Fraud Blocker Tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non từ 1-5 tuổi
Zalo OA icon
Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non
December 24, 2024

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non từ 1-3 tuổi và 3-5 tuổi

Chế độ ăn uống trong những năm tháng đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Do đó, việc xây dựng thực đơn theo tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non là cần thiết để chúng phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ. Hãy để Trường Quốc Tế Saigon Pearl “mách” các mẹ những thực đơn vô cùng khoa học trong bài viết dưới đây!

Tìm hiểu tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non là gì?

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non là mô hình cung cấp thông tin về các nhóm thực phẩm nên và không nên sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ từ 1 đến 5 tuổi. Dựa vào tháp dinh dưỡng này, bố mẹ có thể xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất để hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho trẻ cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Tháp dinh dưỡng cũng giúp bố mẹ dễ dàng lựa chọn được thực phẩm phù hợp hơn với nhu cầu và sự phát triển của trẻ, từ đó khuyến khích trẻ hình thành thói quen ăn uống đa dạng. Bên cạnh đó, tháp dinh dưỡng cũng chỉ ra các loại thực phẩm cần hạn chế để giúp kiểm soát lượng thực phẩm tiêu thụ, bảo đảm chế độ dinh dưỡng cung cấp cho trẻ luôn trong trạng thái cân bằng hiệu quả.

tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Việc ăn uống theo tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non sẽ giúp đảm bảo sức khỏe

Ý nghĩa của tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Trước khi đi sâu hơn vào cách xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non phù hợp, chúng ta cần nhận thức rõ ý nghĩa của mô hình này đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ thông qua từng tầng, cụ thể:

Tầng 1: Nước

Trẻ em ở độ tuổi mầm non có nhu cầu bổ sung nước nhiều hơn so với những nhóm tuổi khác. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, mỗi ngày trẻ cần uống khoảng 1,3 lít nước, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng bức. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lượng nước này không chỉ tính riêng nước lọc mà còn bao gồm sữa, nước ép trái cây và các loại đồ uống khác.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Nước là nguồn bổ trợ cực kỳ quan trọng đối với dinh dưỡng của trẻ mầm non

Tầng 2: Ngũ cốc và tinh bột

Ngũ cốc và tinh bột là nhóm thực phẩm đứng thứ hai trong tháp dinh dưỡng. Nhóm thực phẩm này có khả năng cung cấp nguồn năng lượng chính cho trẻ và hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng phục vụ cho các hoạt động thể chất của trẻ tốt hơn.

Mỗi ngày, trẻ mầm non cần tiêu thụ từ 5 đến 6 đơn vị ngũ cốc, trong đó 1 đơn vị tương đương với khoảng nửa chén cơm hoặc một ổ bánh mì. Trong các loại thực phẩm chứa ngũ cốc, cha mẹ cũng nên ưu tiên cho trẻ ăn các món như cơm, phở, bánh mì, vì những món ăn này không chỉ cung cấp nhiều tinh bột mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng khác.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non luôn có ngũ cốc và tinh bột

Tầng 3: Rau củ quả

Nhóm thực phẩm xếp thứ ba trong tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non là rau củ quả. Mỗi ngày, trẻ cần khoảng 4 đơn vị rau quả với mỗi loại chiếm 2 đơn vị và mỗi đơn vị tương đương khoảng 80g trái cây hoặc rau củ.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm nont
Dinh dưỡng đến từ rau củ quả sẽ giúp trẻ luôn tràn đầy sức sống

Tầng 4: Chất đạm (Protein)

Nhóm chất đạm ở tầng 4 bao gồm đạm động vật và đạm thực vật, trong đó đạm thực vật được đánh giá tốt hơn cho sức khỏe. Chất đạm rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ. Mỗi ngày, trẻ mầm non cần khoảng 3,5 đơn vị đạm (tương đương 30 – 35g thịt lợn). Mặc dù đạm thực vật mang lại nhiều lợi ích, nhưng đảm bảo được cho trẻ tiêu thụ cả hai loại đạm một cách hợp lý sẽ là thực đơn tốt nhất.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Chất đạm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ

Tầng 5: Sữa và chế phẩm từ sữa

Dựa trên nghiên cứu về tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non, mỗi ngày trẻ cần được bổ sung 4 đơn vị sữa để hỗ trợ tăng trưởng. Mỗi đơn vị sữa tương đương với khoảng 100ml sữa bột pha với nước hoặc 100g sữa chua.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Các sản phẩm liên quan đến sữa sẽ hỗ trợ khả năng tăng trưởng

 

Tầng 6: Dầu mỡ

Chất béo cũng là nhóm thực phẩm cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Mỗi ngày, trẻ nên tiêu thụ khoảng 25g dầu ăn hoặc 30g bơ, có thể sử dụng dầu cá hồi để bổ sung thêm dưỡng chất và tăng cường sức khỏe.

tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Chất béo từ dầu mỡ giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ

Tầng 7: Đường, muối

Ở đỉnh của tháp dinh dưỡng, đường và muối là hai nhóm thực phẩm được ưu tiên ít nhất. Điều này có nghĩa là trẻ vẫn cần tiêu thụ đường và muối, nhưng ở mức rất hạn chế. Cụ thể, trẻ mầm non chỉ nên tiêu thụ dưới 3g muối, ít hơn 3 đơn vị đường mỗi ngày, tương đương với dưới 15g đường. Đối với muối, ba mẹ có thể lựa chọn muối i-ốt, vì đây là nguồn cung cấp i-ốt quan trọng cho cơ thể trẻ.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Đường và muối là thành phần không thể thiếu trong tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

 

Hướng dẫn xây dựng thực đơn cân đối theo tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bố mẹ có thể xây dựng một thực đơn phù hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Nguyên tắc thiết lập

Để thiết lập được chế độ ăn uống phù hợp, mẹ cần nên thực hiện đủ các nguyên tắc sau:

Cung cấp đủ các năng lượng cần thiết

Việc cung cấp đầy đủ và đa dạng các nhóm chất thiết yếu như tinh bột, chất xơ, đạm, béo, vitamin và khoáng chất là rất quan trọng nhằm đảm bảo rằng trẻ sẽ luôn có đủ năng lượng cho những hoạt động hàng ngày. Cụ thể, trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi cần khoảng 1.230 đến 1.320 kcal mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm nonthá
Bữa ăn của trẻ phải cung cấp đủ các dinh dưỡng quan cần thiết

Lựa chọn đa dạng thực phẩm

Cha mẹ nên đa dạng hóa các loại thực phẩm trong từng nhóm dinh dưỡng để giúp trẻ có khẩu vị phong phú, hấp dẫn hơn và đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ mỗi ngày. Điều này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cũng như có thể phát triển một cách toàn diện nhất.

Linh hoạt theo mùa và khẩu vị của bé

Để trẻ cảm thấy hứng thú với việc ăn uống, cha mẹ nên xây dựng thực đơn phù hợp với sở thích của trẻ hoặc theo màu sắc mà trẻ yêu thích. Ngoài ra, lựa chọn rau quả và trái cây theo mùa cũng giúp bữa ăn của trẻ trở nên hấp dẫn hơn, đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao.

Sử dụng thực phẩm sạch, an toàn

Bên cạnh việc đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng theo tháp dinh dưỡng, ba mẹ cũng cần đặc biệt chú ý đến vấn đề an toàn thực phẩm. Hãy tránh chọn những thực phẩm đã ôi thiu hoặc chứa hóa chất độc hại để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ tốt nhất.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Đồ ăn của trẻ nên được đảm bảo với thực phẩm sạch và an toàn

Chú ý các thực phẩm gây dị ứng cho bé

Một số trẻ có thể bị dị ứng với các loại thực phẩm như sữa, trứng, các loại hạt,… Vì vậy, khi có ý định cho trẻ thử một loại thực phẩm mới, bố mẹ cần theo dõi kỹ các phản ứng của trẻ để kịp thời ngừng sử dụng. Nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng thì hãy nhanh chóng đưa để bác sĩ.

Gợi ý thực đơn phù hợp

Những bố mẹ nào chưa có kinh nghiệm trong việc xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non thì có thể tham khảo bên dưới:

Dành cho trẻ từ 1 – 3 tuổi

Để xây dựng thực đơn khoa học theo tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm thiết yếu nhằm hỗ trợ sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Mẹ có thể thực hiện theo gợi ý sau:

  • Bữa sáng: Cháo gạo lứt với thịt gà và rau củ
  • Bữa phụ: Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa trưa: Cơm nhão với cá hồi hấp và canh rau ngót
  • Bữa phụ: Sữa chua hoặc trái cây nghiền
  • Bữa tối: Cháo tôm xay với bí đỏ

Dành cho trẻ từ 3 – 5 tuổi

Đối với các bé từ 3 – 5 tuổi, mẹ có thể tham khảo theo thực đơn sau đây:

  • Bữa sáng: 1 tô cháo với rau củ và 1 cốc sữa tươi
  • Bữa phụ: Trái cây tươi hoặc sữa chua
  • Bữa trưa: 1 chén cơm (150g) với cá kho, canh rau cải nấu thịt bằm và cam hoặc quýt
  • Bữa xế chiều: Hoa quả theo nhu cầu
  • Bữa tối: 1 chén cơm với gà kho, canh bí nấu tôm và 1 trái chuối.

Nếu gần đến giờ đi ngủ, bé vẫn còn cảm thấy đói bụng, mẹ có thể cho bé uống một cốc sữa là đủ chất cho 1 ngày.

Có thể thấy rằng, việc hiểu rõ về các tầng của tháp dinh dưỡng chính là chìa khóa để xây dựng thực đơn cân bằng, giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí não. Thông qua bài viết, ISSP hy vọng đã cung cấp cho ba mẹ cái nhìn toàn diện về tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Chúc ba mẹ luôn vững bước trên hành trình nuôi dạy con khỏe mạnh!