con
Thường xuyên trò chuyện với con
Dành thời gian trò chuyện cùng con trẻ cũng là một cách để cha mẹ thấu hiểu được những thay đổi về tâm lý học sinh tiểu học. Các bậc phụ huynh có thể chủ động hỏi han, chia sẻ cùng con những vấn đề về trường lớp, bạn bè, chuyện học tập,… Cách này sẽ giúp trẻ mở lòng nhiều hơn, không còn rụt rè và nhút nhát, đồng thời tạo nên sự gắn kết, tin tưởng giữa cha mẹ và con cái.
Tạo điều kiện và cơ hội cho con giao tiếp với bạn bè xung quanh
Đây là một cách giúp trẻ tiểu học trau dồi và hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân. Thông qua việc trò chuyện, giao lưu với nhiều bạn mới, trẻ dần trở nên tự tin, hoạt bát và năng động hơn, không còn ngại ngùng khi đứng trước đám đông.
>>> Tìm hiểu thêm:
- 11 bí quyết giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nói chuyện trước đám đông tự tin
- TOP 12+ kỹ năng ứng xử cho trẻ cha mẹ nên dạy bé từ khi còn nhỏ
Tạo thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh cho con
Xây dựng thói quen lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp học sinh tiểu học phát triển tâm lý, cảm xúc và hành vi tích cực. Cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ thông qua việc thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung rau xanh, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, khuyến khích trẻ vận động, tập luyện thể thao thường xuyên và rèn luyện tính tự lập bằng cách hướng dẫn trẻ thực hiện các công việc đơn giản, phù hợp với độ tuổi. Bên cạnh đó, việc đảm bảo trẻ ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày với giấc ngủ chất lượng và không bị gián đoạn cũng góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện.
Dạy con những kỹ năng cần thiết
Để trẻ phát triển toàn diện cả về trí tuệ và cảm xúc, các bậc phụ huynh nên chú trọng giáo dục cho trẻ những kỹ năng dưới đây:
- Kỹ năng làm việc nhóm: Trong quá trình học tập, trẻ sẽ phải tiếp xúc, trò chuyện và làm việc nhóm với bạn bè. Việc trau dồi kỹ năng này từ sớm sẽ giúp trẻ tiểu học biết cách hòa đồng với tập thể và chủ động trong tất cả mọi việc, đồng thời rèn luyện cho con trẻ khả năng lãnh đạo đội nhóm.
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc cá nhân: Trẻ ở lứa tuổi này luôn có những thay đổi thất thường về cảm xúc, tâm trạng. Nếu kiểm soát tốt trạng thái cảm xúc của mình, trẻ sẽ chín chắn và cẩn thận hơn trong mọi việc. Để vận dụng tốt kỹ năng này, phụ huynh cần đặt trẻ vào nhiều tình huống khác nhau và hướng dẫn cho trẻ cách xử lý tình huống sao cho phù hợp.
- Kỹ năng thuyết trình: Kỹ năng này sẽ gắn liền với trẻ trong suốt quá trình học tập. Để trẻ làm quen với thuyết trình, cha mẹ có thể chọn một số đề tài gần gũi, phù hợp với lứa tuổi của con (nhân vật hoạt hình, đồ chơi, con vật,…) và hướng dẫn trẻ trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình về đề tài đã cho. Nếu trẻ còn rụt rè khi đứng trước đám đông, phụ huynh có thể làm mẫu để trẻ bắt chước theo. Đừng quên dành những lời khen ngợi, động viên cho sự cố gắng của con trẻ để trẻ dần trở nên tự tin hơn.
>>> Bố mẹ có thể tìm hiểu thêm cách rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho trẻ:
Kỹ năng lắng nghe | Kỹ năng quan sát |
Kỹ năng lắng nghe | Kỹ năng đọc sách |
Kỹ năng tự phục vụ | Kỹ năng giải quyết vấn đề |
Kỹ năng thích nghi | Kỹ năng chào hỏi lễ phép |
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân |
Một số câu hỏi thường gặp về đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học thay đổi như thế nào từ lớp 1 lên lớp 5?
Tâm lý của học sinh tiểu học thay đổi đáng kể từ lớp 1 đến lớp 5. Học sinh lớp 1 còn bỡ ngỡ với môi trường mới, còn phụ thuộc nhiều vào phụ huynh và giáo viên. Đến lớp 2-3, trẻ bắt đầu phát triển tư duy logic, cảm xúc ổn định hơn nhưng vẫn nhạy cảm với lời khen, chê. Khi lên lớp 4-5, tư duy trẻ trở nên logic hơn, tự chủ và độc lập nhiều hơn trong học tập và cuộc sống.
Làm thế nào để xây dựng sự tự tin cho học sinh tiểu học?
Để giúp học sinh tiểu học xây dựng sự tự tin, phụ huynh và giáo viên cần tạo môi trường khuyến khích các em bộc lộ và phát huy thế mạnh của mình. Hãy động viên trẻ tham gia các hoạt động phù hợp với sở thích và năng khiếu, đồng thời dành lời khen ngợi và cổ vũ kịp thời để trẻ cảm nhận được giá trị bản thân. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn trẻ cách đối mặt với khó khăn, thất bại một cách tích cực và tránh so sánh trẻ với bạn bè, nhằm tôn trọng cảm xúc cá nhân và giúp trẻ phát triển một cách tự nhiên nhất.
Đồng hành cùng con trẻ trên chặng đường phát triển bản thân là một quá trình dài, đòi hỏi cha mẹ và thầy cô cần có sự kiên nhẫn, quan tâm và thấu hiểu. Trường ISSP hy vọng bài viết trên đã giúp quý phụ huynh hiểu hơn về những đặc điểm đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học để nuôi dạy con phát triển toàn diện.
Với phương châm lấy học sinh làm trung tâm, Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) luôn đề cao sự phát triển toàn diện của học sinh, cả về trí tuệ và tâm hồn. Chương trình giáo dục cân bằng tại ISSP giúp học sinh tiểu học trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết để thích nghi với thế giới đầy biến động. Cơ sở vật chất hiện đại tại ISSP là nền tảng vững chắc cho quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Thư viện với 18.000 đầu sách tiếng Anh phong phú, phòng học Âm nhạc, Mỹ thuật chuyên biệt, phòng thể thao đa chức năng, hồ bơi mầm non, sân chơi, sân bóng,… cùng Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ (Innovation Hub) bao gồm STEAM, Studio, Robotics và nhiều trang thiết bị hiện đại khác tạo điều kiện tối ưu cho học sinh phát triển toàn diện.
Tại ISSP, mỗi học sinh đều được tôn trọng, khích lệ và phát huy tối đa tiềm năng của bản thân. Môi trường giáo dục lấy học sinh làm trung tâm là kim chỉ nam cho mọi hoạt động tại trường, giúp các em tự tin, sáng tạo và sẵn sàng cho tương lai.
Để trải nghiệm thực tế về môi trường học tập và cơ sở vật chất tại trường, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ với Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP với email và số điện thoại dưới đây:
- Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788
- Email: admissions@issp.edu.vn
Tag: phương pháp Montessori, phương pháp Steiner, phương pháp Reggio Emilia, phương pháp học tập tích cực cho trẻ, phương pháp STEAM, phương pháp giúp trẻ vừa học vừa chơi, phương pháp Shichida, rèn tư duy logic cho trẻ, phương pháp dạy con thông minh, phương pháp Glenn Doman, phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm,…