Contents
- 1. Lĩnh vực phát triển thể chất của trẻ mầm non
- 2. Lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ mầm non
- 3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non
- 4. Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng cho trẻ mầm non
- 5. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non
- Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) giúp trẻ phát triển toàn diện
Giai đoạn mầm non là thời điểm lý tưởng để trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, kỹ năng lẫn tính cách. Các kiến thức được học ở giai đoạn này sẽ giúp trẻ hình thành nên các thói quen tốt và là nền tảng cho sự phát triển toàn diện cho trẻ sau này.
5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non bao gồm: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và thẩm mỹ. Để giúp trẻ phát triển toàn diện, cùng Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) tham khảo ngay 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non ở bài viết dưới đây nhé.
1. Lĩnh vực phát triển thể chất của trẻ mầm non
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non được coi là lĩnh vực quan trọng nhất trong 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non mà các bậc cha mẹ cần chú trọng. Việc nâng cao thể trạng sẽ giúp bé cao lớn, khỏe mạnh; cơ thể thêm cứng cáp, dẻo dai. Để phát triển thể chất cho trẻ, phụ huynh có thể thực hiện một số phương pháp sau đây:
- Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho các bữa ăn hàng ngày của trẻ. Ngoài ra, phụ huynh có thể bổ sung thêm một số loại vitamin, khoáng chất cần thiết để tăng thêm sức đề kháng cho con.
- Dành thời gian đưa con đến các trung tâm vui chơi hoặc công viên để con được chạy nhảy, leo trèo,… Phương pháp này vừa giúp cơ thể trẻ thêm cứng cáp vừa tạo cơ hội cho con làm quen với nhiều bạn mới.
- Mua tặng con một chiếc xe đạp trẻ em, giày patin trẻ em, ván trượt trẻ em, xe scooter… để tạo hứng thú cho con trong việc tham gia các trò chơi vận động cho trẻ mầm non.
- Cho con tham gia các khóa tập bơi hoặc các môn thể thao phát triển chiều cao phù hợp với lứa tuổi. Hoặc có thể sắm cho trẻ một hồ bơi mini bằng phao tại nhà.
Xem thêm:
- 31 trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non đơn giản, vui nhộn
- Cách cha mẹ giúp trẻ phát triển trí thông minh vận động
2. Lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ mầm non
Trẻ ở lứa tuổi mầm non sẽ bắt đầu có những nhận thức về mọi thứ diễn ra xung quanh mình. Do đó, các phụ huynh cần chú trọng và đưa ra các hướng dẫn cụ thể để trẻ dần thích nghi và có nhận thức sâu sắc hơn. Các bậc cha mẹ nên bắt đầu bằng cách giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ và phát triển khả năng tư duy qua các khía cạnh sau:
- Hướng dẫn trẻ nhận biết được các bộ phận trên cơ thể, các đồ vật trong nhà, các loại rau quả,…
- Giúp trẻ nhận biết các con số, chữ cái.
- Dạy trẻ về các hiện tượng thời tiết.
- Giúp trẻ nhận biết và phân biệt các loài động vật.
Xem thêm:
- Những phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non
- Sự tự tin là gì? 11+ cách giúp trẻ rèn luyện sự tự tin
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non
Ngoài việc phát triển vận động và nhận thức thì phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng là khía cạnh mà các bậc cha mẹ cần lưu tâm đến trong 5 lĩnh vực phát triển của trẻ. Trẻ phát triển trí thông minh ngôn ngữ tốt sẽ tăng khả năng hiểu biết, truyền đạt thông tin, giúp trẻ thêm tự tin khi giao tiếp. Mục tiêu của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đó là:
- Tăng sự tự tin cho trẻ khi giao tiếp với người đối diện hoặc khi nói chuyện trước đám đông.
- Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non, giúp trẻ có thể nói chuyện với người khác khi không có bố mẹ ở bên.
- Giúp trẻ nhận biết được sắc thái người đối diện khi giao tiếp.
- Trẻ biết cách bày tỏ cảm xúc qua lời nói.
Và để trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ mầm non, các bậc cha mẹ có thể bắt đầu hướng dẫn, rèn luyện cho trẻ với các hoạt động sau:
- Mua sách có nhiều hình ảnh, truyện tranh cho trẻ đọc hoặc đọc cho trẻ nghe.
- Cho trẻ tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa liên quan đến ngôn ngữ như các lớp văn nghệ, kịch nói… hoặc các buổi cắm trại giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, có nhiều cơ hội giao tiếp với bạn bè và những người xung quanh.
- Dạy trẻ tập vẽ, ca hát, nhảy múa,… tăng khả năng tư duy sáng tạo, từ đó hình thành năng khiếu cho trẻ.
- Cho trẻ xem các bộ phim hoạt hình phù hợp với lứa tuổi.
Xem thêm:
- Dạy trẻ phát triển đa ngôn ngữ có khó không?
- Phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ từ sớm giúp trẻ thông minh, sáng tạo
- Bí quyết dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non hiệu quả ba mẹ không nên bỏ qua
4. Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng cho trẻ mầm non
Phát triển tình cảm cho trẻ mầm non sẽ giúp con có những nhận thức sâu sắc về gia đình và các mối quan hệ trong xã hội. Đây là khía cạnh không thể thiếu trong 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non. Lĩnh vực này hướng đến một số mục tiêu sau:
- Tạo điều kiện cho trẻ thiết lập các mối quan hệ với người thân, gia đình và bạn bè.
- Giúp trẻ có thể bộc lộ các cảm xúc của bản thân nhằm phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ.
- Rèn luyện khả năng kiềm chế cảm xúc cho trẻ, giúp trẻ phát triển trí thông minh nội tâm.
- Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép, giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc cư xử đúng mực với mọi người và có hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
Để giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non, các bậc cha mẹ có thể thực hiện những phương pháp sau:
- Thường xuyên tiếp xúc gần gũi, trò chuyện với các bé hoặc khuyến khích bé trò chuyện, tiếp xúc với những người xung quanh. Việc này sẽ giúp các bé phát triển tư duy tích cực, tăng kỹ năng lắng nghe, có thêm niềm tin và sự gắn bó tình cảm gia đình, với thầy cô và bạn bè.
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện giúp trẻ hiểu được giá trị của lao động và hình thành ý thức giúp đỡ người khác, tạo sự gắn kết với những người xung quanh.
Xem thêm:
- Những tính cách khả năng của trẻ 5 tuổi ba mẹ nên biết
- Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy như thế nào?
5. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non
Lĩnh vực cuối cùng trong 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non đóng một vai trò cũng quan trọng không kém đó chính là phát triển thẩm mỹ. Việc phát triển tư duy về mặt thẩm mỹ sẽ giúp cho trẻ nhận biết được những điều hay, những điều tốt đẹp diễn ra trong cuộc sống xung quanh chúng. Các mục tiêu mà lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non hướng đến bao gồm:
- Giúp trẻ cảm nhận, lĩnh hội được vẻ đẹp trong các tác phẩm nghệ thuật, thể hiện được cảm xúc trước những cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống xung quanh.
- Mang lại niềm cảm hứng cho trẻ trong các hoạt động liên quan đến nghệ thuật (đàn, hát, múa, vẽ,…).Từ đó, đánh thức được đam mê và tiềm năng nghệ thuật ở trẻ, để phụ huynh tạo điều kiện cho con em mình theo đuổi và phát triển năng lực tư duy sáng tạo.
- Phát triển khả năng phán đoán, có những đánh giá sâu sắc về nghệ thuật và thẩm mỹ.
- Thể hiện được khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú khi tham gia vào các hoạt động liên quan đến nghệ thuật.
Để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non, phụ huynh có thể áp dụng những cách sau:
- Cho bé tiếp xúc với nhiều loại hình nghệ thuật hơn như vẽ tranh, kể chuyện, đóng kịch, múa hát, chơi các loại nhạc cụ phát triển trí thông minh âm nhạc, đọc thơ cho trẻ mầm mon.
- Dạy trẻ quan sát và cho trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường thiên nhiên, vì bản thân môi trường thiên đã có sẵn những vẻ đẹp và vô vàn điều mới lạ. Đó sẽ là nguồn cảm hứng tuyệt vời giúp trẻ phát triển thẩm mỹ.
Xem thêm:
- Lợi ích của việc phụ huynh cho con học các môn nghệ thuật
- Cách phát triển trí thông minh không gian – thị giác cho trẻ
Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) giúp trẻ phát triển toàn diện
Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là trường quốc tế dành cho trẻ ở độ tuổi từ 18 tháng đến 11 tuổi ở khu vực Bình Thạnh, TP.HCM, Việt Nam. Trực thuộc tập đoàn giáo dục quốc tế lâu đời Cognita với hơn 85 trường thành viên trên toàn thế giới, trường ISSP tự hào là trường mầm non quốc tế và trường tiểu học quốc tế đầu tiên tại TP.HCM được chứng nhận toàn diện bởi 2 tổ chức kiểm định giáo dục uy tín quốc tế là CIS (Council of International School) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges). Từ năm 2023, trường ISSP được tổ chức Tú tài quốc tế (IBO) chính thức cấp phép giảng dạy chương trình Tú tài quốc tế bậc tiểu học (IB PYP) – một trong những chương trình học thuật chất lượng cao được công nhận trên toàn thế giới.
Quý phụ huynh có thể tìm hiểu thêm về phương pháp học và chương trình học của trẻ tại ISSP qua Chương Trình Mầm Non
Đội ngũ giáo viên quốc tế tại trường ISSP không những được đào tạo sâu về chuyên môn giảng dạy mà mỗi một người còn có tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết và đam mê với nghề. Họ sẽ là những người đồng hành và hướng dẫn cho trẻ trong suốt quãng thời gian học tập tại ISSP. Ngoài ra, trẻ mầm non theo học tại Trường Quốc Tế Saigon Pearl sẽ được giảng dạy theo triết lý Reggio Emilia, lấy trẻ em làm trung tâm. Đây là triết lý giáo dục giúp trẻ làm học được nhiều kiến thức và kỹ năng khác nhau như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng kết nối với bạn bè, thầy cô, tự tìm hiểu và khám phá môi trường xung quanh… Từ đó, giúp cho trẻ phát triển theo một cách toàn diện ở cả 5 lĩnh vực.
Phụ huynh có thể liên hệ đến Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP để được tư vấn cũng như sắp xếp, đặt lịch tham quan trường qua 2 cách như bên dưới:
- Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788
- Email: admissions@issp.edu.vn
Trên đây là những thông tin liên quan đến 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non. Trường ISSP hy vọng sau khi đọc xong bài viết, phụ huynh sẽ biết thêm được nhiều thông tin hữu ích về nội dung giáo dục trẻ mầm non theo các lĩnh vực phát triển để áp dụng trong quá trình nuôi dạy con trẻ được hiệu quả hơn.
>> XEM THÊM:
- Thế Nào Là Phát Triển Toàn Diện Của Trẻ Em?
- Top 18 kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết giáo dục từ sớm
- Dạy 10 kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi tự lập từ nhỏ
- TOP 10 cách dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non trong mọi tình huống
- Bé làm quen với tiếng Anh – bố mẹ nên cho con học từ sớm
Tags: Tăng cường trí thông minh cho trẻ, dạy trẻ kỹ năng hợp tác, trí thông minh logic toán học, trí thông minh ngôn ngữ, phát triển não phải trẻ em, phương pháp Reggio Emilia, Montessori là gì, phương pháp dạy học tích cực, phương pháp Steiner, phương pháp Montessori, phương pháp giáo dục trẻ mầm non, phương pháp STEAM, phương pháp Shichida, phương pháp Glenn Doman